Bao nhiêu bệnh ung thư gây ra bởi thuốc lá năm 2024

Thứ Sáu, 10/11/2023, 13:17

Ung thư phổi là một trong những bệnh lý ác tính có số lượng người mắc và tỷ lệ tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp ở hai giới.

  • Hút thuốc lá điện tử có thể gây co thắt máu ở tim
  • Hút thuốc lá trên 40 năm, người đàn ông phải cắt cả lá phổi

Theo thống kê ung thư toàn cầu Globocan, năm 2020, tại Việt Nam, tỉ lệ mắc ung thư phổi xếp thứ 2 với 26.262 ca mắc mới, chiếm 14.4%, và 23.797 ca tử vong vì căn bệnh này.

Trên thế giới, ung thư phổi cũng đứng thứ hai về tỷ lệ mắc mới và là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong số các bệnh ung thư.

Bao nhiêu bệnh ung thư gây ra bởi thuốc lá năm 2024
Hãy từ bỏ thuốc lá để có một lá phổi khoẻ mạnh.

Theo thống kê của ngành y tế, thuốc lá là nguyên nhân chính chiếm tới trên 90% gây ra ung thư phổi, trên 30% gây ra các loại ung thư khác. Mỗi năm, nước ta ghi nhận hơn 182.000 ca mắc mới ung thư, trên 122.000 trường hợp tử vong. Hiện có khoảng 354.000 người đang sống chung với ung thư.

Bộ Y tế khuyến cáo, để phòng chống ung thư phổi cũng như nhiều bệnh ung thư khác và các bệnh không lây nhiễm bằng các biện pháp như bỏ thuốc lá. Bởi thuốc lá là nguyên nhân chính, chiếm tới trên 90% gây ra ung thư phổi và trên 30% gây ra các loại ung thư khác; hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi từ 15-30 lần so với các loại ung thư khác.

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, duy trì lối sống lành mạnh, cần khám sàng lọc ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng đối với các nhóm đối tượng nguy cơ cao. Người dân hãy từ bỏ thuốc lá để có một lá phổi khoẻ mạnh.

Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác. Tế bào ung thư có thể phát triển qua các bộ phận khác của cơ thể thông qua máu và hệ thống bạch huyết.

Hiện nay có hơn 100 loại ung thư khác nhau. Hầu hết các loại ung thư được đặt tên theo các tên cơ quan hoặc các loại tế bào có ung thư, ví dụ: ung thư phổi bắt đầu từ trong phổi và ung thư thanh quản bắt đầu ở thanh quản.

Các triệu chứng của ung thư bao gồm:

  • Xuất hiện khối u hoặc một chỗ phình ra bất thường tại bất kỳ vị trí nào của cơ thể
  • Sụt cân hoặc tăng cân không rõ nguyên nhân
  • Chỗ lở loét mãi không liền
  • Ho hoặc khản giọng dai dẳng
  • Liên tục bị khó nuốt
  • Cảm thấy khó chịu sau khi ăn
  • Thay đổi không ngừng về thói quen bàng quang và đường ruột
  • Chảy máu không rõ nguyên nhân
  • Cảm thấy yếu hoặc rất mệt mỏi

Bao nhiêu bệnh ung thư gây ra bởi thuốc lá năm 2024

Hút thuốc lá có thể gây ra ung thư cũng như ngăn chặn cơ thể chống chọi lại ung thư

Hút thuốc lá có thể gây ra ung thư cũng như ngăn chặn cơ thể chống chọi lại ung thư.

  • Chất độc từ khói thuốc sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, do vậy việc tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể sẽ trở nên khó khăn hơn. Khi đó, các tế bào ung thư phát triển không ngừng mà không bị cản trở.
  • Chất độc từ khói thuốc có thể làm thay đổi hoặc ảnh hưởng đến cấu trúc AND của tế bào. ADN giúp cho việc kiểm soát các chức năng và sự phát triển bình thường của tế bào. Khi ADN bị tổn thương, tế bào có thể phát triển vô tổ chức và tạo các các khối u ung thư.

