Bao nhiêu tháng cho bé ăn dặm năm 2024

Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều ba mẹ quan tâm trong thời kỳ nuôi con nhỏ. Hãy cùng KidsPlaza tìm hiểu về ăn dặm trong bài viết dưới đây ba mẹ nhé!

1. Thế nào là ăn dặm?

Ngoài sữa mẹ, ba mẹ bổ sung cho bé thêm các thức ăn, thực phẩm dinh dưỡng khác thì gọi là ăn dặm. Thức ăn dặm của bé thường là rau củ, thịt, cá, sữa, trứng, … Tùy thuộc vào tháng tuổi mà ba mẹ xác định lượng thức ăn dặm và số lượng bữa ăn trong ngày của bé [có thể là 1, 2 hoặc 3 bữa].

2. Mấy tháng tuổi trẻ nên ăn dặm?

Khi bé bước sang tháng thứ 6, ba mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm bằng rau củ quả nghiền chỉ 1 bữa/ngày. Sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé.

Bắt đầu từ tháng thứ 7, bé đã có thể chuyển sang chế độ ăn dặm 2-3 bữa/ngày. Và đồ ăn dặm của bé được mở rộng hơn thành rau củ, trái cây, trứng, thịt, sữa, cá, … Ba mẹ cũng thể lựa chọn phương pháp ăn dặm cho bé. Một số phương pháp ăn dặm mà KidsPlaza gợi ý cho ba mẹ: truyền thống, tự chỉ huy, …

\>>> Có thể bạn quan tâm: Nên cho trẻ ăn dặm hoa quả khi nào để đảm bảo an toàn

\>>>Một số sản phẩm ăn dặm cho bé tại KidsPlaza

3. Gợi ý các phương pháp ăn dặm

  • Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Bản: cung cấp cho bé đủ 3 nhóm chất: vitamin, đạm và tinh bột. Ba mẹ sẽ chế biến món ăn hầu hết là luộc chín kỹ, thái nhỏ để bé tự cầm nắm. Thỉnh thoảng bé cũng nên được nấu loãng và tăng dần độ đặc theo tháng tuổi của bé.

– Ưu điểm: Kích thích bé làm quen với các loại thức ăn sớm, bé hứng thú với việc ăn uống vì được tự cầm nắm, thức ăn thì được giữ nguyên bản vị.

– Nhược điểm: Ba mẹ cần chuẩn bị bữa ăn cho bé kỹ càng sao cho bắt mắt và đổi món liên tục.

\>>> Có thể bạn quan tâm: Danh sách thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng

  • Phương pháp ăn dặm truyền thống: khi bé đủ 6 tháng tuổi, ba mẹ cho bé ăn dặm bằng các loại bột xay chung với thịt, cá, rau, củ quả khác…

Ưu điểm: giúp ba mẹ tiết kiệm thời gian bởi các món dễ chế biến, tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Nhược điểm: không tạo cảm giác hứng thú khi ăn cho bé, không kích thích được khả năng nhai, cầm nắm của bé.

\>>> Có thể bạn quan tâm: Chia sẻ 10 thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng đủ dưỡng chất

  • Phương pháp ăn dặm BLW – tự chỉ huy: ba mẹ sẽ chuẩn bị những món ăn dặm và bày ra trước mặt bé, con sẽ tự quyết định sẽ cầm món nào lên ăn trước, món nào ăn sau. Tất cả thức ăn đều được cắt dài, nhỏ phù hợp để bé cầm nắm.

Ưu điểm: bé có thể ăn thô nhanh, tự chủ động trong ăn uống.

Nhược điểm: ba mẹ chuẩn bị chuẩn bị nhiều món thay đổi theo bữa để bé lựa chọn.

