Bánh tét bỏ tủ lạnh được bao lâu

Sau Tết, nhiều nhà thường dư lại bánh chưng và muốn bảo quản để ăn dần. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bảo quản bánh chưng, bánh tét như thế nào để không hỏng và giữ được độ thơm ngon lâu nhất. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn bí quyết bảo quản bánh chưng, bánh tét sau Tết được lâu nhất. 

Cách bảo quản bánh chưng 

Bánh chưng được làm bằng gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn nên rất nhanh hỏng. Nếu bảo quản trong điều kiện thường thì chỉ được khoảng 2 - 3 ngày là bánh sẽ xuất hiện nấm mốc, ôi thiu. Tuy nhiên, nếu biết cách bảo quản thì có thể giữ cho bánh chưng không bị hỏng khoảng 10 ngày. Cụ thể, bạn có thể áp dụng các cách sau đây: 

Bảo quản ở điều kiện bình thường 

Nhiều người thường bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh để bánh không bị thiu hoặc nấm mốc. Tuy nhiên, ở điều kiện bình thường, bạn vẫn có thể bảo quản hoàn hảo theo cách bảo quản bánh chưng đơn giản sau đây: 

Bạn vẫn có thể bảo quản bánh chưng trong điều kiện bình thường

- Sau khi nấu chín bánh chưng, bạn hãy dùng nước sôi để nguội để rửa bánh. Điều này sẽ giúp loại bỏ các nhân bám trên lá - một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mốc bánh. 

- Sau đó, buộc bánh và treo lên nơi thoáng mát cho bánh khô hoàn toàn. 

- Khi bánh khô hẳn thì bạn đặt bánh lên tấm bìa rồi dùng vật nặng chèn lên bánh. Như vậy sẽ giúp bánh được chắc chắn và bảo quản được tốt hơn. 

Với cách bảo quản này, bạn có thể để bánh chưng từ 7 - 10 ngày mà không lo hỏng. Và bạn cũng cần chú ý buộc bánh thật chặt trong khâu gói bánh để bánh để được lâu hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp thời tiết nắng nóng thì bạn không nên áp dụng cách bảo quản ở điều kiện bình thường, bởi sẽ không được lâu như trong điều kiện thời tiết lạnh. 

Bảo quản trong tủ lạnh 

Trong trường hợp bạn có tủ lạnh và muốn giữ bánh chưng được lâu nhất thì hãy áp dụng cách bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần cho bánh còn nguyên lá vào ngăn đá tủ lạnh. Lúc nào ăn thì bạn mang ra hấp lại là được. 

Trong trường hợp bánh chưng đã bóc lá và bạn vẫn muốn bảo quản được lâu nhất, thì hãy dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bánh và cho vào ngăn đá tủ lạnh. Đến lúc ăn, bạn hãy mang ra hấp lại, đảm bảo chất lượng bánh vẫn được giữ nguyên. Với cách bảo quản này, bạn có thể giữ cho bánh chưng không bị hỏng khoảng 15 - 20 ngày. 

Bạn có thể bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh để giữ bánh được lâu nhất

Cách bảo quản bánh tét 

Bên cạnh cách bảo quản bánh chưng thì bảo quản bánh tét cũng được nhiều người quan tâm, đặc biệt là dân miền Trung - nơi có đặc trưng gói bánh tét vào ngày Tết. Với cách bảo quản bánh tét thì có phần khác hơn bánh chưng. Cụ thể, bánh tét sau khi luộc xong, bạn vớt ra và treo bánh ở những nơi thoáng mát chó đến khi bánh nguội.

Tuyệt đối không cho bánh còn nóng vào túi kín hoặc và tủ, bởi cách làm này sẽ khiến bánh bị hầm hơi và nhanh thiu hơn. Với cách treo bánh tét, bạn có thể bảo quản bánh từ 2 - 3 ngày. Trong trường hợp bạn muốn bánh giữ được lâu hơn thì bạn nên cho vào tủ lạnh, khi ăn thì đem ra hấp hoặc chiên lại là được. 

