Bao lâu tới trung thu

Đếm ngược còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung thu 2022

Như chúng ta đã biết, tết trung thu thiếu nhi sẽ diễn ra vào các ngày Dương lịch khác nhau theo từng năm, còn ngày âm sẽ cố định vào ngày 15/8 âm lịch. Vì thế mà Tết Trung thu vào thứ mấy theo dương lịch sẽ tùy vào ngày 15/8 âm lịch vào ngày nào. Vậy trung thu ngày bao nhiêu vào năm 2022? 

Còn bao nhiêu ngày nữa là đến tết Trung thu năm 2021?

Tết trung thu 2022 vào thứ mấy, ngày nào dương lịch

Rằm Tháng 8 năm nay sẽ được diễn ra vào ngày 15/8/2022 Âm lịch tức là vào Thứ 7 NGÀY 10/09/2022 theo Dương lịch.

Tết trung thu 2022 vào ngày bao nhiêu dương lịch

Đếm ngược còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung thu 2022

Vào ngày ấy mọi trẻ em sẽ được tham gia các hoạt động như rước đèn trung thu, ngắm trăng, múa lân, phá cỗ trung thu, làm đồ chơi trung thu, tham gia văn nghệ múa trung thu, vui chơi lễ hội trung thu, làm bánh trung thu, hát trống quân và tặng quà trung thu cho các bé thiếu nhi,…

Xem thêm: Những bài hát về trung thu hay nhất mọi thời đại

Xem thêm: Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh cực ngon

Tham khảo thêm lịch dương của ngày tết trung thu các năm tiếp theo

Xem ngay: 1000+ tên tiếng Anh hay cho nữ cực ý nghĩa

Nguồn gốc Tết Trung thu – Tết Trung thu bắt đầu từ đâu?

Vậy bạn có biết nguồn gốc Tết trung thu bắt đầu từ đâu không?

Nguồn gốc Tết Trung thu

Truyền thuyết xưa kể rằng, Đời vua Đường Minh Hoàng [713-741 Tây Lịch] dạo chơi trong vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng 8 âm lịch. Đêm đó trăng rất tròn và sáng, trời đẹp, không khí thì mát mẻ.

Xem ngay: Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết Nhâm Dần 2022. Năm nay được nghỉ Tết bao nhiêu ngày

Xem thêm: Noel ngày mấy? Còn bao ngày nữa đến Giáng sinh

Xem ngay: First name là gì, cách viết tên họ chuẩn tiếng Anh

Nhà vua bất ngờ gặp đạo sĩ La Công Viễn [Diệp Pháp Thiện] – vị đạo sĩ này có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy nhà vua thấy cảnh càng đẹp hơn, các tiết mục múa ca hát của các nàng tiên tha thướt với xiêm y đủ màu xinh tươi.

Nguồn gốc trung thu

Khi về tới hoàng cung, nhà vua còn vương vấn tiên cảnh nên chế ra khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến rằm tháng 8 lại truyền cho dân gian tổ chức rước đèn và ăn tiệc phá cỗ trung thu.

Xem thêm: Ngày 20/10 là ngày gì? Năm 2021 tặng quà gì cho phụ nữ mới độc đáo nhất?

Trung thu còn được biết đến nhiều hơn trong hình ảnh chú Cuội – Chị Hằng. Những bài hát rằm tháng 8 gắn liền với hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa, lay động lòng người.

Máy sấy lạnh công nghiệp năng suất hàng tấn

Tết trung thu còn có tên gọi khác là gì?

Tên gọi khác của Tết trung thu

Đêm tết trung thu còn được gọi là đêm hội gì?

