Sau bao lâu nên đi xét nghiệm hiv

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

Liên hệ để được bác sĩ tư vấn theo số 1900 1246

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Các xét nghiệm phơi nhiễm HIV có những loại nào?

Các xét nghiệm HIV nói chung gồm hai loại: Loại thứ nhất nhằm tìm ra kháng thể kháng HIV, loại thứ hai nhằm tìm ra chính con virus HIV hoặc các mảnh cấu tạo nên nó.

Trong tầm soát và chẩn đoán HIV, thông thường người ta sử dụng loại xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV trong máu, bao gồm cả test nhanh, Elisa, Western Blot… Xét nghiệm PCR nhằm tìm ra bản thân virus HIV thường chỉ áp dụng trong chẩn đoán nhiễm HIV sớm cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

Để biết những trường hợp phơi nhiễm HIV, bạn có thể xem tại bài viết Bị phơi nhiễm HIV là gì.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

[Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19]

_____________________________

Cần xét nghiệm HIV sau khi phơi nhiễm hoặc có hành vi có nguy cơ cao

2. Xét nghiệm sau 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và 6 tháng có chính xác không?

Tùy vào loại xét nghiệm mà thời gian để có kết quả chính xác cũng khác nhau.

Thông thường. người ta sử dụng xét nghiệm tìm kháng thể để sàng lọc và chẩn đoán HIV. Máy móc có thể nhận biết kháng thể kháng virus từ sau 3 tuần bị nhiễm, nhưng để xét nghiệm này có kết quả chính xác nhất phải sau ít nhất 3 tháng. Bản chất của những xét nghiệm này là tìm kháng thể kháng virus HIV nên đòi hỏi cơ thể phải có thời gian đủ để sản sinh kháng thể - khoảng thời gian này gọi là “thời kỳ cửa sổ”, được tính khoảng từ 3 - 6 tháng. Theo khuyến cáo, những người có hành vi có nguy cơ cao hoặc phơi nhiễm nên xét nghiệm vào các khoảng thời gian sau:

- Lần 1: Sau 3 tháng từ khi có hành vi có nguy cơ cao hoặc phơi nhiễm - ví dụ như quan hệ tình dục không an toàn, dẫm phải kim tiêm có chứa máu của người nhiễm HIV. Trong khoảng thời gian này bệnh nhân vẫn có thể dùng các loại thuốc kháng virus dự phòng phơi nhiễm.

- Lần 2: Sau 3 tháng tiếp theo.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

[Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19]

_____________________________

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đặc biệt là cơ thể đã nhiễm virus HIV nhưng các kháng thể vẫn chưa được sản sinh hoặc lượng kháng thể sinh ra quá nhỏ nên xét nghiệm không xác định được mầm bệnh hoặc cho là không có bệnh.

Thông thường, “thời kỳ cửa sổ” kéo dài từ 3 - 4 tháng. Tuy nhiên, cũng có 1 số trường hợp kéo dài hơn nhưng không quá 6 tháng. Hiện nay, đa số sau 3 tháng mà các xét nghiệm cho kết quả âm tính có thể yên tâm rằng không mắc virus HIV.

- Với trẻ sơ sinh nghi ngờ bị di truyền do mẹ thì chỉ có thể xác định chính xác sau khi bé đủ 18 tháng tuổi – tức 1 năm rưỡi. Vậy nên  ở những trường hợp này, người ta sẽ làm xét nghiệm PCR tìm chính con virus.

Thời gian để cho giá trị xét nghiệm trở nên chính xác là vào khoảng 3 – 6 tháng bởi vì lúc này cơ thể người bệnh mới sản sinh ra các kháng thể để chống lại virut HIV, và thực chất hầu hết các loại xét nghiệm không phải tìm ra virus HIV mà là đi tìm kháng thể chống virus HIV.

- Trong thời gian 22 ngày kể từ sau khi có hành vi nguy cơ cao hoặc phơi nhiễm [tức là khoảng 3 tuần sau], bạn có thể thực hiện xét nghiệm máu HIV Ag/Ab để phát hiện ra cả kháng thể lẫn con virus... một cách khá chính xác.