Nếu bạn muốn bảo quản bánh tét lâu hơn nữa thì hãy cho bánh lên ngăn đá tủ lạnh như bánh chưng. Tuy nhiên, trước khi ăn thì cần đem rã đông ở nhiệt độ thường rồi đem bánh luộc nóng lên. Với cách bảo quản trong tủ đá thì bạn có thể bảo quản bánh khoảng 15 ngày. 

>> Cách luộc bánh chưng ngon bạn nên “bỏ túi” ngay

Lưu ý khi bảo quản bánh chưng, bánh tét 

Để cách bảo quản bánh chưng, bánh tét được lâu và đảm bảo an toàn hơn thì bạn cần nắm vững một số lưu ý sau đây: 

Bạn cần nắm một số lưu ý khi bảo quản bánh chưng, bánh tét 

- Khi dùng lá dong, lá chuối gói bánh chưng bạn chú ý rửa thật kỹ để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, trụng lá qua nước sôi và để ráo nước. Như vậy, khi gói bánh thì bánh sẽ lâu hỏng hơn. 

- Khi cắt bánh, bạn cần dùng dao sạch, không dùng dao có bụi bẩn hoặc bám thực phẩm khác. Bởi nếu dùng dao này cắt bánh sẽ khiến bánh dễ bị mốc. 

- Trong trường hợp bánh mốc nhẹ, chỉ mốc lớp mỏng bên ngoài hoặc nấm mốc đang bám trên lá thì bạn hãy hơ lửa để loại bỏ lớp nấm mốc này. Sau đó, dùng màng bọc thực phẩm gói bánh lại và bảo quản trong tủ lạnh. 

- Còn nếu cắt bánh mà thấy phần gạo bị khô cứng lại thì bạn hãy mang bánh đi luộc hoặc hấp lại, như vậy sẽ giúp bánh mềm và ngon hơn. 

>> Cách lựa chọn lá dong gói bánh chưng đúng chuẩn

Như vậy, Unica đã chia sẻ cho các bạn cách bảo quản bánh chưng, bánh tét được lâu nhất, không lo bị hỏng. Bạn có thể áp dụng các cách này để món ăn ngày Tết giữ được tròn vị nhất. Và để đón một cái Tết an lành, gạt bỏ được những lo toan, gánh nặng thì hãy tham khảo ngay khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica. 

>> Tư vấn ăn uống 3 ngày Tết mà bạn cần “khắc cốt ghi tâm”


Tags: Tết

Bài viết sau sẽ chia sẻ cho các bạn cách bảo quản bánh chưng, bánh tét trong ngăn đá tủ lạnh đúng cách và giữ chất lượng bánh ngon được lâu nhất mà không lo bị hỏng hay khô cứng khi ăn.

Bánh chưng, bánh tét là món ăn không thể thiếu mỗi dịp năm mới. Trước ngày Tết cổ truyền, rất nhiều gia đình chọn mua hoặc tự làm bánh với số lượng lớn để ăn dần trong những ngày xuân tới. Để bảo quản món ngon này lâu hỏng, nhiều gia đình đã chọn cách bảo quản bánh chưng trong ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, bảo quản làm sao để bánh không bị hỏng, cứng, mốc hay dậy mùi sau khi lấy ra sử dụng thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu ngay cách bảo quản bánh chưng trong ngăn đá tủ lạnh trong phần dưới đây để tránh lãng phí và có được món ăn ngon trong ngày Tết.

Bọc kín bánh chưng trước khi bỏ vào ngăn tủ: Để bánh được bảo quản lâu trong ngăn đá tủ lạnh, bạn cần để bánh còn nguyên vẹn lá gói, không hở phần bên trong rồi mới cho vào bảo quản. Nếu bánh đã bị cắt ra, hãy dùng màng bọc thực phẩm bao kín bánh lại và đặt vào tủ. Cách này có thể giúp bạn bảo quản bánh trong khoảng từ 15 ngày đến 20 ngày.

