Bạn suy nghĩ và hành động như thế nào khi to quốc gọi tên mình

Bởi MING XIA

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi MING XIA

Giới thiệu về cuốn sách này

Nhan đề ca khúc “Tôi nghe tổ quốc gọi tên mình” của Dương Quốc Hưng gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước hiện nay.

“Tổ quốc gọi tên mình” là nhan đề vô cùng ý nghĩa. Nó thể hiện ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân [đặc biệt là thế hệ trẻ] với tổ quốc. Đồng thời, nó khơi dậy truyền thống yêu nước đã được hun đúc từ hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc.

Tổ quốc là cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng mỗi chúng ta. Đó là nơi chúng ta sinh ra lớn lên trong tiếng ru à ơi của mẹ, được tắm mình trong những giá trị văn hóa của ngàn đời cha ông để lại. Yêu tổ quốc, có trách nhiệm với tổ quốc là một trong những truyền thống, một trong những giá trị đạo đức đáng quý của mỗi con người. Tình cảm đó, ý thức trách nhiệm đó tạo nên giá trị của mỗi chúng ta.

Trong lịch sử dân tộc, mỗi khi tổ quốc lên tiếng gọi, lớp lớp thanh niên Việt Nam lại lên đường ra chiến trận hoặc lao mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Trong kháng chiến chống Pháp, những anh lính nông dân bỏ lại sau lưng mảnh ruộng chưa cày, gian nhà tranh xiêu vẹo trong gió để ra chiến trường. Đến thời kỳ chống Mỹ, không biết bao nhiều chàng trai, cô gái từ bỏ cuộc sống an nhàn để lao ra chiến trường. Những con người như Phương Định [Những ngôi sao xa xôi]; Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sapa,…đã góp phần mình làm nên thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Vậy, tình yêu nước, ý thức trách nhiệm với tổ quốc ấy được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống? Trước hết mỗi chún ta cần ý thức được sự thiêng liêng nhưng rất đỗi gần gũi thân thương của tổ quốc. Đó là bờ tre, gốc lúa của quê hương. Bởi tình yêu tổ quốc bắt đầu từ tình yêu gia đình, tình yêu làng xóm, quê hương.

Từ nhận thức đúng dắn ấy, chúng ta cần nỗ lực hết mình, cố gắng hết mình xây dựng đất nước hiện nay. Biến nhận thức thành hành động cụ thể. Đầu tiên, cần học tập, rèn luyện thật tốt để có kiến thức vững vàng, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Đặc biệt, cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên, khoáng sản của dân tộc.

Nếu mỗi người đều có ý thức góp chút ít công sức của mình vào xây dựng đất nước thì chắc chắn đất nước ta sẽ nhanh chóng phát triển.

Đặc biệt, thế hệ thanh niên chúng luôn ấp ủ sẵn tinh thần sẵn sàng lên đường để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ từng tấc đất của quê hương khi “tổ quốc gọi tên mình”.

Trong thời gian vừa qua, những diễn biến phức tạp của tình hình biển đông, càng khơi dậy ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ  đối với tổ quốc. Sự kiện Trung Quốc đem giàn khoan HD 981 ra biển đông, xây dựng trái phép sân bay ở Trường Sa đã khơi dậy tình yêu tổ quốc của thế hệ trẻ Việt Nam. Hơn lúc nào hết, ý thức về chủ quyền dân tộc được đặc biệt chú ý.

Bên cạnh đó, vẫn có một số bạn trẻ tỏ ra thờ ơ trước những biến cố của đất nước. Họ chỉ lo hưởng thụ, lo cho cuộc sống của bàn thân mà không thấy mình cần có trách nhiệm với đất nước. Nhiều bạn trẻ thờ ơ trước nạn ô nhiễm môi trường, thờ ơ trước những hiện tượng tiêu cực xảy ra trong xã hội. Sự thờ ơ ấy khiến chúng ta thấy chạnh lòng, chua xót.

Nói tóm lại, mỗi chúng ta cần sống có trách nhiệm hơn với tổ quốc. Trách nhiệm ấy phải được thể hiện bằng những hành động hàng ngày, những việc làm cụ thể và thiết thực. Bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”!

Hướng dẫn

Phần I: Đọc hiểu [ 3,0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

2.10.1971…Nhiều lúc mình không ngờ rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ dội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá.

