Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Những tệp bánh cuốn Gia An trắng ngần, loáng bóng khi bóc có thể kéo dài khoảng 40-50cm mà không bị đứt cùng với có vị bùi và ngậy đặc trưng đủ sức mê hoặc bất cứ thực khách nào.

Hương vị nguyên chất từ gạo

Từ bí quyết gia truyền mà thừa hưởng từ gia đình, một trong những nghệ nhân tráng bánh cuốn nổi tiếng hàng đầu tại Hải Phòng, Gia An mang đến thực khách hương vị nguyên chất từ gạo không có hàn the và các tạp chất khác. Nhờ đó, các tệp bánh luôn láng mượt, óng ả, dền dẻo, dai.

Để có được mẻ bánh ngon khâu chọn gạo đóng vai trò rất quan trọng. Gạo có ngon thì bánh mới láng mượt, óng ả và có vị bùi ngọt khi ăn. Nếu gạo dẻo thì bánh nát còn gạo kém thì bánh sẽ không thơm ngon.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Tiếp đến là khâu ngâm gạo, xay bột và ngâm bột. Cái khó của người làm bánh là phải biết ngâm gạo, ngâm bột như thế nào là vừa đủ và rất phụ thuộc vào thời tiết. Gạo ngâm quá thời gian bánh sẽ chua, ngâm không đủ bánh sẽ không mượt, không dai, không bùi. Đặc biệt những khi thời tiết thay đổi, việc ngâm gạo, ngậm bột đòi hỏi người tráng bánh phải rất có kinh nghiệm để có được mẻ bánh ngon.

Nếu như ở nhiều nơi khác để tạo ra mẻ bánh dai, dễ tráng, dễ bóc người ta thường pha vào bột gạo một chút hàn the, bột trân châu, bột năng, … Điều đặc biệt của bánh cuốn Gia An chính là tuyệt đối không dùng hàn the và các chất phụ gia khác nhưng vẫn tạo ra được chất bánh tuyệt hảo, dai, dền dẻo, bùi, ngậy. Những tệp bánh cuốn Gia An trắng ngần, loáng bóng khi bóc có thể kéo dài khoảng 40-50cm mà không bị đứt.

Bí quyết tất cả đều là kỹ thuật chọn gạo, ngâm gạo, tráng bánh, sự tinh xảo và cầu thị đến từng chi tiết. Chính điều này đã tạo nên thương hiệu bánh cuốn Gia An nguyên chất từ gạo.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Chinh phục từ những miếng thử đầu tiên

Trên nền tảng của “bánh chay” tuyệt hảo, Gia An đã tạo ra được “bánh nhân” đặc biệt với thịt tươi, tôm tươi, nấm hương, mộc nhĩ và các gia vị khác. Điều đặc biệt chính là sự hoà quyện giữa nhân bánh thơm ngọt và vỏ bánh bùi ngậy để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo. Thực khách sẽ cảm nhận được sự tinh tế ngay từ miếng thử đầu tiên.

Một điều nữa, thứ “linh hồn” làm nên món bánh cuốn đặc sản chính là nước chấm. Nước chấm tại Bánh cuốn Gia An là nước chấm nóng. Từ khúc xương đuôi, sườn non và thịt thăn ninh nhiều giờ và lọc kỹ, bát nước chấm ở đây có vị ngọt, thanh, béo ngậy khiến bất cứ ai một lần nếm thử cũng sẽ có ấn tượng khó quên.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Khâu chọn xương và cách ninh xương rất quan trọng, phải làm sao cho bát nước chấm ngon nhưng không ngấy, giầu chất dinh dưỡng nhưng phải trong. Ngoài ra, loại mắm dùng pha nước chấm phải thơm ngon mới có thể làm bát nước chấm dậy mùi và có vị mặn đậm đà ấn tượng. Điều đặc biệt nữa chính là nước chấm Gia An tuyệt đối không dùng đường hoá học, không dùng các chất bảo quản.

Với chất bánh cuốn nguyên chất từ gạo, nước chấm giầu chất dinh dưỡng và các đồ ăn kèm phong phú tươi ngon, thực khách hoàn toàn có thể dùng bánh cuốn Gia An thay cho các bữa chính, có thể no bụng lại rất nhẹ bụng.

