Bánh phu thê còn gpoij là bánh gì

Bánh Phu Thê là loại bánh rất phổ biến ở miền Bắc, miền Trung, ít có ở miền Nam. Tại Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế..., bánh Phu Thê được những người bán rong bưng đi bán dạo cho du khách.

Bánh phu thê còn có tên gọi khác là bánh su suê. Tên gọi Phu Thê này gắn liền với câu chuyện truyền thuyết kể về vợ chồng người lái buôn thuở xưa. Chuyện kể rằng, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm bánh tặng chồng và thề rằng cho dù xa nhau nhưng lòng nàng vẫn luôn ngọt ngào, đậm đà như chiếc bánh.

Bánh phu thê còn gpoij là bánh gì

Kích thước nhỏ gọn

Nguyên liệu chính làm bánh là tinh bột nếp, tức là loại nếp được giã bằng cối chứ không xay để tạo sự mịn màng và dẻo dai. Thường mỗi ký bột nếp chỉ lọc lấy được chưa đầy 5 lạng tinh bột. Tinh bột sau đó được phơi khô và giữ lại sau 15 ngày rồi mới chế biến. Ở miền Trung và nhiều địa phương khác, người làm bánh thường chọn loại nếp hảo hạng để làm bánh.

Bánh phu thê còn gpoij là bánh gì

Rất nhiều kiểu dáng

Nhân bánh được làm từ đậu xanh. Đậu xanh đã đãi vỏ đem nấu lên, trộn đều với đường cát trắng, “dằn” thêm chút muối để tạo vị ngọt đậm đà. Dừa đem nạo thành sợi, trộn đều với đậu phộng hoặc hạt sen tùy theo khẩu vị người ăn. Hỗn hợp đậu tán nhuyễn, đường và dừa đặt trên bếp đun riu riu lửa than và khuấy đều tay, liên tục cho đến khi chúng kết dính lại với nhau, bốc tay vào không bị dính là được...

Bánh phu thê còn gpoij là bánh gì

Bánh loại lớn trong rất hấp dẫn

Nhiều nơi vẫn dùng nước nấu một loại hoa gọi là hoa dành dành để tạo màu vàng cho bột. Nhưng có nơi vẫn giữ nguyên màu trắng tinh khôi của bột nếp. Khi pha bột, người làm bánh trộn lẫn cả củ cải đỏ hoặc đu đủ xắt thành sợi nhuyễn vào. Bánh được gói trong lá dừa “bắt” vuông vức chừng 4 phân, trông rất bắt mắt. Lá dừa để nguyên cọng, gấp bốn đoạn bằng nhau thành hình như cái hộp vuông. Nhưn được cho thêm đậu phộng hoặt hạt sen ở 4 góc, được bao một lớp bột bên ngoài rồi mới cho vào hộp lá dừa vuông, rồi banh ra cho đều hộp, tạo hình cho bánh. Sau đó, người ta cho vào xửng hấp chín, rồi lấy bánh ra đậy một hộp vuông lá dừa lên trên. Hộp lá dừa này không qua lửa nên giữ được màu xanh tươi, đẹp mắt.

Bánh phu thê còn gpoij là bánh gì

Không thể thiếu trong những ngày cưới

Gắn với triết lý âm dương của vạn vật và do cái tên Phu Thê nên bánh thường được dùng phổ biến trong những mâm quả trong các đám hỏi, đám cưới. Thường mỗi mâm bánh có đến 100 cái. Trong dân gian có câu chuyện truyền khẩu: Vua Lý Anh Tông phải thường xuyên xông pha trận mạc. Hàng năm, người vợ ở nhà nhớ thương chồng đã tự tay làm ra món bánh này gởi đến biên cương. Vua ăn thấy dẻo thơm ngọt bùi nên đặt tên bánh là Phu Thê. Khi vào miền Trung, bánh này được đọc trại thành su-sê.

Bánh phu thê còn gpoij là bánh gì

Đơn giản nhưng rất đẹp

Đến xứ Quảng, khi mua bánh ăn, du khách thường được người bán hàng giải thích: Màu trắng trong và mịn màng của bánh là phần âm, tượng trưng cho tấm lòng son sắt của người vợ. Vỏ hộp làm bằng lá dừa chỉnh chu, vuông vức như chữ điền bao quanh cái bánh là phần dương, tượng trưng cho sự dũng mãnh của người chồng. Bánh Phu Thê đã trở thành một biểu tượng tốt đẹp của văn hóa Việt.

