Bảo hiểm xe 2 chiều là gì

Bảo hiểm xe ô tô 2 chiều là gì?

Bảo hiểm xe ô tô 2 chiều là gì, có quan trọng hay không vẫn đang là một câu hỏi của những học viên mới lái xe. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về loại bảo hiểm vật chất này.

Bảo hiểm ô tô 2 chiều là một loại bảo hiểm không bắt buộc nhưng rất nhiều chủ xe lựa chọn đăng ký. Có nhiều định nghĩa về loại bảo hiểm vật chất nà. Nhiều người cho rằng đây là loại bảo hiểm mà khi xảy ra tai nạn, sẽ được bồi thường cho cả 2 bên. Định nghĩa này không hoàn toàn sai nhưng chưa thực sự chính xác.

Thực chất bảo hiểm 2 chiều xe ô tô là sự kết hợp giữa bảo hiểm trách nhiệm nhân sự và bảo hiểm vật chất xe ô tô

Bảo hiểm xe ô tô 2 chiều

Quyền lợi của bảo hiểm 2 chiều xe ô tô

Khi đăng ký mua bảo hiểm xe ô tô 2 chiều, chủ sở hữu sẽ được đảm bảo quyền lợi bồi thường cho cả mình và chiếc xe. Cụ thể như sau.

Thứ nhất, bảo hiểm thiệt hại cho chiếc xe. Điều này có nghĩa công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại mà xe gây ra khi gặp những tai nạn bất ngờ. Những trường hợp như hỏa hoạn, đâm xe, cháy nổ, tai nạn do thiên tai, do người khác cố ý hoặc không cố ý… đều sẽ được bồi thường. Mức bồi thường cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào gói bảo hiểm mà chủ xe lựa chọn và dựa theo hợp đồng của chủ xe với công ty bảo hiểm.

Thứ hai, bảo hiểm thiệt hại cho chủ xe. Điều này có nghĩa là chủ xe cũng sẽ được bồi thường khi gặp những thiệt hại do chủ xe gây ra cho bên thứ 3 và hành khách.

.jpg]

Quyền lợi của bảo hiểm 2 chiều xe ô tô

Những trường hợp mà chủ xe và xe không được bồi thường

Đối với bất kỳ loại bảo hiểm nào cũng thế, sẽ có quyền lợi và hạn chế. Dưới đây là những trường hợp mà chủ xe và xe sẽ không có quyền yêu cầu bồi thường.

  • Số tiền đầu tiên của mỗi và mọi tổn thất là mức miễn thường đã được ghi trên bản tóm tắt hợp đồng bảo hiểm
  • Bị mất đi tính năng sử dụng hoặc bất cứ tổn thất đem lại hậu quả khác
  • Thiệt hại về săm lốp xe, đồng thời gây ra thiệt hại cho những bộ phận khác trong cùng một vụ tai nạn
  • Những hao mòn tự nhiên trong quá trình sử dụng xe, hỏng hóc về cơ hoặc điện
  • Hư hỏng động cơ do đi vào đường ngập nước, hoặc do vô ý để nước lọt vào động cơ làm hỏng động cơ của xe
  • Lần yêu cầu bồi thường thứ 3 trở đi do tổn thất gây ra bởi trộm cắp [2 lần trước đã được bồi thường trong thời hạn bảo hiểm]
  • Những tổn thất cho bộ phận độ thân xe
  • Tổn thất gây ra do hiện tượng thủy kích đối với những dòng xe: xe hybrid; xe khách trên 8 chỗ và các loại xe tải
  • Tất cả các loại tem xe không nguyên bản, đối với những xe ô tô đã ngưng sản xuất thì các loại tem xe đều sẽ không được hưởng bảo hiểm
  • Những tổn thất mà khách hàng không thông báo chính thức cho bên bảo hiểm
  • Những tổn thất do các bộ phận không phải là nguyên bản và không được khai báo trong phiếu giám định xe.