Bánh cuốn Gia An là chuỗi cửa hàng rất thành công tại Hà Nội phục vụ thực khách không những bữa sáng, tối mà vào những buổi trưa cửa hàng vẫn tấp nập khách vào ra.

Bánh cuốn Gia An đã được nhận các giải thưởng: “Thương hiệu vàng Thăng Long 2011”, “VN best food- thương hiệu an toàn vì sức khoẻ cộng đồng”, “Thực phẩm Việt vì sức khoẻ người Việt năm 2011” và các danh hiệu nhà hàng tiêu biểu khác.

Nhắc đến Hải Phòng, chắc hẳn mọi người thường nghĩ ngay đến Đồ Sơn, hoa phượng, bánh mì cay, bánh đa cua… Tuy nhiên, thành phố xinh đẹp này đâu chỉ có mỗi vậy.

Cách Hà Nội chỉ cỡ 2 tiếng di chuyển, nhiều người chọn du lịch Hải Phòng làm nơi “đổi gió” sau những ngày làm việc căng thẳng, vì ở đây có nhiều gợi ý thú vị để khám phá. Tuy nhiên, nếu chỉ có 24h để ăn chơi nhẹ nhàng, thì hãy nhớ ghi lại list những món ngon bổ rẻ dưới đây, cầm 200k thôi là đủ lê la từ vỉa hè đến cửa tiệm xịn trong thành phố, ăn từ sáng đến đêm.

Bánh cuốn Quyên phố Cát Dài cũ: 30k/ suất

Con phố ẩm thực đông đúc này đã đổi tên thành Hai Bà Trưng (quận Lê Chân), nên đừng vội hoang mang khi không tìm ra tên Cát Dài trên bản đồ nhé. Khá nhiều món ăn lạ tai đặc sản Hải Phòng đều tụ hội quanh đây.

Menu ăn sáng ở trung tâm thành phố có khá nhiều lựa chọn, nhưng gợi ý là bạn nên thử bánh cuốn Quyên ở số 208 Hai Bà Trưng, bởi hương vị của món ăn này khá khác biệt so với bánh cuốn Hà Nội, và lịch sử ra đời của địa chỉ ẩm thực nổi tiếng này cũng rất thú vị, từ năm 1946 cơ.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Tiệm bánh cuốn nổi tiếng nhất Hải Phòng đã có thâm niên hơn 70 năm.

Tiệm bánh cuốn Quyên rất sạch sẽ thoáng mát, được bài trí gọn gàng, nhìn như nhà hàng vậy. Cửa tiệm này có 2 địa chỉ, bên 208 bán bánh cuốn chay, còn nếu thích mặn mà hơn thì sang số 212 ngay gần đó nhé, sẽ có bánh cuốn thịt – chả – tôm đầy đủ.

Vẫn là bột gạo cán mỏng, với lớp nhân thịt xào mộc nhĩ giòn tan bên trong hoặc tôm tươi theo yêu cầu, nhưng cả bánh cuốn lẫn nước chấm đều tuyệt vời, độc đáo, lạ miệng. Vỏ bánh mềm mịn nhưng dai, được tráng tay vừa chín tới là gói ghém nhân, rắc ruốc thịt lên trên, ăn kèm chả quế, hoặc chả viên, rau thơm. Khá nhiều người ngạc nhiên khi lần đầu tiên thấy bánh cuốn có ruốc, vì hành khô có vẻ quen thuộc hơn. cũng hay ho phải không?

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Nhân và đồ ăn kèm đặc trưng của bánh cuốn Hải Phòng.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Nước chấm bánh cuốn ở đây là cốt xương ninh mắm với thịt nạc, đun qua đêm khoảng 7 tiếng đồng hồ, pha cùng vài lát ớt và hạt tiêu là hương vị đã trọn vẹn rồi.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Giá một suất bánh cuốn cho 1 người là 30k, đủ no đến trưa luôn.

Bún tôm bề bề Lương Khánh Thiện: 30k/ bát

Ăn trưa thì ai cũng muốn chắc dạ nên sẽ quan tâm tới những món đầy đặn như cơm, bún, bánh đa… Tuy nhiên, nếu không thích “đụng hàng” bánh đa cua nhiều quá, cứ tới du lịch Hải Phòng là phải ăn món này, thì bạn có thể tìm đến hàng lẩu, bún hải sản Linh Sang với menu phong phú ở số 4 Lương Khánh Thiện (quận Ngô Quyền).

