Báo cáo kết quả thực hiện chuyên de xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

UBND HUYỆN NGHI XUÂN                               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT 

TRƯỜNG MN XUÂN HẢI                                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                       Xuân Hải, ngày 18 tháng 3 năm 2020

BÁO CÁO

Tổng kết 05 năm triển khai thực hiện chuyên đề

“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, giai đoạn 2016 - 2020

[Kèm theo Kế hoạch số 1718 /SGDĐT-GDMN ngày 03 tháng 10 năm 2019 của Sở GDĐT]

Thực hiện kế hoạch số 14/KH-GDĐT ngày 08/10/2019 kế hoạch hướng dẫn tổng kết 5 năm triển khai chuyên đề “Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm”;

Thực hiện kế hoạch số 17/KH- TrMN ngày 10 tháng 9 năm 2016 kế hoạch triển khai chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” của trường mầm non Xuân Hải giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương nhà trường của giáo viên và trẻ. Qua 5 năm triển khai thực hiện chuyên đề đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” trường Mầm non Xuân Hải đã đạt được kết quả như sau.

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Công tác quản lý, chỉ đạo

a] Công tác xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện chuyên đề.

Công văn số 106/PGDĐT-GDMN ngày 20 tháng 2 năm 2017 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016- 2020;

Kế hoạch số 84/KH-PGDĐT ngày 13 tháng 2 năm 2017 “Về việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016- 2020;

Kế hoạch số 12/KH-PGDĐT ngày 12/11/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non

Để triển khai thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” nhà trường đã ban hành một số văn bản triển khai thực hiện tại trường như sau;

Kế hoạch số 20/KH-TrMN ngày 01 tháng 10 năm 2016 kế hoạch thực hiện chuyên đề “ xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2016-2017;

Kế hoạch số 17/KH-TrMN ngày 6 tháng 11 năm 2017 kế hoạch tổ chức hội thi “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” trong các cơ sở giáo dục mầm non năm học 2017-2018;

Kế hoạch số 03/KH-TrMN ngày 25 tháng 9 năm 2018 kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-20219;

Kế hoạch số 04/ KH-TrMN ngày 20 tháng 9 năm 2019 kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020;

Sau khi được tham gia tập huấn về chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” tại phòng, nhà trường phối hợp với tổ trưởng chuyên môn tiến hành tập huấn cho tất cả giáo viên toàn trường cả lý thuyết và thực hành. Sau khi thực hiện chuyên đề tại trường xong nhà trường tiến hành đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề những nội dung đạt được và nội dung chưa đạt từ đó giáo viên xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.

b]. Công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện chuyên đề [Báo cáo theo số liệu tổng hợp ở biểu 4-Phụ lục].

Hàng năm vào đầu năm học hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trong đó có nội dung kiểm tra đánh giá thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”, phân công nhiệm vụ cho HT- P. HT- TTCM tiến hành kiểm tra đánh giá. Xây dựng tiêu chí hàng tháng để đánh giá có hiệu quả.

Hàng tháng tiến hành đến từng nhóm lớp để chấm điểm đánh giá kết quả thực hiện của các nhóm lớp. Hàng tháng kiểm tra đánh giá nhà trường đã kịp thời biểu dương các giáo viên thực hiện tốt chuyên đề, đồng thời nhắc nhở phê bình giáo viên thực hiện chưa có hiệu quả.

2. Đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí [Báo cáo theo số liệu tổng hợp ở biểu 2-Phụ lục].