- Trong khoảng thời gian 3 tháng [12 tuần] sau khi có hành vi nguy cơ cao hoặc phơi nhiễm - thực hiện thêm xét nghiệm HIV/Anti HIV cho phép phát hiện kháng thể virus HIV một cách chính xác tuyệt đối [sau khi đã thực hiện xét nghiệm máu HIV Ag/ab combo]. Nếu cho kết quả âm tính thì khả năng không lây nhiễm rất cao và chắc chắn.

- Trong khoảng thời gian 6 tháng [24 tuần], cần thực hiện tiếp xét nghiệm lần cuối để xác định chính xác khả năng nhiễm virus.

Dù thời gian xét nghiệm chính xác nhất là từ 3-6 tháng nhưng do tính chất nguy hiểm cũng như thời gian ủ bệnh HIV kéo dài, ngành y tế luôn khuyến cáo bệnh nhân đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt, chứ không chờ đủ “thời gian cửa sổ”. Hãy đến các cơ sở xét nghiệm HIV uy tín nhất để được chuẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị hiệu quả từ các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm trên 20 năm kinh nghiệm. Liên hệ đến số tổng đài 1900 1246 để được tư vấn miễn phí

Hỗ trợ điều trị HIV hiệu quả

Bạn/người thân nếu có tiếp xúc với Hiv [nghi ngờ nhiễm Hiv], hoặc đã được điều trị Hiv cần lời khuyên phương án điều trị hiệu quả, nên tìm các cơ sở y tế có các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc được đào tạo về HIV. Sau đây là cách thức để bạn có thể đánh giá được chất lượng của cơ sở y tế và bác sĩ điều trị cho bạn:


1- Bạn hãy liên lạc đến số điện thoại cơ sở y tế để tư vấn: Hãy đánh giá chất lượng nhiệt tình và kiến thức của người tư vấn cho bạn qua điện thoại [ cơ sở y tế không nhiệt tình, hoặc hàm lượng kiến thức cho bạn ít dẫn đến chất lượng chăm sóc trong quá trình điều trị hoặc sau điều trị không tốt]


2- Đến trực tiếp cơ sở y tế: Ngoài việc tư vấn qua điện thoại, đến trực tiếp sẽ giúp bạn được nhiều hơn như: gặp trực tiếp tư vấn viên và bác sĩ tại cơ sở y tế. Tại cơ sở y tế bạn hãy hỏi rõ thêm:- Các xét nghiệm HIV được làm [Test kháng nguyên, kháng thể, PCR, CD4, kháng thuốc, tải lượng HIV...]: Việc am hiểu xét nghiệm sẽ đánh giá được mức độ tình trạng của bạn hiện tại rõ ràng và khoa học.

- Thuốc điều trị: Dựa vào xét nghiệm, bạn được tư vấn các loại thuốc phù hợp [Nhạy cảm với thành phần của thuốc nào? bạn có đang bị các vấn đề gan thận không? có bị trầm cảm/stress không?...], cơ sở y tế càng có nhiều loại thuốc sẽ có càng nhiều phương án điều trị hiệu quả cho bạn.


3- Theo dõi trong quá trình điều trị: hiện tại việc theo dõi điều trị tại các bệnh viện theo dõi bằng hình thức đến đăng kí khám lại, theo dõi hồ sơ dựa trên sổ khám bệnh. Hãy chọn đơn vị y tế có thể hỗ trợ bạn bằng hình thức sau: qua điện thoại, qua zalo, và đến trực tiếp [không chờ đợi, không phải đăng kí quá phức tạp]. Tác dụng phụ hay gặp phải: Đa số thuốc điều trị HIV có nhiều tác dụng phụ do vậy việc theo dõi rất quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng điều trị của bạn. Dựa vào triệu chứng, kết quả xét nghiệm, thời gian sử dụng thuốc... tóm lại, THEO DÕI ĐIỀU TRỊ RẤT QUAN TRỌNG
- Bác sĩ chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc được đào tạo về HIV sẽ có chuyên môn tốt để khám, chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn giúp bạn TIẾT KIỆM CHI PHÍ, điều trị hiệu quả. Ngoài ra, đơn vị y tế nếu có thêm các chuyên khoa khác cũng có thể giúp nhiều cho bạn vì đi kèm Hiv thường thêm các vấn đề về: Da liễu, Nam Khoa, Tiết niệu, tiêu hoá.