Thế là thế nào? Cách đây ít lâu mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo…không biết bao giờ mình sẽ trở laị những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền. 28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình. Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71 tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước. …Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ có bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu…Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu áo đỏ của lửa, của máu… Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta.

[TríchMãi mãi tuổi hai mươi, nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc]

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.

[0,5 điểm].

Câu 2: Nhìn những ngôi sao trên mũ, tác giả đọc được những gì? ý nghĩa của những hình ảnh đó? [1,0 điểm]

Câu 3: Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm gì được đâu, sống đã được gì đâu?”? [1,0 điểm]

Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/ chị?

[0,5 điểm]

Phần II: Làm văn [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]

Từ đoạn nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ quốc.

Đáp án:

Đọc hiểu

1, Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 2, – Nhìn ngôi sao trên mũ, tác giả thấy: Ánh lửa cầu vồng; Màu đỏ của lửa, của máu; Hồng cầu của trái tim. – Ý nghĩa: Biểu thị cho ngọn lửa đấu tranh, sức mạnh quật cường; nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc ; lí tưởng cao đẹp, khát vọng cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân. 3, Tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm gì được đâu, sống đã được gì đâu?”? vì: – Việc học chỉ có ý nghĩa khi nó áp dụng vào cuộc sống. – Sự sống không phải chỉ biết cho cá nhân mình. – Khi Tổ quốc lên tiếng gọi tuổi trẻ sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường vì Tổ quốc. 4, Thông điệp của đoạn trích: Tuổi trẻ phải biết sống, biết cống hiến, biết hi sinh cho Tổ quốc…

Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

Vấn đề nghị luận: Tuổi trẻ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. Bình luận – Tuổi trẻ hôm nay được sinh ra và trưởng thành trong bối cảnh đất nước hòa bình. Tuổi trẻ hôm nay được sống và hưởng thụ những thành quả mà biết bao thế hệ cha ông đã đổi lấy bằng cả xương máu và trí tuệ. Vì thế, mỗi thanh niên- những người chủ tương lai của đất nước cần biết quý trọng tuổi trẻ, phải sống và cống hiến hết mình vì Tổ quốc Việt Nam thân yêu. – Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay được biểu hiện ở những khía cạnh: + Thực hiện nghiêm túc luật nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng lên đường khi Tổ quốc gọi… + Bảo vệ Tổ quốc bằng việc không ngừng học tập, trau dồi tri thức góp sức mình xây dựng đất nước, làm cho đất nước ngày càng vững mạng. + Bảo vệ Tổ quốc bằng cách chống lại các luận điệu xuyên tạc, những âm mưu và hành động thù địch chống phá Đảng và nhà nước của kẻ thù. + Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời tiếp thu chọn lọc những giá trị văn hóa hiện đại của nước ngoài. + Bảo vệ Tổ quốc bằng cách xây dựng lí tưởng sống cá nhân cao đẹp kết hợp chặt chẽ với quyền lợi của Tổ quốc của dân tộc… – Phê phán những thái độ, hành vi ích kỉ cá nhân, đặt quyền lợi cá nhân hơn trách nhiệm với Tỏ quốc. Bài học nhận thức và hành động – Tuổi trẻ cần xây dựng lí tưởng sống cao đẹp, ý chí tự tôn tự cường dân tộc…

– Tuổi trẻ không ngừng học tập, rèn luyện thể chất…

Nuôi bền một tình yêu

Hiền lành, điềm đạm, nhưng khi trò chuyện về toán học, TS Phạm Hoàng Hiệp, PGS 29 tuổi, trẻ nhất nước trong đợt phong tặng danh hiệu năm 2011, một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, lại sôi nổi lạ thường.

Tập trung cao độ, khả năng phân tích, phán đoán tốt, kiên trì và tư duy độc lập..., những tố chất ấy kết tinh trong 30 bài báo khoa học đăng trên tạp chí danh tiếng thế giới được giới học thuật đánh giá cao.

Và Hiệp đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Thụy Điển "Vấn đề Drichlet trong lý thuyết đa thế vị".

"Nó giỏi hơn tôi" - GS, TSKH Nguyễn Văn Khuê tấm tắc khen cậu sinh viên năm thứ nhất khi trò chuyện với thầy hiệu trưởng. Biệt tài của Hiệp được giáo sư phát hiện khi anh phản biện công thức toán thầy viết trên bảng. Cơ duyên ấy mở đầu cho tình thầy trò gắn bó keo sơn giữa hai con người giỏi toán.