Các bác sĩ đều biết rằng hút thuốc gây ra phần lớn các loại ung thư phổi. Cho đến ngày nay, có đến 9/10 loại ung thư do hút thuốc lá gây ra. Trên thực tế, những người hút thuốc ngày nay, mặc dù hút số lượng ít hơn, nhưng lại có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn so với những người hút thuốc năm 1964. Một nguyên nhân có thể giải thích là do việc sản xuất cũng như các thành phần trong thuốc lá giữa hai giai đoạn khác nhau. Các phương pháp điều trị ung thư phổi ngày càng tiên tiến hơn, tuy nhiên số lượng người chết do ung thư phổi cao hơn nhiều so với các loại ung thư khác. Mỗi năm có hơn 7,300 người hút thuốc lá thụ động chết vì ung thư phổi.

Hút thuốc lá có thể gây ung thư ở bất cứ cơ quan nào trong cơ thể, bao gồm:

  • Miệng, mũi, họng
  • Thanh quản
  • Khí quản
  • Thực quản
  • Phổi
  • Dạ dày
  • Tụy
  • Gan
  • Thận và niệu quản
  • Bàng quang
  • Đại tràng và trực tràng
  • Cổ tử cung
  • Tủy xương và máu (bệnh bạch cầu)

Phụ nữ hút thuốc mắc ung thư vú và nam giới hút thuốc mắc ung thư tuyến tuyền liệt có nguy cơ tử vong vì các loại ung thư này cao hơn so với những người không hút thuốc.

Các loại thuốc lá không khói cũng gây ra các bệnh ung thư, bao gồm:

  • Ung thư thực quản
  • Ung thư miệng và họng
  • Ung thư thanh quản

Cần làm gì để phòng tránh các bệnh ung thư liên quan đến hút thuốc?

Từ bỏ việc hút thuốc lá làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư về phổi, miệng, họng, thực quản và thanh quản.

  • Bỏ thuốc 5 năm, nguy cơ ung thư miệng, họng, thực quản và bàng quang của bạn giảm xuống còn một nửa.
  • Bỏ thuốc 10 năm, nguy cơ chết vì ung thư phổi giảm xuống còn một nửa.

Cách điều trị ung thư

Công tác điều trị ung thư phụ thuộc vào loại ung thư và giai đoạn của bệnh (mức độ nghiêm trọng và sự phát tán của ung thư). Ngoài ra, các bác sĩ còn phải căn cứ vào tuổi và tình trạng sức khỏe nói chung của bệnh nhân. Thông thường, mục đích của điều trị là chữa khỏi ung thư. Trong một số trường hợp khác, điều trị nhằm kiểm soát sự phát triển của ung thư cũng như giảm triệu chứng bệnh. Phác đồ điều trị cho bệnh nhân có thể thay đổi theo thời gian.

Hầu hết chiến lược điều trị ung thư bao gồm phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị. Bên cạnh đó, cũng có thể bao gồm liệu pháp về hóc-môn (phương pháp này ngăn cản các tế bào ung thư có được các loại hóc-môn cần thiết để phát triển) và liệu pháp sinh học (giúp tăng cường hệ thống miễn dịch ngăn chặn sự lây lan và phát triển của ung thư). Một phác đồ riêng lẻ có thể mang lại hiệu quả cho một số loại ung thư nhưng cũng có thể phải kết hợp nhiều phác đồ khác nhau cho một loại ung thư.

Đối với các bệnh nhân sử dụng liệu pháp xạ trị hoặc hóa trị ở mức độ cao, bác sĩ có thể đề nghị việc cấy ghép tế bào gốc, còn được gọi là cấy ghép tủy xương. Một nguyên nhân có thể giải thích là do các liệu pháp điều trị liều cao tiêu diệt tế bào ung thư và tế bào máu bình thường. Việc cấy ghép tế bào gốc có thể giúp cơ thể tạo ra các tế bào máu khỏe mạnh để thay thế cho những tế bào máu khác đã bị mất do điều trị ung thư. Đó là một quy trình rất phức tạp và có nhiều tác dụng phụ cũng như những nguy cơ nhất định.

Việc bỏ thuốc lá giúp việc tiên lượng tốt hơn cho người bị ung thư. Những người tiếp tục hút thuốc sau làm tăng nguy cơ ung thư và tử vong trong tương lai. Họ có nhiều khả năng chết vì ung thư hơn những người không hút thuốc, và có nhiều khả năng để phát triển thêm một loại ung thư thứ hai liên quan đến thuốc lá.