4. Bé nên ăn bao nhiêu?

  • 6 – 7 tháng tuổi có thể ăn 100 – 200ml thức ăn/bữa. Gợi ý: các loại thức ăn đã được nghiền nát thành dạng bột sền sệt, hoặc loãng
  • 8 – 9 tháng tuổi có thể ăn 200ml thức ăn/bữa, ăn 2 – 3 bữa/ngày. Độ tuổi này bé đã ăn được bột đặc hơn và các loại thức ăn chín kỹ được thái nhỏ.
  • 10 – 12 tháng có thể ăn 200 – 250ml thức ăn/bữa, ăn 3 bữa/ngày. Ba mẹ nên cắt nhỏ dạng dài thức ăn để bé có thể cầm nắm.
  • 12 – 24 tháng, ngày 3 bữa ăn dặm, 250 – 300ml/bữa. Ba mẹ nên cắt nhỏ dạng dài thức ăn để bé có thể cầm nắm. Ba mẹ nên sắm đồ dùng ăn uống cho bé như thìa, đũa, bát, … để bé tập làm quen.
  • Trẻ từ 24 tháng trở đi có thể ăn cơm cùng với gia đình.

Hy vọng bài viết trên đây của KidsPlaza sẽ giải đáp cho ba mẹ những câu hỏi về ăn dặm cho bé! Theo dõi kênh blog của KidsPlaza để tham khảo kinh nghiệm nuôi dạy con ba mẹ nhé!

Trẻ mấy tháng ăn dặm thì tốt nhất?

09:33AM - Thứ Ba | 24-05-2022

2.8k

Trẻ mấy tháng ăn dặm thì tốt nhất? Nên cho bé ăn dặm bằng phương pháp nào? Đây là những thắc mắc chung của rất nhiều ba mẹ có con nhỏ đến tuổi ăn dặm. Cùng Con Cưng tìm lời giải đáp trong bài viết chi tiết dưới đây, ba mẹ nhé!

Trẻ mấy tháng ăn dặm thì tốt nhất? [Ảnh: Internet]

Thời điểm nào là tốt nhất cho trẻ ăn dặm?

Để trả lời cho câu hỏi trẻ mấy tháng ăn dặm thì tốt nhất, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] cho biết trẻ có thể bắt đầu ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ cần bổ sung các chất dinh dưỡng mà sữa mẹ hoặc sữa ngoài không thể cung cấp đầy đủ năng lượng để bé hoạt động.

Vậy dấu hiệu nào cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm? Một vài dấu hiệu phổ biến có thể kể đến như:

  • Trẻ bắt đầu ngồi vững
  • Thường xuyên quan sát đồ ăn của người lớn hay thích chơi với đồ ăn
  • Trẻ biết cách tự lấy thức ăn và đưa vào miệng
  • Trẻ biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn một món nào đó
  • Trẻ có phản xạ đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa…

Tìm hiểu phương pháp ăn dặm truyền thống và ăn dặm tự chỉ huy

Phương pháp ăn dặm truyền thống

Với phương pháp ăn dặm truyền thống, bé sẽ ăn bột xay chung với các loại thực phẩm khác nhau trong giai đoạn đầu. Khi bước sang độ tuổi mọc răng, bé sẽ đổi sang ăn cháo kèm thức ăn xay nhuyễn.

Tập cho bé ăn bằng thìa [Ảnh: Internet]

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống đó là:

  • Giúp ba mẹ tiết kiệm thời gian bởi quá trình chế biến đơn giản.
  • Không ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của trẻ bởi thức ăn đã được xay nhuyễn
  • Khẩu phần ăn dễ được điều chỉnh từ ít đến nhiều tuỳ khả năng của bé

Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp ăn dặm này cũng có một số hạn chế như:

  • Khả năng nhai, nuốt thức ăn thô của bé ít được rèn luyện do thức ăn đã được xay nhuyễn
  • Không kích thích trẻ ăn uống bởi việc chế biến chung nhiều loại thức ăn với nhau khiến trẻ khó cảm nhận được mùi vị riêng của các loại. Điều này có thể dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị chán ăn, biếng ăn và kén chọn thực phẩm sau này.