4- Bảo mật thông tin: Vì bệnh HIV khá nhạy cảm trong xã hội hãy hỏi rõ việc bảo mật thông tin cho bạn được tiến hành thế nào?

_____________________________

   HELLO DOCTOR-MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          ĐẶT KHÁM & TƯ VẤN: 19001246

_____________________________


Hello Doctor là nơi qui tụ nhiều bác sĩ chuyên khoa giỏi, có đội ngũ quản lí nhiều kinh nghiệm, áp dụng công nghệ hiện đại giúp việc chăm sóc theo dõi điều trị hiệu quả, các hãng dược lớn thường cung cấp thông tin mới nhất về thuốc mới, độ an toàn, chất lượng cao.

Chia sẻ bệnh nhân 

- 19/03/2019- Giấu tên: 6 tháng trước có đi bóc bánh trả tiền, gọi gà một lần bị rách bao. Sợ bị nhiễm HIV muốn đi khám nhưng lại sợ bị người khác biết. Cuối cùng thì được bác sĩ ở đây cam kết không hỏi thông tin tới khám và xét nghiệm lúc nhờ tư vấn nên cảm thấy bớt lo. Rất cảm ơn.- 07/03/2018- Trần Thị Hằng: Tôi đã rất lo lắng cho em mình vì nó đã quan hệ tình dục với một người có nhiều khả năng bị nhiễm HIV. Nhưng sau khi đi xét nghiệm thì âm tính. Các bác sĩ đã giúp tôi và em bình tĩnh lại trong thời gian chờ kết quả, cảm ơn các bác sĩ rất nhiều

-27/03/2019 - Lâm: Bác sĩ Dương rất tận tâm với Nghề. Gia đình tôi mang ơn bs Dương đã điều trị cho cháu nhà tôi 10 năm nay.

Lời khuyên của chuyên gia về điều trị HIV

- Bác sĩ Quân-Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới: " Điều trị HIV cần được đánh giá dựa trên xét nghiệm, sử dụng thuốc và theo dõi liên tục tránh bị nhiễm trùng cơ hội"- Bác sĩ Dương- Phó cục trưởng cục HIV: " Tuân thủ nghiêm ngặt đơn thuốc của bác sĩ là bí quyết giúp bệnh HIV không bị lây nhiễm cho người khác, giúp bệnh nhân sống khoẻ lâu dài"

- Bác sĩ Việt- bệnh viện Trưng Vương: " Bệnh HIV hiện nay không còn là một vấn nạn xã hội so với các bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh tự miễn... HIV nhẹ nhàng hơn rất nhiều"


Bao cao su là một phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa lây truyền HIV khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nhiều người lại không sử dụng bao cao su hoặc sử dụng không đúng cách. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền HIV và các bệnh lây qua đường tình dục [STD] khác.

Nếu bạn nghi ngờ mình đã bị phơi nhiễm với HIV do quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su hoặc do bao cao su bị rách thì cần đến ngay cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Bạn sẽ được cấp thuốc điều trị dự phòng để giảm nguy cơ nhiễm HIV nhưng thuốc này chỉ có tác dụng khi dùng trong vòng 72 tiếng kể từ thời điểm phơi nhiễm. Bạn cũng nên đến bệnh viện để được tư vấn làm xét nghiệm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục khác.

Không có phương pháp xét nghiệm HIV nào có thể phát hiện chính xác virus này trong cơ thể ngay sau khi phơi nhiễm. Trong xét nghiệm HIV có một giai đoạn được gọi là “thời kỳ cửa sổ”. Đây là khoảng thời gian kể từ thời điểm bị nhiễm HIV cho đến khi xét nghiệm phát hiện được virus trong cơ thể và cho kết quả dương tính.

Đọc tiếp để tìm hiểu thêm về thời điểm nên làm xét nghiệm HIV sau khi phơi nhiễm, điều trị dự phòng, các phương pháp xét nghiệm chính và nguy cơ lây truyền HIV của các hình thức quan hệ tình dục khác nhau.

