Bao lâu mới hết nồng độ cồn

Từ ngày 01/01/2020, lái xe vi phạm nồng độ cồn sẽ bị xử mức phạt rất nặng. Vì thế, điều mà nhiều người quan tâm hiện ngay là uống rượu, bia sau bao lâu thì hết nồng độ cồn?

Bao lâu mới hết nồng độ cồn

Uống rượu bia sau bao lâu có thể lái xe mà không vi phạm nồng độ cồn?

Thời gian ngừng lái xe phụ thuộc vào lượng rượu, bia mà bạn đưa vào cơ thể. Gần đây, một số người có kinh nghiệm lái xe tiết lộ thời gian nồng độ cồn tồn tại trong cơ thể con người là:

  • Nồng độ cồn vẫn đo được trong máu sau 6-12h.
  • Nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở sau 12-24h.
  • Nồng độ cồn vẫn đo được trong nước tiểu sau 36h.
  • Nồng độ cồn vẫn còn thể hiện trong kết quả xét nghiệm mẫu tóc sau 72 giờ.

Hiện tại, CSGT phạt vi phạm nồng độ cồn thông qua thiết bị đo ống thở. Do đó, sau 24h uống rượu, bia mà bạn lái xe thì vẫn bị phát hiện và xử phạt. Những trường hợp tai nạn giao thông, ngay khi nhập viện, các bác sỹ nhanh chóng lấy máu để xét nghiệm nồng độ cồn.

Như vậy, sau mỗi cuộc nhậu hoặc tiệc mừng có rượu bia, bạn cần nghỉ lái xe ít nhất là hơn 1 ngày (hơn 24h). Điều này đồng nghĩa, hôm nay uống rượu bia thì mai không lái xe.

Trao đổi về mức độ ảnh hưởng của việc uống rượu bia khi tham gia giao thông, bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, nồng độ cồn dù ít hay nhiều cũng tác động đến hệ thần kinh của con người. Đây là một trong những yếu tố gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông

Người uống bia, rượu không nên chủ quan bởi không thể xác định được thời gian để hết nồng độ cồn trong máu nhằm tránh bị CSGT hoặc lực lượng chức năng phạt khi phát hiện hành vi vi phạm.

Bác sĩ Nguyên chia sẻ thêm: “Thời gian để nồng độ cồn trong máu biến mất phụ thuộc vào các yếu tố gồm: Lượng rượu nạp vào cơ thể, nồng độ cồn của loại rượu đã uống, uống lúc đói hoặc uống liên tục và duy trì trong thời gian dài. Ngoài ra, nồng độ cồn trong máu còn phụ thuộc vào tình trạnh bệnh lý của người dùng. Người uống rượu tối hôm trước thì sáng hôm sau trong máu, trong hơi thở vẫn còn nồng độ cồn".

Người sử dụng rượu bia tuyệt đối không lái xe, đặc biệt là ô tô để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và người xung quanh. Bên cạnh đó, mỗi người nên hạn chế tối đa số lần uống rượu và lượng rượu nạp vào cơ thể.

Luật Phòng chống tác hại rượu, bia có hiệu lực từ ngày 1-1-2020 cấm hoàn toàn việc điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu và hơi thở có nồng độ cồn đang nhận được dư luận đặc biệt quan tâm. Với chế tài xử phạt nghiêm khắc theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30-12-2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nhiều người dân băn khoăn và đặt câu hỏi sau khi uống rượu, bia bao lâu thì được lái xe?

Bao lâu mới hết nồng độ cồn

Sau 1 giờ uống 2/3 lon bia 33ml cồn sẽ "bay" hết

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, ethanol hay rượu thông thường cơ bản là chất độc gây tổn thương não, đặc biệt là hệ thần kinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

"Bất kể nồng độ cồn là bao nhiêu thì cũng đều có ảnh hưởng tới hệ thần kinh của người sử dụng, dẫn tới nguy cơ lái xe không an toàn. Thời gian từ lúc uống rượu đến khi có xét nghiệm âm tính (không còn nồng độ cồn trong máu, hơi thở) khi kiểm tra thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: lượng rượu, nồng độ rượu, thời gian uống kéo dài, uống lúc đói... 

Ngoài ra, còn phụ thuộc vào cơ thể, tình trạng bệnh lý, bởi có người uống từ tối hôm trước nhưng sáng hôm sau nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở vẫn còn, nhưng có người thì không"- bác sĩ Nguyên nhận định.

Bao lâu mới hết nồng độ cồn

Đơn vị cồn được tính trong một ly bia hoặc rượu- Ảnh: internet

Là cơ quan soạn thảo Luật Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng không có con số chính xác tuyệt đối cho mọi cá nhân là "uống rượu bia sau bao lâu mới được lái xe" hay sau bao lâu uống rượu bia thì hết nồng độ cồn trong cơ thể. Điều này phụ thuộc vào lượng bia rượu uống và đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân, từ đó mới có chỉ số nhất định sau bao lâu mới hết nồng độ cồn trong máu. 

"Thông thường đối với người có cơ chế chuyển hóa bình thường sau 1 giờ đồng hồ gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn (1 đơn vị cồn tương đương với 2/3 lon bia 330 ml nồng độ 5%, 100 ml rượu vang nồng độ cồn 13,5%, 30 ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%). Tuy nhiên, để hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất từ 1-2 giờ nữa. Đối với người khỏe mạnh, bình thường, không có bất cứ loại bệnh gì thì phải mất từ 2-3 giờ mới hết nồng độ cồn trong cơ thể, lúc đó mới có thể lái xe nếu như trước đó người này uống 1 đơn vị cồn tương đương với 2/3 lon bia 330 ml, 100 ml rượu vang nồng độ cồn 13,5%, 30 ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%. Ngược lại, đối với những người có chức năng gan suy yếu hoặc những người có cơ thể chuyển hóa chậm hơn thì nồng độ cồn chuyển hóa sẽ lâu hơn nhiều" - bà Trang giải thích.

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo nam giới khỏe mạnh không nên uống quá 2 đơn vị cồn, nữ giới khỏe mạnh không quá 1 đơn vị cồn, mỗi ngày và uống dưới 5 ngày/tuần.