Hàng năm ban giám hiệu nhà trường đã tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương về đầu tư xây dựng CSVC các phòng học, trong năm học 2017-2018 địa phương đã tập trung mở rộng khuôn viên và xây dựng một dãy nhà 2 tầng gồm 4 phòng học4 phòng ngủ đạt chuẩn; lát lại sân bằng gạch Bờ lc đạt theo quy định của Bộ giáo dục Đào Tạo với tổng số tiền gần 4,5 tỷ đồng; Năm học 2018- 2019 làm sân bóng đá mini lát cỏ nhân tạo cho trẻ chơi với kinh phí 32.700.000đ; Năm học 2019- 2020 nhà trường kết hợp với phụ huynh làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục vận động tài trợ, đóng góp hỗ trợ kinh phí đã xây dựng được khu vui chơi trải nghiệm cho trẻ ; mua loa máy phục vụ khai giảng; mua sắm bổ sung đồ dùng phục vụ dạy học phát triển thể chất cho trẻ với tổng số tiền 110.150.000đ nhằm đảm bảo nhu cầu cho trẻ vui chơi, học tập phát triển toàn diện cho trẻ. Ngoài ra còn huy động phụ huynh hỗ trợ vật liệu để xây dựng môi trường giáo dục trong lớp và ngoài trời phù hợp tạo điều kiện để cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm mọi nơi mọi lúc nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

3. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Vào đầu tháng 9 hàng năm BGH nhà trường xây dựng kế hoạch “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”; cuối tháng đánh giá kết quả; sơ kết học kỳ và tổng kết năm về việc thực hiện chuyên đề;

Tổ chức bồi dưỡng tập huấn lý thuyết cho giáo viên; kiểm tra dự giờ chuyên đề; chấm môi trường trong ngoài lớp hàng tháng ;

Xây dựng tiêu chí đánh giá môi trường trong lớp và ngoài lớp, tiến hành đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí;

Phân công TTCM GV giỏi dạy thực hành chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”; Tổ chức họp tổ chuyên môn đánh giá việc áp dụng chuyên đề của giáo viên trong tổ.
 

Sau mỗi đợt tập huấn nhà trường tiến hành đánh giá kết quả đạt được rút ra được những nội dung chưa đạt và có kế hoạch bồi dưỡng tháng tiếp theo.

Nhà trường và giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng tháng cho trẻ thực hành các hoạt động trải nghiệm.

4. Tổ chức tập huấn, hội thảo chuyên đề trong quá trình triển khai chuyên đề [Báo cáo theo số liệu tổng hợp tại biểu 3-Phụ lục]

100/% CBGV tham gia đầy đủ các hội thảo các đợt tập huấn cho phòng tổ chức

Nhà trường tổ chức tập huấn chuyên đề theo từng năm học và bố trí cho tất cả CBGV tham dự đầy đủ.

5. Tổ chức Cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non”.

Nhà trường đã xây dựng Kế hoạch số 17/KH-TrMN ngày 6 tháng 11 năm 2017 kế hoạch tổ chức hội thi “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” trong nhà trường năm học 2017-2018 ;

Nội dung thi gồm 4 phần trong bộ tiêu chí áp dụng quan điểm Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non [kèm theo bộ tiêu chí] và điểm sáng tạo, hiệu quả trong việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non với thang điểm 100.

Đánh giá chung về Hội thi: Nhìn chung các nhóm lớp trong trường đã nghiêm túc tham gia hội thi. Ban giám hiệu nhà trường đã quyết tâm trong việc chỉ đạo cuộc thi; đa số giáo viên đã nổ lực, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy chịu khó sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế thải và huy động sự đóng góp của phụ huynh để xây dựng môi trường trong và ngoài lớp lấy trẻ làm trung tâm một cách phù hợp, đa dạng, phong phú và sáng tạo. Cụ thể: Môi trường trong lớp: Tất cả các lớp đều biết cách xây dựng đủ các góc. Bố trí các góc hợp lý, thuận tiện. Sắp xếp đồ dùng đồ chơi tương đối gọn gàng sạch sẽ, làm được nhiều đồ dùng đồ chơi tự làm phù hợp chủ đề, đa dạng, phong phú, sáng tạo, nổi bật là các lớp: 4 tuổi A; 5 tuổi B; 5 tuổi A

- Giáo viên đã biết tạo các góc mở trong lớp cho trẻ hoạt động một cách sáng tạo đem lại hiệu quả cao, nổi bật nhất là lớp 5 tuổi B [ Cô Thắm].