Khi nào có thể làm xét nghiệm HIV sau khi phơi nhiễm?

Thời kỳ cửa sổ là khoảng thời gian từ lúc bị nhiễm HIV lần đầu tiên cho đến khi xét nghiệm phát hiện được virus.

Nếu làm xét nghiệm HIV ngay trong giai đoạn này thì kết quả thường sẽ là âm tính dù người đó đã thực sự bị nhiễm HIV [âm tính giả]. Thời kỳ cửa sổ có thể kéo dài từ 10 ngày đến 3 tháng, tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người và loại xét nghiệm được sử dụng.

Dù xét nghiệm không phát hiện được nhưng HIV vẫn có thể lây truyền sang người khác trong thời kỳ cửa sổ. Trên thực tế, nguy cơ lây truyền thậm chí còn cao hơn bình thường vì lúc này cơ thể đang có rất nhiều virus.

Dưới đây là các phương pháp xét nghiệm HIV khác nhau và thời kỳ cửa sổ của từng phương pháp.

Xét nghiệm kháng thể

Phương pháp xét nghiệm này đo nồng độ các kháng thể kháng HIV. Có thể phải sau đến 3 tháng kể từ khi bị nhiễm HIV thì cơ thể mới sản sinh ra đủ lượng kháng thể để xét nghiệm phát hiện được. Trong hầu hết các trường hợp, lượng kháng thể sẽ đủ để xét nghiệm cho kết quả dương tính trong vòng 3 đến 12 tuần sau khi nhiễm HIV. Sau 12 tuần đến 3 tháng, 97% trường hợp sẽ có kết quả xét nghiệm kháng thể chính xác.

Nếu làm xét nghiệm sau 4 tuần thì kết quả có thể cũng chính xác nhưng tốt nhất là nên xét nghiệm lại sau 3 tháng để xác nhận.

Xét nghiệm kháng thể/kháng nguyên

Phương pháp xét nghiệm kháng nguyên/kháng thể còn được gọi là xét nghiệm HIV combo Ag/Ab hay xét nghiệm thế hệ thứ tư. Phương pháp xét nghiệm này đo cả nồng độ kháng thể và kháng nguyên p24. Kháng nguyên này có thể được phát hiện ngay sau 2 tuần kể từ thời điểm phơi nhiễm.

Nói chung, cơ thể thường sẽ sản xuất đủ lượng kháng nguyên và kháng thể để xét nghiệm có thể phát hiện sau khi phơi nhiễm từ 2 đến 6 tuần. Nếu làm xét nghiệm sau 2 tuần và có kết quả âm tính nhưng vẫn nghi ngờ đã phơi nhiễm với HIV thì sẽ cần làm một xét nghiệm khác sau 1 đến 2 tuần vì xét nghiệm kháng nguyên/kháng thể có thể cho kết quả âm tính giả trong giai đoạn đầu mới nhiễm bệnh.

Xét nghiệm axit nucleic

Xét nghiệm axit nucleic [NAT] đo lượng virus trong mẫu máu và sẽ cho kết quả dương tính/âm tính hoặc số lượng virus.

Phương pháp xét nghiệm này có chi phí cao hơn các phương pháp xét nghiệm HIV khác nên bác sĩ thường chỉ yêu cầu tiến hành trong những trường hợp có khả năng cao đã phơi nhiễm với HIV hoặc nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc không xác định được.

Thông thường, xét nghiệm axit nucleic cho kết quả dương tính chính xác sau từ 1 đến 2 tuần kể từ thời điểm có khả năng phơi nhiễm với HIV.

Bộ dụng cụ xét nghiệm tại nhà

Các bộ dụng cụ xét nghiệm HIV tại nhà như OraQuick phát hiện kháng thể kháng HIV bên trong mẫu dịch miệng [nước bọt]. Theo nhà sản xuất, thời gian để OraQuick cho kết quả chính xác là sau 3 tháng kể từ khi phơi nhiễm.