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Cửa tiệm này mở cả ngày, chuyên cơm, bún và lẩu Thái, được các tín đồ ẩm thực review nhiều nhất là bún Thái thập cẩm, bún tôm bề bề. Phần nước dùng ngọt dịu, khá ngon, bề bề và tôm rất tươi, bóc sẵn nguyên con, giữ nguyên hương vị tự nhiên. Bát đặc biệt có giá 50k, khá nhiều nhân, còn lại đồng giá 30k. Quán có chỗ ngồi rộng rãi thoáng mát, phù hợp cho cả gia đình và nhóm đông người.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu
Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Bánh đúc tàu Cát Dài: 10k/ bát, từ trưa đến 5h chiều

Không khó để tìm ra địa chỉ bán món ăn nổi tiếng này, vì bao nhiêu năm nay, ngày nào cũng thế, cứ tầm trưa trở đi là vỉa hè số 186-187 phố Cát Dài cũ lại đông nghịt người quây quanh chiếc mâm nhôm khổng lồ. Dưới chiếc ô lớn màu xanh, bà chủ hàng bánh đúc ngồi sau chiếc nồi tròn đựng đầy bánh đúc nguội, cạnh đó là các loại “topping” xắt nhỏ, xào nấu sẵn rất ngon mắt.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Chỉ cần gọi 1 bát đầy đủ, 1 phút sau đã có ngay trên tay món ăn “thần thánh” làm xiêu lòng bao thế hệ người Hải Phòng. Lớp bánh đúc dưới cùng trắng tinh, cắt hình thỏi dài, bên trên là đu đủ xắt hạt lựu, thịt và tôm rang cháy cạnh đầy ú ụ, nêm gia vị sẵn, thêm chút nước béo ngọt ngọt đậm đà rưới đều quanh bát, trộn lên là hít hà thưởng thức thôi. Nếu bạn thích ăn cay thì bà chủ sẽ rắc thêm chút ớt khô đỏ bóng, cho vào miệng là cảm giác như mình đang ngồi giữa phố ẩm thực Trung Hoa vậy. Lát bánh đúc truyền thống dẻo mịn hòa quyện với nhân ăn kèm mới lạ, khiến món ăn vỉa hè này trở nên đáng nhớ.

Trời mà mưa hay se se, thì món quà chiều này đúng là tuyệt diệu! Đi theo nhóm 5 – 6 người hoặc cả gia đình, cùng nhau trải nghiệm bánh đúc tàu sẽ rất vui đấy. Chưa kể bà chủ quán cũng dễ tính, xởi lởi, tò mò gì về món ăn lạ tai lạ miệng này thì cứ hỏi nhé.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Bánh đúc tàu trứ danh dễ gây “nghiện”.

Các loại chè, cơm cháy, bánh xu xê: 5-15k/ món

Ngay bên cạnh hàng bánh đúc tàu, cách có… vài xen ti mét là một hàng chè cũng ngon và lâu đời không kém. Chè xanh xôi, chè khoai, sen, thập cẩm, chè ngô, đỗ đen, rồi bánh rán, bánh đùi gà, xu xê, donut, bánh bao… cả một thiên đường đồ ngọt ăn vặt đủ sắc màu gói gọn lại trên chiếc vỉa hè. Quán luôn đông nghịt từ sáng đến chiều, không tới sớm kiểu gì cũng hết chỗ ngồi, muốn mua mang về cũng không có. Cứ hỏi bừa bất cứ người Hải Phòng nào về địa chỉ chè ngon nổi tiếng, kiểu gì họ cũng sẽ chỉ tới 186 Cát Dài nhé.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Chè ngô ngọt thanh, bắp khá to nhưng không nhiều lắm, có dừa bên trong ăn bùi bùi, được nhiều “tín đồ chè” yêu thích. Chè xanh xôi ở đây chính là chè bà cốt quen thuộc ở Hà Nội đấy ạ. Xôi dẻo thơm trộn cùng đỗ nhuyễn mịn, rắc thêm chút dừa nạo tươi giòn, đủ để ăn cho vui, vẫn còn bụng để thưởng thức thêm nhiều bánh trái khác. Chỉ 10k cho 1 cốc chè ngon tuyệt, và 2-3-7k cho một chiếc bánh xinh xinh tùy chọn thôi nhé!