- Tận dụng được mọi không gian cho trẻ hoạt động tại các lớp

Môi trường ngoài lớp: Các lớp đã tận dụng khoảng không gian ngoài trời để tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm khám phá. Đồ dùng đồ chơi ngoài trời đa dạng phong phú thuận tiện cho trẻ hoạt động trải nghiệm

- Đặc biệt là lớp 4 tuổi A [ cô Phượng ] đã tạo được đồ chơi ở góc khám phá sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực cho trẻ hoạt động đó là bộ đồ chơi khám phá dòng chảy của nước bằng tre và nồi đất.

Môi trường xã hội: Nhìn chung giáo viên đã tạo được môi trường tâm lý thoải mái an toàn cho trẻ.

- Tạo được môi trường giao tiếp cởi mở, gần gũi giữa cô và trẻ mà trong đó trẻ luôn được tôn trọng.

Tính sáng tạo: Một số lớp được đánh giá là có sự sáng tạo cao: lóp 4 tuổi A [ Cô Phượng]; 5 tuổi B [ cô Thắm]

Tính hiệu quả sữ dụng: Lớp được đánh giá có tính hiệu quả sữ dụng cao nhất đó là 4 tuổi A; 5 tuổi B

Kết quả đạt giải cụ thể như sau::

- Lớp đạt giải nhất: 5 tuổi B

- Lớp đạt giải nhì: 5 tuổi A; 4 tuổi A;

- Lớp đạt giải 3: 5 tuổi C; 4 tuổi B; nhà trẻ B

- Lớp đạt giải khuyến khích: 4 tuổi C; 3 tuổi A; 3 tuổi B; nhà trẻ A.

Trong năm học 2017-2018 Nhà trường đã tham gia vào cuộc thi “ xây dựng môi trường giáo dục Lấy trẻ làm trung tâm” do phòng GDĐT tổ chức và đạt giải 3.

6. Kết quả triển khai chuyên đề ở đơn vị:

a. Số cán bộ, giáo viên, nhóm lớp tham gia thực hiện chuyên đề: 18 người.

- Tổ chức thực hành xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm: số lớp triển khai thực hành 9/9 lớp; số CBQL,GVMN tham dự hoạt động thực hành 21.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình GDMN theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm: số CBQL, GVMN tham gia thực hành xây dựng kế hoạch: 21.

- Tổ chức các hoạt động CSGD lấy trẻ làm trung tâm: số lớp triển khai: 9/9 lớp;

b. Việc xây dựng mô hình điểm thực hiện chuyên đề.

Mỗi năm học nhà trường chọn 3 lớp [ thuộc 3 khối: 3 tuổi, 4 tuổi 5 tuổi] làm điểm về chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” Các lớp điểm thực hiện xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giáo viên là giáo viên cốt cán của trường, có tinh thần trách nhiệm cao để nhân rộng ra toàn trường. Qua 5 năm thực hiện chuyên đề thi “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” môi trường trong các lớp được giáo viên thiết kế các góc mở để trẻ vui chơi trải nghiệm hàng ngày, môi trường ngoài lớp có nhiều đổi mới sáng tạo, trẻ thích được đến trường để được khám phá trải nghiệm.

7. Kết quả thực hiện các Tiêu chí kèm theo Kế hoạch số 06/KH-SGDĐT

Những kết quả đạt được trong thực hiện 5 nội dung/tiêu chí ban hành kèm theo Kế hoạch số Kế hoạch số 06/KH-SGDĐT ngày 20/6/2017 của Phòng GDĐT về triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020;

7.1. Xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học

Để thực hiện có hiệu quả chuyên đề thi “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” nhà trường đã luôn chú trọng xây dựng môi trường vật chất môi trường xã hội.

