Bánh tráng tóp mỡ thịt băm

Bánh tráng trộn bà Tám hay tên gọi thân thương khác của nhiều người là bánh tráng trộn bà ngoại, là một trong hàng bánh tráng trộn hiếm hoi tại Sài Gòn mà dù phải chờ lâu nhiều thực khách vẫn to ra cảm thông và vui vẻ.

Nhiều thực khách kiên nhẫn chờ đợi những phần bánh tráng trộn của bà Tám

NGUYỄN MINH TÂM

Năm nay đã ngoài 80 tuổi, bà Tám vẫn ngày ngày cặm cụi với từng thau bánh tráng trộn tóp mỡ, thịt băm rất riêng của mình. Nhiều người đặt câu hỏi vì sao bà lại bán khi trời Sài Gòn đã tối muộn, là vì có một điều mà ít ai biết, mỗi sáng bà cụ với dáng vẻ gầy gò này phải tự mình đi chợ mua từng loại nguyên liệu, rồi sau đó về nhà tự tay chế biến các món như hành phi, tóp mỡ, thịt băm, trứng cút từ buổi trưa đến tận khi dọn bán vào chiều tối.

Nhiều thực khách cho rằng các nguyên liệu do chính tay bà Tám chế biến nên hương vị rất hấp dẫn và giá cả thì rất bình dân

nguyễn minh tâm

Bà Tám cho biết vì tuổi cao những công việc tưởng chừng đơn giản ấy cũng lắm khó khăn thế nhưng cũng chính vì điều đó mà những bịch bánh tráng của bà có hương vị rất thơm ngon và chất lượng.

Các nguyên liệu được bà Tám đặt gói gọn trên 1 chiếc bàn nhỏ

nguyên minh tâm

\n

Thịt băm vừa vị, tóp mỡ giòn rụm hay nước mắm me độc đáo là những yếu tố khiến nhiều thực khách lần đầu ghé đến chỉ vì ủng hộ đã phải mê mẫn rồi trở thành khách quen của hàng bánh tráng “cao tuổi” này.

Món tóp mỡ giòn và thịt băm khiến món bánh tráng của bà Tám trở nên cuốn hút và rất riêng

nguyễn minh tâm

Hàng bánh tráng của bà Tám nằm trước hiên nhà của một người dân trong con hẻm trên đường Cách Mạng Tháng Tám [quận 3, TP.HCM], tất cả các nguyên liệu được bà bày trên duy nhất một chiếc bàn nhựa nhỏ, ánh sáng tại đây cũng đến từ bóng đèn của những ngôi nhà lân cận.

Bánh tráng trộn bà Tám hay nhiều thực khách quen gọi là bánh tráng trộn bà ngoại

nguyễn minh tâm

Những miếng bánh tráng thắm vị và không bị vón cục dù thực khách phải mua mang về

nguyễn minh tâm

Bà Tám chia sẻ đã gắn bó với món bánh tráng trộn này được 10 năm, dù vất vả nhưng công việc này cho bà đồng ra đồng vô, có tiền tiêu vặt mà không phải xin con cháu. Những ngày đầu tiên khách hàng của bà chỉ là những người quen trong xóm, sau những lần được cộng động mạng chia sẻ, đến nay mỗi tối nếu đắt khách bà có thể bán gần hết 1 bao bánh tráng 5kg.

Bánh tráng trộn thịt băm là phiên bản nâng cấp của bánh tráng trộn tắc [quất] - món ăn vặt được giới trẻ Sài Gòn yêu thích. Tiệm bánh tráng trộn trên đường Nguyễn Phúc Nguyên, quận 3 luôn đắt khách từ lúc thành phố cho phép hàng ăn uống mở cửa trở lại. Chiếc quầy nhỏ nằm trước hiên nhà, bán từ 13h mỗi ngày, đến tầm 16h một số món đã hết. Lượng khách chủ yếu mua mang đi vì nhiều người còn ngại ngồi ăn tại chỗ.

Bánh tráng thịt băm. Ảnh: Facebook Mai Thanh Tùng

Một phần bánh tráng trộn thịt băm giá 20.000 đồng, đựng trong hộp xốp đầy ắp topping. Thành phần chính gồm: bánh tráng, thịt heo và trứng cút. Quán sử dụng bánh tráng dai giống trong bánh tráng trộn tắc truyền thống, không phải loại mềm của món bánh tráng khô bò. Vì thế bạn nên ăn ngay. Bánh để lâu sẽ bị dính chùm, khá cứng. Bánh tráng trộn với tắc, muối tôm, sa tế vị the the, không có rau răm.

Thịt heo vừa nạc vừa mỡ xay, xào sơ, nêm ít gia vị, nhạt. Ngoài ra, mỡ hành và khô bò giúp hương vị món ăn phong phú. Do lượng khách đông nên chủ quán thường trộn trước một thau bánh to, có khách gọi mới bắt đầu cho vào hộp xốp, thêm thịt heo, mỡ hành, khô bò và trứng cút lên trên. Khi ăn, bạn trộn đều các thành phần, nhâm nhi vị béo, mặn, cay, chua.

Bánh tráng tóp mỡ. Ảnh: Facebook Mai Thanh Tùng

Tóp mỡ rim là thứ ăn kèm "đỉnh của chóp" trong thực đơn quán, giúp món ăn thêm hấp dẫn. Khách ghé quán hay mua thêm hũ tóp mỡ giá 5.000 đồng cho vào ăn chung với bánh tráng trộn thịt băm, hoặc chỉ ăn bánh tráng trộn và tóp mỡ. Quán dùng mỡ heo, thái hạt lựu, rim với đường, vị mặn mặn, ngọt ngọt, ăn không ngấy. Tóp mỡ giòn sần sật dễ dàng khiến bạn thích mê. Muốn nếm thử tóp mỡ, bạn phải đi sớm vì món này bán rất chạy.

Chủ Đề