Trọng thầy và nuôi bền tình yêu với Đại học [ĐH] Sư phạm Hà Nội, nên dẫu ở nước ngoài lương cao, điều kiện làm việc tốt hơn, anh vẫn trở về. Hiện Hiệp vẫn thường xuyên cộng tác với các trường ĐH lớn trên thế giới để cập nhật kiến thức mới, giảng dạy hiệu quả và nghiên cứu chuyên sâu. Anh cũng ấp ủ được tham gia biên soạn bộ giáo trình trực quan sâu sắc, thực tiễn lại dễ hiểu, giúp học sinh yêu thích toán hơn.

"Làm khoa học thầm lặng, tuyệt đối không được tự mãn, bằng lòng với chính mình. Những người giỏi nên làm việc ở nước ngoài một thời gian để mở rộng tầm nhìn và dung nạp tri thức, sau đó trở về phụng sự Tổ quốc" - Hiệp chia sẻ rất chân thành, rút ra từ những trải nghiệm của cá nhân anh.

Quyết định đúng đắn

Nghị lực phi thường, dám chấp nhận mạo hiểm, đương đầu thử thách, chỉ từng ấy thôi cũng đủ khắc họa chân dung TS công nghệ na-no trẻ nhất Việt Nam Võ Văn Chi - từng tốt nghiệp thủ khoa, vinh dự nhận học bổng của Viện Néel thuộc Trung tâm Nghiên cứu quốc gia Pháp.

Để hoàn thành nghiên cứu sinh chuyên ngành vật liệu tiên tiến đề tài "Tính chất từ của hệ tiếp xúc giữa graphene và cấu trúc na-no của kim loại từ" mà không qua đào tạo thạc sĩ, Chi dốc sức hết học nhóm rồi tự học; làm việc cho Viện Néel và Cơ quan ứng dụng bức xạ Synchrotron châu Âu [ESRF] để có điều kiện tiếp xúc công nghệ hiện đại hàng đầu và môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp.

"Thông minh và chịu khó làm việc hết mình và trách nhiệm", ấn tượng tốt đẹp ấy GS Ô.Phru-sác [Olivier Fruchart] vẫn nhắc tới Chi, ngay cả khi học trò "cưng" đã về nước công tác. Kỷ niệm ông không thể quên là lần máy trong phòng lab bị hỏng, mà thời hạn hẹn trả mẫu thí nghiệm chỉ còn một ngày.

Đêm hôm đó, Chi thức trắng để hoàn thành xong, quyết không lỡ hẹn. Và nhận định của GS "cậu ấy sẽ còn tiến xa hơn nữa" quả không sai, khi hai tham luận Chi công bố tại hội nghị INTERMAG 2012 [hội nghị lớn nhất thế giới về nghiên cứu từ học của Viện Kỹ nghệ Điện và Điện tử quốc tế] tiếp tục khẳng định bước trưởng thành vững chắc trong hành trình nghiên cứu khoa học nhọc nhằn mà vinh quang.

Tính quyết đoán của chàng trai xứ Quảng còn thể hiện qua việc giữ đúng lời hứa với bản thân từ buổi đầu du học, từ chối lời mời làm việc lương cao của ESRF, về "dụng võ" tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng nhằm xây dựng ngành công nghệ mới đầy hứa hẹn, dẫu biết trước không ít thử thách đang chờ đợi.

"Được cống hiến, tự tin làm chủ ngay trên thành phố quê hương vốn có truyền thống trọng dụng nhân tài thật sự là quyết định đúng đắn của tôi" - Chi quả quyết.

Không có gì "khó hiểu"

Nhiều người "khó hiểu" khi biết TS Nguyễn Tuyết Phương [ảnh 3] công tác tại Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên [TP Hồ Chí Minh] phải xoay xở dạy thêm, bươn chải cho áp lực "cơm áo gạo tiền", trong khi từ chối lời mời ở lại Đan Mạch làm việc với chế độ hậu đãi hấp dẫn. Nhưng câu chuyện của chị cũng giản dị thôi. "Hình ảnh Tổ quốc luôn gây xúc động mỗi khi đi xa.

Nước ta còn nghèo, trách nhiệm mình phải cống hiến"...