Ngày tết Trung thu còn được nhân dân ta gọi bằng nhiều tên khác nhau là Tết Thiếu Nhi, Tết Trông trăng hay Tết Đoàn viên, mỗi tên gọi lại mang theo ý nghĩa riêng như sau:

  • Tết Trông trăng: Vào ngày này những mâm cỗ trung thu không thể thiếu những chiếc bánh trung thu, gia đình quây quần bên nhau, cùng ngắm trăng rằm, cùng nhau phá cỗ trung thu, ca hát tâm tình.
Tết Trông trăng
  • Tết thiếu nhi: trung thu là tết dành đặc biệt cho trẻ em, các bé được tham gia các hoạt động văn nghệ múa trung thu, được người lớn tặng đồ chơi, bánh kẹo trung thu, được rước lồng đèn, xem múa Lân, múa Rồng,…
Tết thiếu nhi
  • Tết Đoàn viên: tên gọi này cũng là nỗi thổn thức cho những người đi làm xa mong muốn được trở về gia đình, quây quần bên nhau, chia sẻ tâm sự, thưởng thức bánh thật tình cảm và ý nghĩa. Còn gì quý hơn là tình cảm gia đình hạnh phúc, nhìn những đứa trẻ nô đùa hạnh phúc, gợi nhớ tuổi thơ của mình.
Tết Đoàn viên

Máy sấy hoa quả công nghiệp đa năng

Ý nghĩa Tết trung thu

Vào ngày này theo phong tục người Việt Nam, người lớn thường chuẩn bị các mâm cỗ dâng cúng tổ tiên, cắm trại trung thu. Sau đó, tất cả thành viên trong gia đình quây quần bên nhau cùng phá cỗ, thưởng trăng, xem múa lân, đánh trống.

Người Việt đặc biệt chú trọng lựa chọn những chiếc bánh trung thu để biếu tặng ông bà, bố mẹ, những người khách, người bạn quan trọng, gửi những lời thăm hỏi.

Đây cũng là ngày xem là Tết thiếu nhi, trẻ em mọi miền tổ quốc được rước đèn, phá cỗ, ca hát, xem múa lân, nhận quà trung thu.

Ngày mấy trung thu? Trung thu ngày chính là ngày 14 hay 15

Một số người nhầm trung thu là ngày 14/8 Âm lịch do các lễ hội hay được tổ chức vào ngày ấy. Tuy nhiên ngày 15/8 Âm lịch mới là ngày chính thức. Trung thu bắt đầu được tính từ đêm 14 và kéo dài hết ngày 15/8.

Sau khi nắm rõ được thông tin chi tiết Tết trung thu vào ngày thứ mấy thì bạn và gia đình có thể chủ động sắp xếp thời gian tụ họp, quây quần bên gia đình, làm quà biếu tặng bánh trung thu.

Bánh trung thu Việt Nam

Đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh bánh kẹo, đồ chơi có thể chủ động lên phương án chuẩn bị các sản phẩm bán sản phẩm của mình. Vì thông thường người ta sẽ bày bán trước Tết Trung thu trước từ 30-45 ngày. Nên đây chính là thời gian gấp rút để lên kế hoạch sản xuất kịp thời.

Ngoài ra những địa điểm kinh doanh sự kiện, khu du lịch, nhà hàng, quán ăn,… sẵn sàng lên phương án bố trí, trang trí hình ảnh Tết trung thu để lên phương án kinh doanh, thu hút khách.

Nhà trường, nhà văn hóa, thôn xóm có kế hoạch triển khai tập hát, tập múa trung thu cho các em nhỏ để tận hưởng mùa trung thu ý nghĩa.

Xem thêm: Cách làm bắp rang bơ tại nhà cực ngon

Xem thêm: Cách làm thuốc viên hoàn

Xem thêm: Cách làm lông vịt siêu nhanh

Xem thêm: Cách làm bánh pizza tại nhà

Xem thêm: Cách mua máy ép nước mía

Tết trung thu ở Việt Nam được tổ chức như thế nào?

Rước đèn trung thu

Rước đèn trung thu
  • Đây là hoạt động đặc trưng nhất của ngày lễ trung thu tại Việt Nam nhất là ở thôn quê, vùng nông thôn nhỏ.
  • Trẻ em buổi tối cùng nhau rước đèn khắp thôn, xóm vừa đi vừa hát, vui đùa cũng những chiếc đèn của mình. Có lẽ đây là khoảng ký ức mà mỗi chúng ta đều ghi nhớ mãi không bao giờ quên.