*Môi trường vật chất: đầu tu mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, trong lớp giáo viên thiết kế các góc mở trong lớp với những hình ảnh đẹp sinh động an toàn trẻ khi chơi tự tháo và lắp dễ dàng, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi qua đó góp phần phát triển trí tuệ. đồng thời mối quan hệ xã hội được phát triển mạnh mẽ như những hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ đúng mực, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng xử lý các tình hưống trong cuộc sống của trẻ ngày một tốt hơn. Trong quá trình hoạt động, tình cảm giữa cô và trẻ càng gắn bó, gần gũi, yêu thương và tôn trọng. Ngoài trời xây dựng góc chợ quê trẻ được trải nghiệm mua bán hàng hóa, góp phần tạo nên sự phong phú cho chợ quê. Những con cua con ốc, mớ rau, hoa quả vườn nhà thật giản dị, mộc mạc nhưng mang đậm truyền thống quê hương…

Có các góc mở được sắp xếp bố trí gọn gàng dễ lấy, dễ sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ chơi, đồ chơi không sắc nhọn được sắp xếp trên giá đảm bảo an toàn có vặn vít các giá vào tường đảm bảo an toàn; môi trường ngoài lớp: Nhà trường cũng đã mua sắm đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi đầy đủ đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ. Môi trường mang tính chất mở được thay đổi theo mỗi chủ đề, thuận tiện cho trẻ thực hành trải nghiệm, hứng thú phát huy tính sáng tạo của trẻ.

Góc thư viện tại cầu thang giúp trẻ được yên tĩnh chọn sách, tranh ảnh để xem, kể chuyện theo tranh ảnh...

Góc thiên nhiên, vườn rau của bé trẻ được trải nghiệm hàng ngày như chăm sóc, vệ sinh cây; thực hành sới đất, gieo hạt [trồng cây], chăm sóc cây….qua đó trẻ hiểu hơn về sự phát triển của cây…

Ngoài ra nhà trường quan tâm, chú trọng xây dựng khu vui chơi phát triển thể chất, khu vui chơi trải nghiệm cát sỏi....với khuôn viên thoáng đãng, rộng rãi tạo nên nhiều khu vực cho trẻ vui chơi phát triển thể chất thông qua các đồ chơi hình dạng con vật ngộ nghĩnh, các trò chơi vận động như đá bóng, bước chân khéo léo, chơi bóng nảy, bật sâu, bật xa, ném bóng....trẻ được tập luyện hàng ngày giúp trẻ nhanh nhẹn, dẻo dai, rèn luyện khả năng khéo léo, linh hoạt, mạnh dạn, tự tin.

* Môi trường xã hội: nhà trường và giáo viên xây dựng môi trường gần gũi thân thiện với trẻ, thường xuyên trò chuyện với trẻ, tạo bầu không khí vui tươi phấn khởi trong nhà trường và các lớp, tạo cơ hội cho trẻ được trò chuyện giao tiếp với cô giáo bạn bè và mọi người. trò chuyện với trẻ vào giờ đón trẻ, trong các hoạt động ở mọi nơi mọi lúc…

7.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục

Vào đầu mỗi năm học BGH nhà trường cùng TTCM xây dựng kế hoạch giáo dục chung cho các khối, độ tuổi cho các lớp, sau đó cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên lên kế hoạch năm, tháng, tuần và tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt theo đúng theo kế hoạch.

Việc lập kế hoạch thể hiện nội dung GD theo Chương trình GDMN và có thể điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế của vùng miền, địa phương, trường/lớp: Vào đầu năm nhà trường xây dựng kế hoạch chuyên đề xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm triển khai kế hoạch xuống các tổ sau đó tổ triển khai đến từng giáo viên .

- Số giáo viên đã chủ động lập kế hoạch giáo dục, lựa chọn các nội dung trong và ngoài chương trình phù hợp để xây dựng kế hoạch, quan tâm đến sự kiện, tình huống xung quanh, nhằm tích hợp, tạo sự gắn kết, tác động một cách thống nhất đồng bộ đến sự phát triển của trẻ: 18/18 giáo viên, tỷ lệ: 100 %;

- Số Kế hoạch hoạt động được xây dựng theo các chủ đề: 10/10 tỷ lệ: 100 %.