Cần lưu ý, nếu bạn cho rằng mình đã bị phơi nhiễm với HIV thì nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Bất kể là thực hiện phương pháp xét nghiệm nào trong thời gian này thì cũng nên đi xét nghiệm lại sau khi kết thúc thời kỳ cửa sổ để xác nhận chắc chắn. Những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nên làm xét nghiệm định kỳ 3 tháng một lần.

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm

Nếu bạn nghi ngờ mình đã tiếp xúc với HIV thì hãy đến ngay cơ sở y tế trong vòng 72 giờ. Bạn sẽ được cấp thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm [PEP] để làm giảm nguy cơ bị nhiễm HIV. PEP là thuốc kháng virus được uống 1 hoặc 2 lần mỗi ngày trong khoảng thời gian 28 ngày liên tục.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh [CDC], hiệu quả của PEP sẽ ở mức rất thấp hoặc hoàn toàn không có tác dụng nếu bắt đầu ngoài 72 tiếng sau phơi nhiễm.

Nguy cơ lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục không dùng bao cao su

Khi quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su, HIV trong chất dịch cơ thể của người bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể của người kia qua lớp niêm mạc ở dương vật, âm đạo và hậu môn. Trong một số trường hợp, HIV còn có thể lây truyền qua vết xước hoặc vết loét bên trong miệng khi quan hệ tình dục bằng miệng.

Trong tất cả các hình thức quan hệ tình dục, quan hệ đường hậu môn là hình thức dễ lấy truyền HIV nhất. Nguyên nhân là do lớp niêm mạc của hậu môn rất mỏng manh và dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho HIV xâm nhập. Người được thâm nhập hay “người nhận” [receptive] khi quan hệ tình dục đường hậu môn sẽ có nguy cơ bị nhiễm HIV cao hơn so với người thâm nhập hay “người cho” [insertive].

HIV cũng có thể lây truyền khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, mặc dù niêm mạc âm đạo không dễ bị rách như niêm mạc hậu môn.

Nguy cơ lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục bằng miệng mà không sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng là khá thấp nhưng không phải không thể xảy ra. Nguy cơ sẽ cao hơn khi bị xước, loét trong miệng hoặc chảy máu lợi [nướu].

Ngoài HIV, quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su còn là con đường lây lan các bệnh xã hội khác như lậu, giang mai, chlamydia,...

Giảm nguy cơ lây truyền HIV

Cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ lây truyền HIV khi quan hệ tình dục là sử dụng bao cao su. Hãy đeo bao cao su từ trước khi bắt đầu quan hệ vì HIV có thể lây truyền qua dịch tiền xuất tinh, dịch âm đạo và dịch hậu môn.

Ngoài ra, nên dùng gel bôi trơn để ngăn ngừa rách hậu môn hoặc âm đạo và giảm nguy cơ lây truyền HIV. Gel bôi trơn còn giúp bảo vệ bao cao su không bị rách nhưng chỉ nên sử dụng gel bôi trơn gốc nước vì gel bôi trơn gốc dầu sẽ làm hỏng bao cao su.

Khi quan hệ tình dục bằng miệng thì nên dùng màng chắn miệng [dental dam] để ngăn sự tiếp xúc trực tiếp giữa miệng và âm đạo hoặc miệng và hậu môn.

Đối với những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao thì nên dùng thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm [PrEP]. Đây là phương pháp uống thuốc kháng virus hàng ngày để tránh bị nhiễm HIV khi phơi nhiễm.

Tất cả những người có nguy cơ cao bị nhiễm HIV đều nên thực hiện PrEP, ví dụ như những người quan hệ tình dục với nhiều hơn một bạn tình, người đang sống chung với người nhiễm HIV hay người làm việc trong môi trường dễ lây nhiễm…

Mặc dù PrEP giúp tạo sự bảo vệ hiệu quả chống lại HIV nhưng vẫn phải sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ. PrEP không có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác ngoài HIV.

Tóm tắt bài viết

Nếu nghi ngờ mình đã bị phơi nhiễm với HIV do quan hệ tình dục không dùng bao cao su thì cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được kê thuốc thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm [PEP] nhằm làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, bạn sẽ được hướng dẫn thời điểm làm xét nghiệm HIV và xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Video liên quan

Chủ Đề