Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tiếng anh là gì năm 2024

Căn cứ theo tính chất, bảo hiểm bao gồm hai loại: Bảo hiểm bắt buộc [tiếng Anh: Compulsory insurance] và bảo hiểm tự nguyện [tiếng Anh: Non-compulsory insurance].

Hình minh họa. Nguồn: eTags

Bảo hiểm bắt buộc [Compulsory insurance] và bảo hiểm tự nguyện [Non-compulsory insurance]

Định nghĩa

Bảo hiểm bắt buộc trong tiếng Anh là Compulsory insurance. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm mà pháp luật có qui định về nghĩa vụ tham gia bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân có mối quann hệ nhất định với loại đối tượng bắt buộc phải được bảo hiểm.

Bảo hiểm tự nguyện trong tiếng Anh là Non-compulsory insurance. Bảo hiểm tự nguyện bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm mà hợp đồng bảo hiểm được kí kết theo ý nguyện của bên mua bảo hiểm và hoàn toàn dựa trên nguyên tắc thỏa thuận.

Các thuật ngữ liên quan

Bảo hiểm [Insurance] là phương pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm [Insurance policy] là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải nộp tiền đóng phí bảo hiểm còn doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Nhận xét

- Đại bộ phận các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại bảo hiểm tự nguyện.

- Trong bảo hiểm bắt buộc, thông thường pháp luật có qui định thống nhất về các điều khoản cơ bản của hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ tuân thủ khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.

- Bắt buộc không làm mất đi nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong quan hệ hợp đồng vì các bên được tự nguyện lựa chọn đối tác và thỏa thuận những vấn đề còn lại.

Sự cần thiết của bảo hiểm bắt buộc

- Đảm bảo chức năng trật tự xã hội của Nhà nước.

- Để bảo vệ lợi ích công cộng, an toàn chung, Nhà nước buộc phải sử dụng luật pháp để can thiệp vào việc bảo hiểm cho một số đối tượng mà có liên quan đến lợi ích chả nhiều thành viên trong xã hội.

Ví dụ: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là bảo hiểm bắt buộc do:

+ Số vụ tai nạn giao thông ngày một gia tăng, gây hậu quả thiệt hại khó lường.

+ Người gây ra tai nạn trong nhiều trường hợp bỏ trốn để trốn tránh trách nhiệm.

Cần lưu ý

- Doanh nghiệp bảo hiểm không được lợi dụng bằng cách giải thích sai lệch tính chất bắt buộc trong giao kết hợp đồng bảo hiểm.

- Bảo hiểm bắt buộc không trao bất kì đặc quyền nào cho doanh nghiệp bảo hiểm.

- Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể có được bằng việc hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm, cung cấp dịch vụ có chất lượng cho khách hàng ngay cả khi là bảo hiểm bắt buộc.

Ở bài viết này hãy cùng IBAOHIEM tìm hiểu về: Tình hình cháy nổ, bảo hiểm cháy nổ, các quy định liên quan đến cháy nổ để chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc này nhé.

Thông tin chung

“Thời gian qua, tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn diễn biến phức tạp, khó lường, tần suất ngày càng cao, nhất là các vụ cháy tại các khu dân cư, chung cư cao tầng, khu công nghiệp, chợ, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất, kinh doanh… và đặc biệt là các cơ sở kinh doanh karaoke. Nhiều vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng [mới đây nhất là vụ cháy quán karaoke tại quận Cầu Giấy, Hà Nội ngày 01/8/2022 làm 3 chiến sĩ Cảnh sát PCCC hy sinh; vụ cháy kho xưởng khiến 3 mẹ con tử vong ở Thanh Oai, Hà Nội ngày 10/9/2022; vụ cháy quán karaoke tại Bình Dương ngày 06/9/2022 làm nhiều người chết, tối 11/9 xảy ra vụ cháy tại Đồng Nai…].” Thông tin chi tiết bài viết tại đây: //vtv.vn/chinh-tri/cap-nhat-thu-tuong-chu-tri-hoi-nghi-ve-cong-tac-phong-chay-chua-chay-20220912090439144.htm Chính vì vậy Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc giúp bạn bảo vệ tài sản trước những rủi ro xảy ra như: Cháy, nổ,….xảy ra.

BẠN MUỐN TƯ VẤN NGAY? TƯ VẤN VIÊN SẼ GỌI LẠI CHO BẠN

Gửi thông tin, tư vấn viên sẽ gọi lại trong 2 phút

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Nghị định số 23/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc nêu rõ: Bên mua bảo hiểm cháy, nổ phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ theo quy định pháp luật.

Nghị định 23/2018/NĐ-CP áp dụng đối với: Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP [bên mua bảo hiểm]; doanh nghiệp bảo hiểm; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Nghị định quy định: Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định.

Chi tiết nghị định tại đây: Nghị định số 23/2018/NĐ-CP của Chính phủ

Một số thông tin về nghị định số 23/2018/NĐ-CP

Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc:

1. Điều kiện, mức phí bảo hiểm; số tiền bảo hiểm tối thiểu.

2. Mức thu, chế độ quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy.

3. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan có liên quan và doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với:

1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế [nếu có].

2. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ; chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam [sau đây gọi là “doanh nghiệp bảo hiểm”].