Chi phí mua bảo hiểm xe ô tô 2 chiều và một số lưu ý

Hiện nay, các đơn vị bảo hiểm xe ô tô 2 chiều rất nhiều và mỗi đơn vị sẽ có những mức phí, gói bảo hiểm khác nhau. Nhưng hầu hết mức phí sẽ dao động từ 1.4% - 2% so với giá trị của xe. Ngoài ra thì mức phí sẽ còn phụ thuộc vào các điều khoản mà 2 bên thương lượng khi ký hợp đồng.

Khi mua bảo hiểm 2 chiều xe ô tô, tốt hơn hết bạn nên lựa chọn những đơn vị bảo hiểm uy tín. Tham khảo qua bạn bè người thân hoặc các website uy tín để tránh trường hợp tiền mất tật mang.

Khi tiến hành ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần đọc kỹ các điều khoản, mọi thứ cần phải minh bạch và rõ ràng. Nếu có thể, hay mời một người bạn am hiểu về luật đi cùng để hỗ trợ bạn.

Trên đây là bài viết Giải đáp thắc mắc: Bảo hiểm xe ô tô 2 chiều là gì?. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

Nếu bạn cần tư vấn mua xe Ôtô Honda và các loại bảo hiểm cần thiết kèm theo xe. Vui lòng liên hệ Hotline 0939 455 995 hoặc để lại thông tin để nhận báo giá khuyến mãi từ Honda Ôtô Cần Thơ.

Bảo hiểm ô tô 2 chiều là cách gọi khá phổ biến của người dân khi đề cập tới việc tham gia bảo hiểm cho xe ô tô. Mặc dù trong các tài liệu chuẩn về bảo hiểm ô tô của PVI cũng các hãng bảo hiểm khác trên thị trường không dùng khái niệm này. Chúng ta cùng tìm hiểu xem thực chất bảo hiểm ô tô 2 chiều là loại hình bảo hiểm gì trong bài viết này.

Bảo hiểm ô tô 2 chiều là một loại bảo hiểm mà bao gồm cả bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm tai nạn cho xe hơi. Bảo hiểm ô tô 2 chiều được gọi là “2 chiều” vì nó bao gồm cả bảo hiểm cho người lái xe và xe ô tô của họ.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bảo vệ chủ sở hữu xe ô tô khỏi các yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vô ý hoặc có ý của người lái xe gây ra cho bên thứ ba. Nó bao gồm việc bồi thường cho các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của bên thứ ba mà chủ sở hữu xe gây ra.

Bảo hiểm tai nạn bảo vệ chủ sở hữu xe ô tô khỏi các thiệt hại vật chất hoặc thương tích cá nhân do tai nạn xảy ra với xe của họ. Nó bao gồm chi phí sửa chữa xe hư hỏng, chi phí thay thế các bộ phận bị hư hỏng và bồi thường cho các thiệt hại thương tích cá nhân cho người lái xe và các hành khách trong xe.

Khi mua bảo hiểm ô tô 2 chiều, chủ sở hữu xe có thể yên tâm về việc bảo vệ cho bản thân, xe của mình và bảo vệ người và tài sản của người khác trong trường hợp xảy ra tai nạn. Nói tóm lại, khi nói tới việc tham gia bảo hiểm ô tô 2 chiều là nói tới việc tham gia đồng thời 2 loại bảo hiểm cho xe ô tô, bao gồm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc ô tô và Bảo hiểm thiệt hại vật chất toàn bộ ô tô. Để tìm hiểu chi tiết về bảo hiểm ô tô 2 chiều thì chúng ta cần đi vào tìm hiểu từng loại bảo hiểm trong đó