- Số Kế hoạch hoạt động được xây dựng tích hợp/chủ đề [không phụ thuộc vào chủ đề hoàn toàn]:16/18 tỷ lệ: 89 % ;

- Số giáo viên lập kế hoạch sát với mức độ nhận thức của trẻ [đã xác định mức độ nhận thức của trẻ trước khi lập kế hoạch]: 16/18, tỷ lệ: 89%;

- Số giáo viên chưa chủ động lập kế hoạch giáo dục, kế hoạch hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào các chủ đề gợi ý của Bộ GD&ĐT: 0

- Số giáo viên có lựa chọn các nội dung ngoài chương trình để xây dựng kế hoạch phát triển chương trình nhưng chưa phù hợp: 0;

7.3. Đổi mới tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ

- Qua thực hiện chuyên đề giáo viên đã có nhiều đổi mới sáng tạo về phương pháp tổ chức cho trẻ các hoạt chăm sóc và giáo dục trẻ, qua các hoạt động hàng ngày, các hoạt động lễ hội, tham quan, trẻ được khám phá thực hành trải nghiệm một cách say sưa hứng thú trong các hoạt động.

-100% giáo viên biết phối hợp các phương pháp hợp lý, luôn hướng dẫn, gợi mở, khuyến khích trẻ trong mọi hoạt động tạo cho cơ hội cho trẻ được trải nghiệm khám phá và trình bày ý tưởng của mình thông qua các hoạt động.

- Việc khuyến khích trẻ sáng tạo trong tổ chức hoạt động giáo dục: Đa số giáo viên biết sử dụng các phương pháp, hình thức, sử dụng các trò chơi, đồ dùng đồ chơi phù hợp, đúng lúc để kích thích sự tìm tòi khám phá của trẻ, chú ý đến cá nhân khác biệt để làm thay đổi và cá thể hóa đối với những trẻ thiếu hụt và có những trẻ khó khăn giáo viên động viên quan tâm trẻ nhiều hơn.

- Giáo viên luôn chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển của từng cá nhân trẻ.

- Giáo viên đã biết tận dụng tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình vào các hoạt động một cách hứng thú.

-. Đa số giáo viên biết tổ chức, điều khiển, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ. Khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.

- 90% giáo viên biết linh hoạt, biết tạo cơ hội ngay cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu khi có sự kiện, đối tượng bất ngờ gây hứng thú trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục.

Tổ chức cho trẻ được tham gia trải nghiệm các hoạt động trong trường như tham gia vào các ngày lễ hội; tết trung thu; ngày hội ẩm thực; ngày hội thể thao; tuần lễ sức khỏe....Trải nghiệm chăm sóc vườn rau của bé...

Tham quan trải nghiệm ngoài nhà trường như: Tham quan tại Khu lưu niệm Nguyễn Du; Nhà thờ Nguyễn Công trứ; Khu du lịch trải nghiệm Homestay tại Phong Giang Tiên Điền; Tham quan trải nghiệm lao động công ích tại nghĩa trang Xã Xuân Hải; Tham quan Tram y tế xã; .

7.4. Đánh giá sự phát triển của trẻ:

* Đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ:

-Nhà trường chỉ đạo giáo viên các lớp thực hiện đánh giá trẻ hàng ngày vào cuối các chủ đề và cuối từng năm học.

- Đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn trọng những gì trẻ có.

- Đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng KHGD, điều chỉnh KHGD và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp.

- Tôn trọng sự khác biệt của mỗi trẻ về cách thức, tốc độ học tập và phát triển riêng. Chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ.

- Nhìn chung đa số giáo viên đã đánh giá trẻ nhưng vẫn còn một số ít chưa thực sự chú chú ý quá trình hoạt động của trẻ, sự cố gắng của mỗi cá nhân trẻ để điều chỉnh kế hoạch cũng như các mặt mạnh mặt yếu của từng trẻ kịp thời.

- Đa số giáo viên đánh giá trẻ nhưng chưa chú ý quá trình hoạt động của trẻ, sự cố gắng của mỗi cá nhân trẻ mà chủ yếu dựa vào kết quả đạt được.