Từ những nguyên liệu dân dã có sẵn, người dân Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh đã tạo nên chiếc bánh phu thê mang đậm hương vị truyền thống, giàu ý nghĩa, là lễ vật không thể thiếu trong đám cưới hỏi của người Kinh Bắc.

Huyện Từ Sơn, Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với hội Đền Đô mà còn có đặc sản bánh phu thê. Theo người dân địa phương, bánh phu thê có nguồn gốc từ thời Lý, khi vua Lý Anh Tông đi đánh trận, hoàng hậu ở nhà làm bánh gửi ra trận. Vua ăn bánh thấy ngon, nhớ đến tình vợ chồng nên đặt tên là bánh phu thê (còn gọi là bánh xu xê).

Từ đó, người làng Đình Bảng truyền nhau cách làm bánh phu thê, lưu giữ đến ngày hôm nay. Cùng với trầu cau, bánh phu thê thường được gói thành từng cặp, là loại bánh biểu tượng của thủy chung, mang ý nghĩa cầu chúc cho hạnh phúc vợ chồng bền chặt.

Bánh phu thê còn gpoij là bánh gì

Bánh phu thê - đặc sản của người dân Đình Bảng, Từ Sơn. Ảnh: hnfood.

Nguyên liệu chính để làm bánh phu thê là bột nếp, đỗ xanh. Đầu tiên, người làm chọn nếp cái hoa vàng - loại gạo ngon được trồng ngay tại địa phương, đem ngâm, xay, rồi lọc lấy bột. Mỗi kg gạo sẽ cho khoảng 400 gram bột nếp. Bên cạnh gạo, đỗ xanh cũng là loại do bà con tự trồng. Hạt đỗ sau thu hoạch được phơi kỹ, lựa chọn rồi đem nấu chín và giã nhuyễn. Để có được mẻ bánh ngon, đạt tiêu chuẩn, khâu làm bột gạo cần tỉ mỉ, đậu xanh phải sạch, bởi nếu lẫn tạp chất bánh sẽ nhanh hỏng.

Ngoài ra, để làm vỏ bánh phu thê, bà con còn chuẩn bị thêm đu đủ xanh nạo sợi và quả dành dành khô. Đây đều là những loại cây dễ tìm, có ngay tại địa phương. Đu đủ giúp tạo độ dai, giòn, còn quả dành dành tạo màu đẹp mắt cho vỏ bánh.

Đu đủ sau khi nạo sợi được trộn với nước dành dành, tiếp đó thêm bột nếp lọc, nhào đều tay đến khi bột quánh, dẻo, nhuyễn và vàng. Khi ấy, người làm mới lấy nhân đỗ đã chín, thêm dừa tươi nạo sợi để tăng độ béo, ngậy hoặc thêm hạt sen, tùy theo công thức và khẩu vị. Người làm nặn nhân thành từng viên tròn, đặt vào lớp vỏ bột rồi gói lại bằng lá chuối tây dẻo đã làm sạch hoặc luộc chín. Trước khi gói, lá chuối được quét một lớp dầu ăn mỏng để bánh khỏi dính.

Bánh phu thê còn gpoij là bánh gì

Nhân bánh được làm từ đỗ xanh, dừa nạo. Ảnh: hnfood.

Sau khi gói, bánh phu thê được cho vào nồi hấp như đồ xôi, sau cùng, gói thêm một lớp lá dong xanh, sạch, để ráo và tước bớt cọng. Bánh thành phẩm được buộc thành cặp bằng lạt điều. Theo người làm, lá dong xanh tượng trưng cho tấm lòng chung thủy, sắt son, lạt điều là sợi tơ hồng gắn kết tình vợ chồng thắm thiết.

Bánh phu thê đạt tiêu chuẩn khi phần bột trong suốt, nhìn thấy cả những sợi đu đủ và có màu vàng đẹp mắt. Ăn một miếng bánh, thực khách cảm nhận được vị giòn của đu đủ, vị dẻo của bột nếp, vị ngọt nhẹ của đường, vị béo bùi của đậu xanh, dừa hòa quyện.

Hiện nay, phường Đình Bảng có gần 1.000 hộ sản xuất bánh phu thê, tuy nhiên, đây chỉ là nghề phụ của người dân. Bánh phu thê làm tự nhiên, không chứa chất bảo quản chỉ để được trong vòng 3 ngày. Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu ở địa phương và một số tỉnh lân cận.