Không giống hình ảnh TS "mọt sách" thường thấy, Phương có thể ngồi lỳ suốt ngày ở phòng lab thực nghiệm, quan sát kỹ lưỡng, ghi chép tỉ mỉ, đào sâu suy nghĩ nắm rõ bản chất các phản ứng, hiện tượng hay say mê thảo luận cả buổi với giáo sư, nhưng cũng vui chơi tới bến khi "nhập cuộc" cùng bạn bè.

Rồi những khó khăn bởi rào cản ngoại ngữ, thiếu khuyết kiến thức nền, bỡ ngỡ trước thiết bị thí nghiệm hiện đại... cũng dần lùi xa. Kết quả nghiên cứu về pin mặt trời của nữ tiến sĩ trẻ ngày càng khả quan.

Khi lên "sếp", đảm nhiệm chức Phó trưởng khoa, nhưng sự trẻ trung, năng nổ vẫn còn nguyên vẹn trong cựu bí thư đoàn trường. TS Nguyễn Thị Thanh Mai, Trưởng khoa ưu ái khen tặng đồng nghiệp: "Phương năng động và trách nhiệm, nên giao việc gì, tôi cũng yên tâm".

Không còn cảm giác cô đơn, lạc lõng ở xứ người; cuộc sống ấm áp, thân quen giờ đây giúp cô càng thấu hiểu giá trị của sự trở về. Phương khiêm tốn tự nhận mình mới chỉ làm được 1/10 trách nhiệm với Tổ quốc và mong muốn hằng năm tham gia các khóa nghiên cứu ở nước ngoài, để nguồn năng lượng mới, rẻ, thân thiện môi trường từ pin mặt trời sớm được nghiên cứu thành công, áp dụng rộng rãi ở trong nước.

Về quê làm mắm

"Hằng mắm ruốc" đã trở thành nickname thân thương của Đào Thị Hằng [bên phải ảnh], thạc sĩ Phát triển bền vững. Không học tiếp TS ở Ô-xtrây-li-a, Hằng về nước bảo tồn và phát triển mắm Thuyền Nan [thương hiệu Bamboo Boat].

"Phát triển bền vững phải đi đôi giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, bởi nó là nền tảng của kinh tế xanh và kinh tế văn hóa", kiến thức đó Hằng lĩnh hội khi du học.

Nhưng tầm nhìn xa "phát triển nghề làm mắm tạo việc làm cho phụ nữ ven biển, khi họ thu nhập ổn định sẽ đầu tư giáo dục cho con cái, từ đó quê nhà khởi sắc hơn" lại xuất phát từ tình thương, sự đồng cảm của cô bé nghèo lam lũ xưa kia.

Hằng gắn bó với mắm còn bởi lòng khâm phục ông Dương Quang Thiện, cựu du học sinh ở Pháp năm 1965 về nước, đặt nền móng cho ngành công nghệ thông tin và cũng là mạnh thường quân cấp học bổng cho cô và 2.000 học sinh. "Hằng giúp nông dân nghèo thiết thực như ri là được rồi", ông Thiện phấn chấn khen đứa cháu gái đồng hương, người tiếp nối lý tưởng "đất nước cần tôi hơn là các nước phát triển" của mình.

"Xác định rõ mục tiêu, phấn đấu bền bỉ cùng quyết tâm cao, chắc chắn sẽ chiến thắng mọi khó khăn".

Phương châm ấy giúp Hằng xuất sắc vượt qua 1.000 hồ sơ, nhận học bổng Năng lực lãnh đạo của Bộ Ngoại giao Ô-xtrây-li-a, học giỏi khi ở nước ngoài rồi hằng ngày rong ruổi khắp các làng chài ven biển cả nước tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm làm mắm. Bắt tay kinh doanh, tâm huyết xây dựng dự án Green for Vietnam về thông tin biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh..., website Follow Your Dreams truyền cảm hứng cho bạn trẻ, lập quỹ học bổng tiếp sức đến trường...

Và, "Thế giới sẽ biết đến đất nước Việt Nam mến khách không chỉ có áo dài, chả giò mà còn có mắm ruốc Bamboo Boat thơm ngon", bằng chất giọng Quảng Trị nặng nặng mà ngọt ngọt, Hằng khẳng định.

Biết tin vào những điều tốt đẹp

"Thầy dạy hay lại vui tính nữa", đám học trò chuyên lý Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam hào hứng kể về TS Đinh Trần Phương [người giữa ảnh] của mình.

