Bành voi có nghĩa là gì

X

Bảo mật & Cookie

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Đã hiểu!
Quảng cáo

ĐỘC GIẢ:Rã bành tô là gì? Đâu là nghĩa của từng tiếng [rã, bành, tô]?
AN CHI:Cơ sở của lối nóirã bànhtô chính là ngữ vị từrã bành,mà theo chúng tôi, thì Phải viết thànhrả bành[chữrảvới dấu hỏi] mới đúng.Bànhlà một từ Việt gốc Pháp, bắt nguồn ở danh từballe,có nghĩa là kiện hàng.Rả bànhlà một ngữ vị từ tương ứng với động từdéballercủa tiếng Pháp, có nghĩa là tháo kiện hàng để lấy các món hàng ra. Cònemballerthì có nghĩa là đóng kiện, mà thực ra tiếng Việt cũng từng có hình thức đối dịch thích hợp làđóng bành.
Thế là ta có:emballer=đóng bành;
vàdéballer=rả bành.
Rảlà tách ra, tháo ra, gỡ ra, cắt ra; thí dụ:rả máy xe, rả xấp vải, rảsúcthịt,v.v.. Thực ra thì chữrảnày vốn cùng gốc vớirãtrongtan rã, rã đám.Xét về nghĩa thìrãlà rời ra từng bộ phận cònrảchẳng qua là làm cho rời ra từng bộ phận nên hai từ này vốn chỉ là một. Sự phân biệtrã rảthực tế chỉ xảy ra ở trong Nam và sự ra đời của chữrả[dấu hỏi] chẳng qua chỉ là kết quả của một thao tác siêu chỉnh[hypercorrection],một hiện tượng mà chúng tôi cũng vừa mới đề cập trên KTNN 526.Đại từ điển tiếng Việtdo Nguyễn Như Ý chủ biên thu nhận chữ rả có lẽ cũng chỉ là do đã theo cách viết ở trong Nam [chẳng hạn trongViệt-Nam tự-điểncủa Lê Văn Đức] chứ, theo chúng tôi thì ngoài Bắc không có từ rả theo nghĩa đang xét [mặc dù vẫn córảtrongra rả, rả rích,v.v.].
Vậy nếu ta thừa nhận rằng cái từ gốc đã phân hóa thành hai, một mang thanh điệu 4 [dấu ngã] và một mang thanh điệu 3 [dấu hỏi] thì ta phải viếtrả bànhvới chữrảdấu hỏi. Sở dĩ một số quyển từ điển, chẳng hạn nhưViệt-Nam tự-điểncủa Lê Văn Đức hoặcTừ điển phương ngữ Nam Bộdo Nguyễn Văn Ái chủ biên [Nxb TP.HCM, 1994] viếtrã bànhvới chữrãdấu ngã, theo chúng tôi, chỉ là vì đã loại suy theo ngữ vị từrã bèn,nghĩa là rời cánh, rụng cánh [nói về hoa]. Chính vì loại suy theorã bènmà viếtrả bànhthànhrã bànhnên người ta cũng đã hiểu ngữ vị từ sau theo nghĩa của ngữ vị từ trước mà cho rằngrã bànhlà tan vỡ, tan rã, tan tành, như đã giảng trong từ điển do Nguyễn Văn Ái chủ biên. Đây cũng là một thí dụ khác về hiện tượng gọi là sự lấy nghĩa[contaminationdesen]mà chúng tôi đã nói đến trên KTNN 524 [tr.51, c.1].
Thế nhưng tại sao lại còn nóirã bànhtô?Vàbànhtôlà gì?Bành tôlà tên một kiểu áo mà ta đã phiên âm từ tiếng Pháppaletot[chứ không phải do manteau như có chuyên gia ngữ học đã khẳng định].Bành tôlà loại áo Âu phục cổ kín, có nhiều túi, choàng bên ngoài, như đã giảng trongTầm-nguyên tự-điển Việt-Namcủa Lê-Ngọc-Trụ [Nxb TP.HCM, 1993]. Thế thìbànhtrongbànhtôchỉ là một tiếng đồng âm vớibànhtrongrã bànhchứ có đồng nhất đâu mà lại ghép thànhrã bànhtô?Nhưng vấn đề lại chính là ở chỗ này: người ta lợi dụng tính đồng âm mà ghép như thế để tạo ra sắc thái đùa tếu cho lối nói đang xét. Cũng giống như tiếngnghệtrongvăn nghệđâu có phải là tên của một giống thực vật nào nhưng người ta vẫn đồng nhất nó với tên củacủnghệmà nóivăn nghệ văn gừng.Tiếngtrịtrongchính trị;mà người Bắc phát âm thànhchị,đâu có liên quan gì với danh từchịtrongchị emnhưng người ta vẫn đồng nhất hai tiếng đó với nhau mà nói thànhchính chị [trị] chính em.Điển hình cho lối nói mang sắc thái đùa tếu này có lẽ là cấu trúctuyệt cúmèo.Ai có để ý đến chữ Hán cũng có thể biết rằngtuyệtvớicútrongcúmèolà tên một loài chàm mà nói thànhtuyệtcú mèo! Rã bành tôchính là một lối nói như thế và chính vì thế nên nó không hề mang sắc thái trung hòa. Nhưng nó chỉ có tính chất đùa tếu chứ không mang tính xấu nghĩa [pejorative].
Tóm lại,rã bành tôlà một lối nói mang tính chất đùa tếu, ít nhất cũng là không nghiêm chỉnh, có nghĩa là tan vỡ, tan rã, tan tành, không còn gì. Còn xuất phát điểm của nó thì lại là ngữ vị từrả bành,tương ứng với động từdéballercủa tiếng pháp.
Quảng cáo

Share this:

Có liên quan

  • Bánh chưng, bánh giày; bánh tày, bánh tét [Đương Thời số 33 ,7 2011].
  • Tháng Một 24, 2012
  • Ẩm thực Hà Nội Những đổi thay khi tiếp xúc với phương Tây [Đào Hùng]
  • Tháng Chín 1, 2012
  • Đọc lướt «Từ điển từ và ngữ Việt Nam» của Nguyễn Lân [An Chi / Huệ Thiên]
  • Tháng Chín 15, 2012
  • Với 1 bình luận

Video liên quan

Chủ Đề