Món đắt nhất ở đây có lẽ là đặc sản cơm cháy ruốc cay, 13 nghìn/ gói. Nhìn nó giống bánh dừa nướng, nhưng mỏng hơn, bé bằng bàn tay, giòn rụm, chưa ăn chỉ nhìn thôi đã ứa nước miếng. Nếu đã quen với cơm cháy Ninh Bình thì bạn sẽ ngạc nhiên vì cơm cháy Hải Phòng ngon lắm nhé, hương vị đậm đà hơn, tẩm ướp gia vị đều hơn, cực hợp lý để mua về làm quà.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Cafe cốt dừa, sữa chua mít Hai Bà Trưng: đồng giá 15k

Không hổ danh là phố ẩm thực, chỉ cần đi bộ vài bước thôi là đủ món ăn từ trưa đến chiều. Ăn xong bánh đúc hoặc chè, đi sang bên kia đường một đoạn về phía ngã 4 Mê Linh, bạn sẽ bắt gặp quán cafe cốt dừa vỉa hè nhỏ xinh nằm ngay cạnh hiệu thuốc lớn.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Chị chủ quán gốc Hải Phòng, nhưng gia đình định cư ở Sài Gòn nên chị học cách làm những món giải khát từ kinh nghiệm đi ăn vỉa hè trong đó. Nếu là “con nghiện” cafe cốt dừa thì chắc chắn bạn sẽ thấy thức uống này ở đây được chị chủ làm rất khác so với ở Hà Nội.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Cafe cốt dừa full topping đây, nhẹ nhàng, mát lạnh.

Tôi thường thưởng thức món khoái khẩu này ở một tiệm cafe nhỏ trong ngõ 28 Nguyên Hồng, cafe nâu, dừa tươi được xay nhuyễn cùng đá rưới lên trên, khuấy đều là đủ cho một buổi chiều thảnh thơi. Nhưng ở đây, chị chủ pha chế khá cầu kỳ, có sữa dừa, cafe nâu pha sẵn, trân châu, dừa tươi, dừa khô.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Ngoài cafe cốt dừa thì bạn có thể gọi thêm các món chè, sữa chua mít, sữa chua dầm hoa quả… cũng rất ngon, mát, và giá thì rẻ khỏi bàn.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Ốc biển xóc muối ớt: 30k-100k/ món

Đi một vòng từ sáng đến chiều đã rất nhiều món rồi, liệu bạn còn bụng để ăn tối không nhỉ? Chắc là chúng ta nên đi kiếm món đặc sản khác nhẹ nhàng hơn để ăn chơi cho vui, phù hợp với một nhóm hoặc cho cả gia đình. Ốc biển, hải sản có lẽ là gợi ý tuyệt vời mà ai cũng thích, từ người lớn đến trẻ nhỏ.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Các loại ốc vặn lạ mắt lạ miệng chỉ 30k/ bát, ở Hà Nội phải tìm đỏ mắt mới thấy mà giá khá chát.

Là thành phố gần biển nên hải sản tươi ở Hải Phòng rất sẵn, không khó để lùng ra một loạt địa chỉ ngon bổ rẻ: chợ Lương Văn Can, chợ Cát Bi, phố Lạch Tray, Chu Văn An… Tầm chiều tối, đoạn Chu Văn An gần sân vận động Lạch Tray (quận Ngô Quyền) có rất đông khách tìm đến ăn ốc.

Xung quanh hàng ốc còn có các quán bán đồ ăn lạ khác như giá bể xào, bì bò… bạn có thể gọi mang sang quán ốc và trả tiền trước, giá vô cùng bình dân: chỉ 20-25k cho 1 món, đủ cho 3 – 5 người ăn thoải mái, vừa ăn chơi vừa trò chuyện vui vẻ trong không khí náo nhiệt.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Ngao xóc muối ớt, cũng đáng để thử đấy chứ?

Điểm đặc biệt ở ốc Chu Văn An là họ chỉ chế biến bằng cách xóc muối ớt. Những rổ ốc biển, ngao, sò, hàu… được bày sống trên bàn, đến chỉ cần gọi loại mình thích, chủ quán sẽ xúc nguyên liệu đổ vào nồi và cho vài thìa muối ớt pha trộn theo bí quyết độc quyền, xào hoặc hấp theo yêu cầu của khách. Vài phút sau là có bát ngao hấp, ốc điếu, sò huyết, ốc đĩa xào… thơm phức nóng hổi trên bàn.