Một vài nguyên tắc khi cho bé ăn dặm truyền thống mẹ cần nhớ:

  • Cho bé ăn dặm đúng thời điểm
  • Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính
  • Cho bé ăn dặm đủ 4 nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất
  • Ăn từ ngọt đến mặn
  • Ăn từ loãng đến đặc
  • Ăn từ ít đến nhiều

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy

Ăn dặm tự chỉ huy [viết tắt là BLW - Baby Led Weaning] là phương pháp ăn dặm cho phép trẻ được tự quyết định món ăn, cách ăn theo ý của mình và ba mẹ phải tôn trọng quyết định này của trẻ.

Bé tự làm chủ cách ăn của mình [Ảnh: Internet]

Một số ưu điểm của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy có thể kể đến như:

  • Bé làm quen với từng loại thực phẩm nhanh hơn
  • Định hình và phát triển thói quen ăn uống độc lập từ sớm
  • Giúp bé ăn một cách tự nhiên và phát triển kỹ năng kiểm soát thức ăn, kỹ năng nhai cho bé
  • Giúp bé học được cách kết hợp sử dụng tay và mắt qua mỗi lần sử dụng ngón tay đưa thức ăn vào miệng

Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số hạn chế:

  • Bé dễ bị hóc đồ ăn
  • Khó kiểm soát được các dưỡng chất và lượng thức ăn được đưa vào cơ thể bé

Một số lưu ý cho mẹ khi áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy:

  • Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất
  • Cho bé ăn đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất
  • Cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng sau đó sệt dần rồi đặc, từ mịn đến thô
  • Cho bé ăn đúng cách, đúng độ tuổi
  • Tập cho bé thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa
  • Không nên cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn
  • Không nên ép trẻ ăn quá nhiều hoặc ăn những món mà trẻ không thích

Ngoài ăn dặm, mẹ cần nhớ bổ sung các vitamin cho con

Ngoài việc bổ sung dưỡng chất cho bé bằng sữa mẹ và các loại thực phẩm, ba mẹ có thể cân nhắc cho bé sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung vitamin sau:

  • Vitamin D3 giúp tăng chiều cao cho bé Lineabon K2+D3 bổ sung nhóm Vitamin D3 và K2 giúp xương dài nhanh và tăng chiều cao cho bé.
  • Siro bổ sung 22 loại Vitamin và Khoáng chất Pediakid 22 Vitamines dành cho các bé có chế độ ăn thiếu hụt dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho bé, giúp bé phát triển khoẻ mạnh.
  • Vitamin nhỏ giọt Buonavit Baby là siro nhỏ giọt có chứa vitamin giúp bé tăng cường trao đổi chất và tăng sức đề kháng.

Vitamin nhỏ giọt Buonavit Baby [Ảnh: Con Cưng]

Hệ thống siêu thị mẹ bầu và em bé Con Cưng hiện có hơn 700 cửa hàng trải khắp hơn 40 tỉnh thành trên cả nước. Đây là địa chỉ mua sắm uy tín được đông đảo phụ huynh lựa chọn. Ba mẹ có thể tham khảo thêm hàng ngàn sản phẩm mẹ và bé khác tại chuỗi cửa hàng mẹ và bé Con Cưng. Tất cả các thông tin về sản phẩm cũng như giá cả luôn được cập nhật liên tục tại website //concung.com và app Con Cưng trên điện thoại.

Con Cưng hy vọng bài viết trên sẽ giúp ba mẹ tìm được câu trả lời cho câu hỏi trẻ mấy tháng ăn dặm thì tốt nhất? Tuy nhiên, những thông tin trong bài viết này của Con Cưng chỉ mang tính chất tham khảo, ba mẹ hãy hỏi ý kiến từ các bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể hơn nhé!

Chủ Đề