2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc ô tô

Theo quy định của Pháp luật được nêu tại điều 8 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010 thì bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô là một trong những loại hình bảo hiểm bắt buộc mà người tham gia giao thông, điều khiển các phương tiện giao thông như xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô bắt buộc phải có khi tham gia giao thông trên đường. Ý nghĩa của loại hình bảo hiểm này là khi người điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông trên đường, nếu không may xảy ra tai nạn, người điều khiển giao thông có thể sẽ phải chịu một số trách nhiệm. Một là trách nhiệm hành chính, khi vi phạm các lỗi giao thông trên đường. Thứ hai là trách nhiệm hình sự, khi trong các lỗi của người điều khiển phương tiện giao thông có đủ yếu tố để cấu thành tội phạm. Thứ ba là trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thứ ba. Khi người điều khiển phương tiện giao thông gây thiệt hại về tài sản, về con người, về tính mạng đối với người thứ ba thì sẽ phát sinh trách nhiệm của người điều khiển phương tiện gây tai nạn phải bồi thường cho người thứ ba. Và trong trường hợp thứ ba này, nếu người điều khiển phương tiện giao thông đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc thì sẽ có một công ty bảo hiểm thay mặt bạn thực hiện trách nhiệm chi trả bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba.

Việc quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô của Nhà nước xuất phát từ ý nghĩa nhân văn của loại hình bảo hiểm này. Nó giúp người bị tai nạn được đền bù thiệt hại mà không phụ thuộc vào khả năng kinh tế của người gây ra tai nạn có đủ khả năng chi trả hay không. Đồng thời, nó cũng giúp người gây tai nạn không bị hao hụt lớn về kinh tế do việc phải đền bù thiệt hại cho người bị nạn. Giúp 2 bên, bên bị tai nạn và bên gây tai nạn sớm ổn định lại cuộc sống. Ngoài ra, mỗi đơn bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc ô tô khi phát hành, chủ doanh nghiệp bảo hiểm phải trích 2% vào quỹ giúp bảo đảm an sinh xã hội, nhờ đó, góp phần làm cho xã hội ổn định hơn, văn minh và nhân ái hơn.

+] Đối tượng bảo hiểm Trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba của chủ xe cơ giới kể cả người nước ngoài sử dụng xe cơ giới hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam.

+] Phạm vi bảo hiểm – Đối với thiệt hại về người: Bồi thường chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút, bồi dưỡng, chăm sóc người bị hại trước khi chết, mai táng phí hợp lý… theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới. – Đối với thiệt hại tài sản: bồi thường thiệt hại thực tế theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới. Chi phí cần thiết và hợp lý nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất liên quan tới vụ tai nạn mà chủ xe cơ giới đã chi ra;

+] Phí bảo hiểm Biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BTC Ngày 16 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Ngoài ra, Người được bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm trách nhiệm tự nguyện cho phân trách nhiệm vượt quá mức bắt buộc của Bộ Tài chính. Giới hạn trách nhiệm có thể lên tới 20.000 USD/người/vụ đối với người và 100.000USD/vụ đối với tài sản.

Bảng phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô của PVI

BIỂU PHÍ TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC

1. Xe taxi:

Tính bằng 170% của phí kinh doanh cùng số chỗ ngồi quy định tại mục IV

2. Xe ô tô chuyên dùng:

– Phí bảo hiểm của xe ô tô cứu thương được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe Pickup.

– Phí bảo hiểm của xe chở tiền được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe dưới 6 chỗ ngồi quy định tại mục II

– Phí bảo hiểm của các loại xe chuyên dùng khác được tính bằng phí bảo hiểm của xe chở hàng cùng trọng tải quy định tại mục IV

3. Đầu kéo rơ-moóc:

Tính bằng 150% của phí xe trọng tải trên 15 tấn. Phí bảo hiểm của xe đầu kéo rơ-moóc là phí của cả đầu kéo và rơ-moóc

4. Xe máy chuyên dùng:

Tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng dưới 3 tấn quy định tại mục IV

5. Xe buýt

Tính bằng phí bảo hiểm của xe không kinh doanh vận tải cùng số chỗ quy định tại mục II

6. Xe tập lái

Tính bằng 120% của phí xe cùng chủng loại quy định tại mục II và IV.