- Việc đánh giá trẻ thường chú trọng đánh giá những nội dung nào: Đánh giá hàng ngày, sau các chủ đề với các nội dung như đánh giá về tình trạng sức khỏe của trẻ, thái độ cảm xúc, trạng thái cảm xúc và thái độ hành vi của trẻ; Kiến thức kỹ năng thông qua chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày để nhận định về sự phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ một cách phù hợp.

- Giáo viên đã chú ý đánh giá thái độ, hành động, cảm xúc của trẻ chưa: Đa số giáo viên đã đánh giá thái độ, hành động, cảm xúc của trẻ một cách phù hợp, quan tâm một số trẻ cá biệt đúng thời điểm. Vẫn còn một số giáo viên chưa chú ý đánh giá đến những cảm xúc của trẻ để phát huy các mặt mạnh mặt yếu của trẻ.

- Số giáo viên sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục, điều chỉnh KHGD và tổ chức các hoạt động GD tiếp theo cho phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp: 100% giáo viên đã biết sử dụng kết quả đánh giá và bám sát vào các kế hoạch đánh giá hàng ngày, kế hoạch chủ đề để đánh giá trẻ sát đúng với thực tế.

Kết quả: Qua khảo sát đánh giá sự phát triển của trẻ học kỳ, cả năm học nhìn chung trẻ đã có nhiều chuyển biến rất rõ nét cụ thể: 90- 95% trẻ đến trường có kỷ năng giao tiếp với cô giáo, ông bà, bố mẹ, người lớn và bạn bè;

Trẻ được trực tiếp trải nghiệm khám phá tìm tòi, biết quan sát và lắng nghe, biết đặt câu hỏi, biết suy nghĩ, liên tưởng phù hợp khả năng của trẻ làm trẻ thích thú, mạnh dạn, tự tin, tự mình khám phá, tự mình tham gia thực hành theo ý tưởng của trẻ đủ cả 5 lĩnh vực phát triển. Trẻ ngày càng hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, các kỹ năng học tập cần thiết được rèn luyện thường xuyên tạo nền tảng tốt khi trẻ bước vào lớp 1.

7.5. Công tác tuyên truyền, phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng quan tâm xây dựng trường mầm non LTLTT[5].

a] Nội dung, hình thức

* Nội dung

- Truyên truyền đến các bậc phụ huynh về cách tự lập cho trẻ

- Tuyên truyền về nội dung chương trình và kết quả mong đợi của trẻ ở từng độ tuổi

- Phối hợp với các phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để phục vụ trẻ việc học và vui chơi

- Vị trí, vai trò của GDMN, hướng dẫn CSGD trẻ tại gia đình, chuẩn bị cho trẻ vào lớp.

* Hình thức

- Qua trực tiếp trao đổi với phụ huynh

- Qua thông tin trên mạng và các kênh truyền hình

- Qua các hội thi trải nghiệm do lớp, trường tổ chức

* Biện Pháp:

Nhà trường xây dựng kế hoạch, lịch tuyên truyền xuyên suốt có sự đầu tư ở một số thời điểm có ý nghĩa, tận dụng triệt để cuộc họp của các ban nghành có liên quan, tranh thủ những giờ nghỉ giải lao, trò chuyện về tình hình trường lớp để các đồng chí lãnh đạo khi nào nhà trường làm tờ trình cần sự giúp đỡ, lúc đó lãnh đạo cơ quan sẵn sàng hỗ trợ nhà trường một cách nhanh chóng.

Đối với phụ huynh học sinh nhà trường tuyên truyền vận động qua cuộc họp BCH hội phụ huynh học sinh. Họp phụ huynh học sinh đầu năm, học kỳ, nhà trường đưa dự thảo kế hoạch” Xây dựng môi trường giáo dục ngoài trời trong trường Mầm non” về nội dung xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị để PHHS bàn bạc đi đến thống nhất, sau khi thông suốt về chủ trương PHHS đã hưởng ứng nhiệt tình, khắc phục khó khăn tích cực thực hiện.

b] Đánh giá kết quả

- Trong 5 năm thực hiện chuyên đề, các bậc phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng việc cho trẻ thực hiện chuyên đề xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm;

- Tự nguyện tham gia các hoạt động cho trẻ như làm đồ dùng cho trẻ; mang tặng một số nguyên liệu như bìa, chai...