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

BẠN MUỐN TƯ VẤN NGAY? TƯ VẤN VIÊN SẼ GỌI LẠI CHO BẠN

Gửi thông tin, tư vấn viên sẽ gọi lại trong 2 phút

Nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này [sau đây gọi là “bên mua bảo hiểm”] phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ theo quy định pháp luật.

2. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này.

Ngoài việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong các trường hợp sau:

  1. Cơ sở chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật.
  1. Cơ sở không có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đã quá 01 năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
  1. Cơ sở đang bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy.

4. Bên mua bảo hiểm được tính chi phí mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc vào giá thành sản phẩm, dịch vụ [đối với cơ sở sản xuất kinh doanh] hoặc vào chi thường xuyên [đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác].

5. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Nghị định này mua bảo hiểm cháy, nổ trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với quy định pháp luật.

Đối tượng bảo hiểm

1. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:

  1. Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
  1. Các loại hàng hóa, vật tư [bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm].

2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm tối thiểu

1. Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

2. Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận như sau:

  1. Đối với các tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
  1. Đối với các tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan.

BẠN MUỐN TƯ VẤN NGAY? TƯ VẤN VIÊN SẼ GỌI LẠI CHO BẠN

Gửi thông tin, tư vấn viên sẽ gọi lại trong 2 phút

Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

1. Phạm vi bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho các thiệt hại xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này phát sinh từ rủi ro cháy, nổ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

  1. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này [trừ cơ sở hạt nhân], doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:

– Động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên.

– Thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra.

– Tài sản bị đốt cháy, làm nổ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.

– Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.

– Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.

– Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại do chịu tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.

– Thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm; do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nổ.

– Thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.

– Thiệt hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai.

  1. Đối với cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm

1. Mức phí bảo hiểm

Mức phí bảo hiểm quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này được áp dụng đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này, cụ thể như sau:

  1. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ [trừ cơ sở hạt nhân] có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Trên cơ sở mức phí bảo hiểm quy định tại điểm này, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận tăng mức phí bảo hiểm áp dụng đối với từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở và theo quy định pháp luật.

  1. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên và cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm theo quy định pháp luật và trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

2. Mức khấu trừ bảo hiểm

Mức khấu trừ bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự kiện bảo hiểm, được quy định tại Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, cụ thể như sau:

  1. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ [trừ cơ sở hạt nhân] có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm mức khấu trừ bảo hiểm áp dụng đối với từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ căn cứ vào mức độ rủi ro và lịch sử xảy ra tổn thất của từng cơ sở.

xb] Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên và cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

Bồi thường bảo hiểm

1. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:

  1. Số tiền bồi thường bảo hiểm đối với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số tiền bảo hiểm của tài sản đó [đã được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm], trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
  1. Giảm trừ tối đa 10% số tiền bồi thường bảo hiểm trong trường hợp cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các kiến nghị tại Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, dẫn đến tăng thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ.
  1. Không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật hình sự.

2. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bao gồm các tài liệu sau:

  1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
  1. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
  1. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tại thời điểm gần nhất thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm [bản sao].
  1. Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.

đ] Văn bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân vụ cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền [bản sao] hoặc các bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy, nổ.

  1. Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại.

Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này. Doanh nghiệp bảo hiểm thu thập tài liệu quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.

Chi tiết nghị định tại đây: Nghị định số 23/2018/NĐ-CP của Chính phủ

Xem thêm: Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết luật phòng cháy và chữa cháy

Xem thêm: Nghị định 97/2021/NĐ-CP sửa đổi một số điều của nghị định 23/2018/NĐ-CP

Chính vì vậy việc tìm hiểu cũng như tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là rất cần thiết để đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản của chính cá nhân, gia đình, cơ sở kinh doanh và các doanh nghiệp

Liên hệ tư vấn và tham gia

Hiện nay có nhiều hãng bảo hiểm cung cấp loại hình Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc này. Tùy theo nhu cầu thực tế của bản thân, doanh nghiệp chúng ta sẽ có sự lựa chọn phù hợp nhất. Với đội ngũ chuyên nghiệp và hệ thống đối tác trên khắp cả nước như: Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm PVI, Bảo hiểm Bảo Minh, Bảo hiểm PJICO, Bảo hiểm VietinBank,…IBAOHIEM tự tin có thể đưa ra giải pháp tốt và phù hợp nhất với bạn và doanh nghiệp của bạn. Nếu cần tư vấn bạn không phải ngần ngại hãy liên hệ ngay với IBAOHIEM để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Bảo hiểm bắt buộc xe ô tô tiếng Anh là gì?

Bảo hiểm bắt buộc trong tiếng Anh là Compulsory insurance.

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc bao nhiêu tiền?

Mức phí bảo hiểm cháy nổ thực tế phải đóng bằng tỷ lệ phí bảo hiểm nêu trên nhân với giá trị tài sản. Tức là, nếu một căn hộ chung cư có giá khoảng 1 tỷ đồng thì phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hàng năm là 550.000 đồng [đã bao gồm thuế GTGT].

Statutory Insurance là gì?

Bảo hiểm bắt buộc là loại hình bảo hiểm bắt buộc do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.

Trong bảo hiểm cháy nổ bắt buộc chạy được định nghĩa là gì?

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là loại bảo hiểm bồi thường cho thiệt hại về tài sản khi xảy ra cháy nổ. Bảo hiểm này là hình thức bảo hiểm do nhà nước quy định phải mua nên gọi là bắt buộc.

Chủ Đề