Múa lân

Múa lân
  • Ngoài dịp lễ tết nguyên đán, múa lân là nét đặc sắc trong đêm Trung thu là hoạt động thường diễn ra ở sân khấu trung thu, đình thôn, các nơi tụ tập đông người.
  • Đây là bộ môn nghệ thuật được rất nhiều trẻ em ưu thích góp phần sôi động, đem lại tiếng cười vào đêm Trung thu.
  • Con lân tượng trưng cho điềm lành, tài lộc, hoan hỷ và là nét riêng trong đêm hội trung thu. Chính vì thế nét đẹp này qua bao thế hệ vẫn được lưu truyền.

Làm mâm cỗ

Làm mâm cỗ
  • Chắc chắn vào đêm trung thu trong các bàn thờ tổ tiên hay là trại trung thu đều không thể thiếu mâm cỗ trung thu. Đây là nghi thức được người Việt rất chú trọng để thể hiện thành ý của con cháu luôn nhớ đến ông bà, tổ tiên.
  • Những loại quả, thức ăn hay được bày trên mâm cỗ là quả bưởi, chuối, cốm quả thị, hồng đỏ, hồng ngâm màu xanh,… và các đồ cúng viếng như hương, nhang, đèn cầy,…
  • Sau khi trăng lên tới đỉnh đầu là lúc chúng ta bắt đầu phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị Tết Trung Thu.

Làm đồ chơi Trung thu

Làm đồ chơi Trung thu
  • Chắc chắn trước Trung thu 1 tháng mọi dãy đường đều chuẩn bị không khí đón Trung thu, bạn sẽ không còn xa lạ với những chiếc lồng đèn, ông sao,… trải dài khu phố bày bán.
  • Đây là nét đẹp còn lưu giữ làm đồ chơi trung thu đến tận ngày nay.
  • Đèn ông sao, mặt nạ Tôn Ngộ Không, ông Địa, Trư Bát Giới,.., lồng đèn, trống, đầu sư tử,… là những món đồ chơi quen thuộc và yêu thích nhất đối với trẻ em.

Ăn bánh Trung thu

Ăn bánh Trung thu
  • Chắc chắn rằng vào mỗi dịp này chúng ta đều được thưởng thức những chiếc bánh trung thu đa dạng các nhân như thập cẩm truyền thống, khoai môn, đậu xanh, đậu đỏ, mè đen,…
  • Vào ngày này, gia đình quây quần bên nhau, cắt bánh, nhâm nhi tách trà ấm cùng nhau trò chuyện quả đúng như tên gọi khác Trung thu chính là ngày Tết Đoàn viên.
  • Bánh trung thu được biết đến 2 loại chính là bánh nướng và bánh dẻo, ngoài vị thơm ngon, từng chiếc bánh được chú trọng vỏ bề ngoài, họa tiết, hoa văn ngay cả vỏ hộp bánh đều thể hiện một nét ý nghĩa riêng. Đây là quà tặng, quà biếu không thể thiếu trong mỗi dịp này.

Ngắm trăng

Ngắm trăng
  • Ngắm trăng là hoạt động chính trong ngày Trung thu bởi vì đây là dịp thưởng trăng đẹp nhất, vào đúng rằm trăng tròn vành vạnh, sáng chiếu khắp mọi nẻo đường.
  • Trẻ em thì nô đùa rước đèn dưới ánh trăng còn người lớn thì ngồi trước sân vừa thưởng trăng vừa tán gẫu câu chuyện.

Trung thu ở Việt Nam và các nước Châu Á có gì khác biệt

Ở Việt Nam thì diễn ra các hoạt động kể trên nhưng Tết Trung thu ở một số nước châu Á lại có những phong tục khác nhau, chúng ta cùng tìm hiểu qua nhé!

Trung Quốc

Ngoài những hoạt động giống như Việt Nam là ăn bánh trung thu, xem rước đèn, múa lân… Tại Trung Quốc còn có các hoạt động đặc sắc khác như tế trăng, thả đèn hoa đăng, giải câu đố, thưởng rượu.