- Tham gia các hoạt động trang trí các góc chơi cho trẻ;

- Quan tâm các hoạt động của nhà trường kết hợp cùng nhà trường trong việc CSGD trẻ;

- 100% các lớp tạo môi trường cho trẻ hoạt động từ trong lớp đến ngoài lớp, từ các hành lang đều được trang bị thảm mỹ àn toàn thu hút sự chú ý của trẻ. Tại các góc này có các nguyên liệu mở, với các đồ chơi, học liệu khác nhau tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động mọi lúc, mọi nơi. Được sự đồng thuận ủng hộ cao của các cấp các ngành, các bậc phụ huynh học sinh hỗ trợ kinh phí đầu tư tu sửa CSVC, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho chuyên đề.

8. Tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện chuyên đề

Nhà trường tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện chuyên đềchuyên đề vào ngày 6 tháng 4 năm 2020.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chuyên đề kịp thời có hiệu quả.Địa phương quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các phòng học phòng chức năng đảm bảo đạt theo quyđịnh của Bộ giáo Dục Đào Tạo. Giáo viên có năng lực về chuyên môn, năng động sáng tạo, biết xây dựng và thiết kế các góc mở trong lớp đẹp, an toàn trẻ thường xuyên được khám phá trải nghiệm, phương pháp lên lớp tổ chức cho trẻ các hoạt động có nhiều đổi mới thu hút được sự hứng thú học tập vui chơi của trẻ.

Môi trường trong và ngoài lớp xanh sạch đẹp có khu vui chơi cho trẻ phát triển vận động, chợ quê làng nghề quê bé, góc khám phá khoa học trẻ thường xuyên được trải nghiệm.

- Môi trường ngoài của nhà trường đầu tư như tranh ảnh thay đổi theo chủ đề, chủ điểm thuận tiện cho trẻ học tập khám phá.

- Tại các nhóm lớp nhà trường đầu tư các thiết bị ti vi, máy chiếu, thiết bị đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ, ngoài ra giáo viên còn trang trí các góc theo chủ đề mang tính chất mở và thường xuyên thay đổi theo các sự kiện kích thích sự tìm tòi sáng tạo của trẻ.

- Giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch cũng như tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Luôn chú ý lựa chọn các hoạt động nhằm phát triển sự sáng tạo cho trẻ.

2. Khó khăn, hạn chế

- Một số giáo viên mới vào nghề, giáo viên tuổi đời cao, chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy nên đôi lúc còn túng lúng khi áp dụng các phương pháp mới.

- Việc xác định mục tiêu bài dạy cho từng độ tuổi 1 số giáo viên còn nhiều lúng túng về công tác đánh giá trẻ.

- Cơ sở vật chất, điều kiện để phục vụ cho chuyên đề còn hạn chế nhiều.

- Một số giáo viên việc tiếp cận với chuyên đề chưa thực sự quan tâm, chú trọng.

- Một số phụ huynh nhận thức chưa sâu sắc về chuyên đề, vì thế 1 phần nào cũng ảnh hưởng tới công tác tuyên truyền, phối hợp của nhà trường

III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG

1. Đối với Bộ GD&ĐT

2. Đối với Sở GD&ĐT

3. Đối với Phòng GDĐT

- Hàng năm Phòng GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đồng thời thực hiện đạt kết quả cao chuyên đề “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.

- Kính đề nghị cấp trên quan tâm hỗ trợ thêm một số cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề.

Trên đây là báo cáo kết quả 5 năm thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” của trường mầm non Xuân Hải đã triển khai thực hiện./

Video liên quan

Chủ Đề