Còn cô giáo Trần Thị Thu Hương, trưởng nhóm khoa học nhà trường cũng khâm phục quyết định trở về của học trò cũ và tự hào không kém: "Phương yêu nghề, mến trẻ và bồi dưỡng nhiều em đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia".

Quả đúng vậy, phong thái thư sinh, giản dị, đôi mắt sáng cùng nụ cười tươi, Phương gây thiện cảm ngay từ ban đầu tiếp xúc. Phương tiết lộ, cậu say mê môn lý vì qua đó, giúp hiểu rõ hơn, sâu hơn các quy luật vận hành của thế giới. Cần mẫn tự học, tiếp cận lý thuyết từ căn bản đến chuyên sâu, rồi miệt mài nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại Pháp, Nhật Bản dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học đầu ngành, Phương học xong thạc sĩ, rồi bảo vệ thành công luận án TS vật lý hạt cơ bản liên quan đến dao động neutrino trong thí nghiệm T2K của Nhật Bản.

Nhiều người lo dùm cậu kiến thức mai một khi chưa có điều kiện triển khai trong nước, nhưng Phương quan niệm, được sống cùng gia đình, bạn bè trong môi trường văn hóa thân quen, làm công việc có ích, mình yêu thích là hạnh phúc vô bờ và không gì phải nuối tiếc.

"Hãy cố gắng xây dựng và duy trì trong mình niềm tin vào những điều tốt đẹp một cách có cơ sở và đủ sâu sắc; theo đuổi, sống hết mình với nó, ta sẽ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa", Phương gửi gắm tâm sự đó với mọi người. Và, "Tìm được đam mê, theo đuổi đến cùng với tinh thần nghiêm túc, lạc quan" chính là "chìa khóa" thành công của chàng TS tuổi 32.

Gắng học thành tài để giúp dân mình

Thuở nhỏ, Vũ Tề Đăng rất thích vật lý, ước mơ ngày nào đó bay vào vũ trụ chinh phục không gian. Nhưng câu chuyện trị bệnh, cứu người mà cha anh - Thầy thuốc Ưu tú Vũ Tu Thân kể lại ngấm vào tâm trí Đăng từ lúc nào. Và Đăng đã rẽ ngang thi y, sang Pháp học thạc sĩ, rồi nhận học bổng nghiên cứu sinh. Tốt nghiệp TS hạng tối ưu, được mời ở lại làm việc, nhưng Đăng trở về công tác tại Bệnh viện Từ Dũ [TP Hồ Chí Minh].

"Vào ngành y, tôi luôn tâm niệm gắng học thành tài giúp người dân mình, chứ chưa bao giờ nghĩ ở lại nước ngoài. Chuyên ngành trẻ sơ sinh tuy khó, nhưng đi sâu nghiên cứu, tôi cảm nhận được nhiều hạnh phúc. Các bé chưa biết nói, nhưng nếu đem cả tấm lòng và trái tim, mình sẽ nghe, cảm được "lời nói" của chúng. Khi trẻ khóc, mình thấy nhói trong lòng, nhìn bé cười mọi mệt mỏi như tan biến hết...", TS Đăng chia sẻ.

Yêu nghề cháy bỏng và bầu nhiệt huyết, đam mê của tuổi trẻ là động lực để Đăng say sưa nghiên cứu và cống hiến nhiều công trình khoa học đột phá trong lĩnh vực nhi khoa, góp phần giảm tỷ lệ tử vong, tàn tật ở trẻ sơ sinh... Niềm vui được nhân lên gấp bội khi TS trẻ tài năng giúp nhiều em bé thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong gang tấc bằng quyết định chính xác. Đăng bộc bạch: "Trong lĩnh vực y khoa không có gì là tuyệt đối. Nhiều khi lúc này phương pháp điều trị như thế là đúng, sau đó người ta chứng minh điều ngược lại hoặc có phương pháp khác tối ưu hơn. Vì vậy, thầy thuốc phải không ngừng tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ, tay nghề và y đức". Phó Chủ tịch Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam Nguyễn Bá Tĩnh thán phục: "Đăng là một thầy thuốc giỏi chuyên môn".