Cách thưởng thức ốc cũng khá đặc biệt, là một “thử thách” thú vị dành cho những ai chưa từng ăn. Các loại ốc vặn đều phải dùng kìm bẻ đuôi nhọn đi, và mút ở phần đầu. Nghe hướng dẫn thì tưởng dễ, nhưng thực hành thì không hề nhé, có người cả bát ốc không mút được miếng thịt ốc nào, phải bỏ cuộc dù rất thèm! Một lưu ý nho nhỏ nữa là vài món hải sản lạ rất dễ dị ứng, nên trước khi ăn các bạn nên cân nhắc xem mình ăn có hợp bụng không.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Cả một bàn hải sản ú ụ ăn bét nhè chỉ mất 240k cho 5 người, sao không thử nào?

Ngoài ốc thì bạn có thể gọi thêm bánh bèo để ăn tối luôn cho no. Bánh bèo Hải Phòng rất khác biệt so với bánh bèo Huế đó, giống bánh giò Hà Nội phiên bản mini hơn. Vẫn là bột gạo hấp chín, nhưng nhân thịt xào mộc nhĩ, nấm hương, kèm lớp hành khô rắc đều, mềm mịn, thơm phức, chấm cùng nước mắm xương ninh như bánh cuốn, rất thú vị.

1 suất bánh bèo chỉ 18k nhưng đủ cho 3 – 4 người ăn no.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Đồ ăn đêm phố Lạch Tray: 20k-70k/ người

Hải Phòng quả xứng đáng là “đất ăn chơi”, bởi 1-2h sáng ở đây vẫn rất náo nhiệt, người xe đi lại tấp nập, các hàng quán mở xuyên đêm. Nếu cần tìm chỗ ăn đêm cho biết, thì chắc chắn người dân Hải Phòng sẽ chỉ cho bạn đến phố Lạch Tray (quận Ngô Quyền), bởi quán ăn khuya trong thành phố không nhiều, tập trung ở khu đó nổi tiếng nhất.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Đồ ăn đêm đặc trưng phố biển với hương vị khá lạ, bạn hoàn toàn có thể gọi bún gà ăn cùng tôm, mực, bề bề, mà giá chỉ 20 – 30k/ bát.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Cật xào cà chua hành tây, khoảng 90 – 100k/ đĩa cho 4 – 5 người ăn.

Bánh cuốn hải phòng ra đời năm bao nhiêu

Bạch tuộc hấp lá ổi, món ăn gây tò mò với trải nghiệm thú vị: ăn phải xé nhỏ vì khá dai, nhưng thịt ngọt lịm.

Bạn có thể tìm thấy phở, bánh đa cua, bún miến gà trộn hải sản (tôm, bề bề…) cùng hàng trăm món ăn vặt khác dọc phố Lạch Tray. Đi theo nhóm thì có thể thưởng thức đồ nướng, lẩu, món lẻ ở bất kỳ quán vỉa hè nào, giá trung bình cho các món từ 20k – 100k. Đánh chén no say xong thanh toán chỉ mất khoảng 200k đổ lên, với toàn món chất lượng, tươi rói như bạch tuộc hấp lá ổi, mực xào cần tây, chân – cánh gà nướng, bò bẹ (nầm bò)… đủ để “phải lòng” Hải Phòng rồi chứ? Xa là nhớ, gần ngay là thèm!

Ăn từ sáng đến giờ đã hết 200k chưa nhỉ? Món nào ở đâu cũng chỉ vài nghìn đến vài chục nghìn, có lẽ bạn cũng bất ngờ phải không? Mà đấy là chỉ một vài địa điểm nổi bật thôi đó, chứ Hải Phòng còn vô vàn đồ ăn thức uống khác hấp dẫn nữa cơ. Bản đồ ẩm thực “sơ sơ” ở trên đã đủ để bạn khám phá một chút đặc sắc trong ẩm thực thành phố hoa phượng đỏ rồi đấy, nếu muốn làm “ma xó” thì cứ dành thời gian lang thang khắp phố phường thôi, đảm bảo sẽ thích mê mà không tốn kém chút nào.