[Phí bảo hiểm gốc trên đây đã bao gồm 10% thuế Giá trị gia tăng]

3. Bảo hiểm thiệt hại vật chất ô tô

Bảo hiểm vật chất xe: bảo hiểm này không bắt buộc, tuy nhiên đây là loại bảo hiểm phổ biến, mà hầu như những người sở hữu xe ô tô thường mua. Với loại bảo hiểm này người sở hữu xe có thể bảo đảm cho tài sản của mình là chiếc xe khỏi những tổn thất, khi gặp rủi ro hay sự cố khi sử dụng như xước, móp thân vỏ do va quệt; Hư hỏng thiết bị, động cơ do va chạm hoặc tai nạn tạn bất ngờ và nhiều rủi ro khác đối với vật chất toàn bộ xe.

Đối tượng bảo hiểm Xe cơ giới hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam, bao gồm: thân, khung, vỏ, máy móc và các trang thiết bị khác trên xe.

BẢNG QUYỀN LỢI BẢO HIỂM XE Ô TÔ

Khi tham gia bảo hiểm vật chất ô tô PVI, xe ô tô sẽ được đảm bảo các quyền lợi sau đây:

STT QUYỀN LỢI BẢO HIỂM MÔ TẢ QUYỀN LỢI 1 Bảo hiểm thiệt hại vật chất toàn bộ xe

Bồi thường thiệt hại vật chất do thiên tai, tai nạn bất ngờ, không lường trước được…trong những trường hợp sau:

  1. Đâm, va [Bao gồm cả va chạm với các vật thể khác ngoài xe cơ giới], lật, đổ, chìm, rơi toàn bộ xe, bị các vật thể khác rơi vào;
  1. Hỏa hoạn, cháy nổ
  1. Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên [lũ, lụt, sét đánh, giốn tố, động đất, sụt lở, sóng thần…]
  1. Mất toàn bộ xe do trộm, cướp
  1. Hành vi ác ý, cố tình phá hoại của người lạ…

2 Bảo hiểm không tính khấu hao, phụ tùng, vật tư thay mới Bảo hiểm PVI sẽ bồi thường toàn bộ chi phí thay thế mới cho những tổn thất hay thiệt hại vật chất đối với xe cơ giới thuộc phạm vi bảo hiểm mà không áp dụng bất kỳ một khoản khấu trừ, khấu hao nào đối với những vật tư, phụ tùng bị thiệt hại 3 Bảo hiểm lựa chọn cơ sở sửa chữa Khách hàng được quyền chỉ định gara, cơ sở sửa chữa 4 Bảo hiểm thiệt hại động cơ do ngập nước, thủy kích Xe ô tô bị thiệt hại động cơ [thủy kích] do lỗi vô ý của lái xe đi vào đường ngập nước sẽ được Bảo hiểm PVI bồi thường. PVI sẽ trả chi phí cứu hộ cho xe tham gia bảo hiểm từ nơi xảy ra tổn thất đến cơ sở sửa chữa.

Trường hợp đối với các loại xe mà nhà sản xuất chỉ cung cấp toàn bộ tổng thành động cơ không cung cấp riêng các bộ phận, chi tiết đơn lẻ, Bảo hiểm Dầu Khí PVI chấp nhận giải quyết bồi thường có khấu trừ 10% số tiền bồi thường cho toàn bộ tổng thành động cơ phải thay thế [sau khi đã tính khấu hao đối với trường hợp không tham gia ĐKBS006/XCG-PVI] trên cơ sở có xác nhận về chính sách bán hàng của nhà sản xuất.

– Các trường hợp khác, Bảo hiểm Dầu Khí PVI sẽ áp dụng mức khấu trừ 20% số tiền bồi thường và tối thiểu 3.000.000đ/vụ, tùy thuộc số nào lớn hơn.

BIỂU PHÍ BẢO HIỂM XE Ô TÔ

  1. BIỂU PHÍ BẢO HIỂM XE KHÔNG KINH DOANH VẬN TẢI:

STT LOẠI XE TỶ LỆ PHÍ BẢO HIỂM [Đã bao gồm VAT] Từ 1 đến 3 năm Trên 3 đến 6 năm 1 Ô tô chở người

Chủ Đề