Thả đèn hoa đăng vào ngày Tết Trung thu ở Trung Quốc

Nhật Bản

  • Tết trung thu ở Nhật còn được gọi là ngày Zyuyoga gắn với tục cổ truyền Otsukimi. Vào ngày này người dân thưởng tổ chức lễ hội để tôn vinh mặt trăng trong mùa thu.
  • Một loại bánh đặc trưng làm trong lễ hội này là bánh Dango – làm từ bột gạo được nướng và phủ lên bề mặt một lớp đường mật. Bánh này được dùng khi thưởng trà.
  • Trẻ em Nhật Bản vào ngày này thường được tặng lồng đèn cá chép với mong muốn lớn lên sẽ trở thành người dũng cảm.
Bánh Otsukimi Dango đặc trưng trong ngày Tết Trung thu ở Nhật Bản

Hàn Quốc

Vào ngày này, ở Hàn Quốc gọi là Tết Chuseok hay gọi là Lễ Tạ ơn. Những người con xa xứ sẽ trở về quê hương, gia đình và hưởng niềm vui đoàn viên, tạ ơn tổ tiên, cầu cho cuộc sống no đủ, mùa màng bội thu.

Theo truyền thống, gia đình sẽ cùng nhau làm và ăn món bánh songpyeon  [bánh gạo hình trăng lưỡi liềm] với ý nghĩa trăng khuyết thì đến chu kỳ sẽ lại tròn lại cũng như cuộc sống có khó khăn biết bao nếu ta cố gắng sẽ thành công, tiếp đó sẽ cùng nhau thưởng thức rượu dongdongju hay sindoju.

Tết Chuseok của người Hàn Quốc

Thái Lan

Lễ cầu trăng bên Thái Lan là dịp để các thành viên trong gia đình tạm gác bận rộn để cùng nhau cầu khấn trước bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên, cầu cho điều tốt đẹp nhất đến gia đình và bản thân.

Vào dịp này, người Thái sẽ cúng bánh Trung thu hình quả đào để cầu xin điều tốt lành, ngoài ra họ còn ăn bưởi để tượng trưng sự viên mãn, sum vầy và ngọt ngào.

Bánh Trung thu hình quả đào truyền thống của người Thái Lan

Triều Tiên

Vào ngày lễ hội đêm thu [Thu tịch tiết], người dân Triều Tiên sẽ thăm mộ tổ tiên, cúng, sau đó sẽ ngắm trăng, chơi kéo co, ca hát,…

Món bánh Muffin [bánh nướng hình bán nguyệt với lớp bột gạo phủ bên ngoài là món ăn biểu tượng trong ngày ngày tại Triều Tiên.

Thu tịch tiết là dịp để người Triều Tiên bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên

Tết Trung thu 2022 nên đi đâu?

Do ảnh hưởng của dịch Covid nên năm nay có thể các nơi sẽ khó tổ chức các hoạt động trung thu, chúng ta hãy cùng điểm lại một số hoạt động, địa điểm vui chơi tết trung thu các năm trước nhé!

Trung thu 2022 tại các thành phố lớn

Mọi người có thể đưa con cái, trẻ nhỏ đến các khu du lịch, vui chơi, dã ngoại cho các bé thiếu nhi, vừa được vui chơi lại được học hỏi những điều bổ ích.

Ngoài ra, có thể đi du lịch đến biển, đồi núi, những nơi có không gian yên tĩnh, thắng cảnh, không khí trong lành.

Trung thu 2022 ở các miền quê

Đối với miền quê, mọi người thường sum vầy bên gia đình, cùng nhau xem múa lân, trẻ em rước đèn khắc mọi nẻo đường, cảm giác thật bình yên.

Đặc biệt những người con xa quê nên về với gia đình để cùng người thân yêu đón cái Tết đoàn viên thật hạnh phúc nhé.

Qua bài viết trên, Đông Nam đã có câu hỏi “Trung thu ngày bao nhiêu năm 2022”. Hy vọng Tết trung thu năm nay bạn cùng gia đình sẽ thật vui vẻ và hạnh phúc nhé!

Video liên quan

Chủ Đề