Sống là khát vọng

Adam Khoo, một diễn giả chuyên nghiệp, triệu phú tuổi 26 rất ấn tượng về Trần Đăng Khoa, khi anh khẳng định với cả lớp rằng, "mình tham gia khóa học "Những mô thức thành công" để trở thành một doanh nhân thành công, và rồi một ngày, sẽ quay về giúp cho đất nước mình". Nhiệt huyết ấy của Khoa sau này chiếm trọn cảm tình của doanh nhân Xin-ga-po nổi tiếng khó tính bởi chuẩn mực rất cao và rất cẩn trọng lựa chọn đối tác.

Với lối nói chuyện có duyên và "chuyên nghiệp", Khoa dần cuốn hút người đối diện vào câu chuyện "sống và khát vọng" của mình. Xuất phát từ hai bàn tay trắng, nhưng diễn giả trẻ tài năng, doanh nhân thành đạt, dịch giả được yêu quý đã thành công bởi ý chí vươn lên không ngừng.

Tốt nghiệp ĐH Quốc gia Xinga-po, Khoa mua sách tự học, tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về phát triển bản thân, đầu tư, kinh doanh, lãnh đạo, tiếp thị... Đang thu nhập cao và ổn định tại một tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh, Khoa quyết định "mang những tư duy tiên tiến nhất của thế giới về nước, góp phần nhỏ giúp người Việt thành đạt hơn, giàu có hơn và hạnh phúc hơn".

"Thay vì chỉ hô hào chung chung hay than phiền, mỗi người hãy cố gắng làm việc dù nhỏ cho Tổ quốc bằng sức lực bản thân", Khoa khảng khái nói: Mới hơn ba năm về nước, nhưng cường độ làm việc của anh thật đáng nể: diễn thuyết trực tiếp cho hàng chục nghìn người; tổ chức các khóa học huấn luyện và đào tạo kỹ năng chất lượng cao; xuất bản sách, đưa TGM Corporation trở thành công ty đào tạo phát triển bản thân hàng đầu Việt Nam... Chàng trai giàu nghị lực vẫn còn đang trăn trở với rất nhiều dự định cống hiến.

Làm nhiều việc có ích là hạnh phúc

Mức lương 5.000 USD/tháng của Viện KATECH không thể níu chân Nguyễn Bá Hải [bên trái ảnh], TS 28 tuổi về công tác tại Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh ngay sau ngày bảo vệ luận án, bởi tâm niệm không thiếu "đất dụng võ" ở quê hương.

"Hải luôn cố gắng dành hết sức truyền đạt kiến thức cho thế hệ tương lai và mọi người để giúp đất nước vươn lên một tầm cao mới, theo kịp các nước trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. Tôi tin cậu ấy sẽ làm được" - PGS, TS Đỗ Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng tự tin khẳng định về người đồng nghiệp được vinh danh Công dân trẻ tiêu biểu TP Hồ Chí Minh 2012 bởi hoạt động vì cộng đồng.

Không ngừng "tu" kỹ thuật như cách nói của Hải, nhà khoa học trẻ chuyên tâm nghiên cứu trong lĩnh vực cơ khí động lực và robot sinh học, được cấp ba bằng phát minh sáng chế quốc tế; tổ chức lớp học 1 USD tạo "sân chơi" kích thích đam mê sáng tạo và áp dụng khoa học -kỹ thuật vào cuộc sống cho hơn 1.200 người đủ thành phần, lứa tuổi theo học suốt ba năm qua. Dạy miễn phí và bỏ tiền túi bù lỗ bạc triệu, Hải tuyệt nhiên chẳng lời nào ca thán.

Không ít người bảo nhà giáo trẻ này rỗi việc, dở hơi khi vẫn chấp nhận ở nhà thuê, dốc 500 triệu đồng nghiên cứu, sáng chế thiết bị dẫn đường cho người khiếm thị. Nhiều doanh nghiệp trả tiền tỷ mua bản quyền, đứng tên đồng sáng chế nhưng Hải không bán mà cùng "mạnh thường quân" chung tay sản xuất với giá gốc để làm từ thiện, bán giá ưu đãi giúp nhiều người khiếm thị có điều kiện mua, sử dụng, tránh được vật cản để di chuyển dễ dàng hơn. "Mình hạnh phúc khi làm cho người khác hạnh phúc". Hải suy nghĩ và đã chọn lối đi riêng cho mình như vậy.

Video liên quan

Chủ Đề