Nguồn: Bachhoaxanh

Hút chân không trước khi bỏ vào tủ: Tương tự như cách bọc kín, phương pháp hút chân không sẽ giúp bánh để được lâu và giữ chất lượng bánh tốt hơn khi bỏ trong ngăn đá tủ lạnh. Hút chân không sẽ khiến bánh khó tiếp xúc với không khí, từ đó giảm tình trạng hư hỏng, oxy hóa của thực phẩm. Sau khi hút chân không, bánh chưng có thể bảo quản từ 15 đến 20 ngày khi để trong ngăn đá.

Nguồn: 2dep

Lưu ý, khi lấy bánh ra khỏi tủ, để tránh bánh bị sượng, không ngon và vẫn dẻo như trước thì bạn cần luộc lại bánh rồi mới sử dụng. Cách đơn giản nhất là bạn hấp lại bánh bằng nồi thổi xôi hoặc bỏ vào nồi cơm đã cạn nước và đậy vung lại. Khi cơm chín, mở vung ra thì bánh của bạn sẽ nóng và mềm trở lại.

Cách bảo quản bánh tét trong ngăn đá tủ lạnh để ăn được lâu

Bên cạnh cách bảo quản bánh chưng thì bảo quản bánh tét cũng được nhiều người quan tâm, đặc biệt là dân miền Trung - nơi có đặc trưng gói bánh tét vào ngày Tết. Với cách bảo quản bánh tét thì có phần khác hơn bánh chưng.

Cụ thể, bánh tét sau khi luộc xong, bạn vớt ra và treo bánh ở những nơi thoáng mát cho đến khi bánh nguội. Tuyệt đối không cho bánh còn nóng vào túi kín hoặc và tủ, bởi cách làm này sẽ khiến bánh bị hầm hơi và nhanh thiu hơn. Lưu ý khi bảo quản bánh tét bằng tủ lạnh thì trước khi ăn, bạn cần đem bánh rã đông ở nhiệt độ thường rồi đem bánh luộc nóng lên. Với cách bảo quản trong tủ đá thì bạn có thể bảo quản bánh khoảng 15 ngày.

Nguồn: Vietgiaitri

Những lưu ý khi làm bánh chưng, bánh tét dịp Tết giúp bảo quản được lâu hơn

Dưới đây là một số lưu ý cho bạn khi làm bánh chưng dịp Tết để khi làm xong, bạn có thể bảo quản được bánh lâu hơn:

- Lá gói bánh chưng, bánh tét thường là lá dong, lá chuối. Trước khi tiến hành gói bánh, bạn cần phải rửa kỹ bằng nước sạch, trụng lá một lượt nhanh qua nước nóng để loại bỏ vi khuẩn, như vậy bánh sẽ giữ được lâu hơn.

- Trong khi gói bánh, bạn không nên gói bánh quá chặt tay hoặc quá lỏng. Nếu gói bánh quá chặt sẽ làm bánh dễ bị lại gạo ảnh hưởng đến chất lượng của bánh. Còn nếu gói bánh quá lỏng, thì bánh khi nấu sẽ rời rạc và dễ bị hỏng hơn.

Nguồn: 2dep

- Bánh cần được luộc chín thật kỹ để gạo nếp nở thật đều, bánh mềm ngon và giữ được lâu, tránh tình trạng ẩm mốc ngược từ phần nhân ra phần vỏ. Sau khi luộc bánh chín bạn nên lấy bánh ra để bánh hơi nguội, rồi cho bánh vào một chậu nước sạch và rửa cho bánh hết lớp mỡ bên ngoài lá gói, giúp giữ bánh được lâu hơn.

- Nếu bánh có tình trạng lại gạo [nếp bị khô, cứng], bạn có thể mang bánh đi luộc [nếu chưa bóc bỏ lớp vỏ] hay hấp lại bánh.

Video liên quan

Chủ Đề