Cụ rùa chết ở hồ gươm bao nhiêu tuổi năm 2024

Cá thể Rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Gươm [người dân quen gọi là cụ rùa] đã sống đến vài trăm tuổi, thuộc nhóm thọ nhất thế giới.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang Tề, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, Trưởng nhóm cứu chữa cá thể Rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Gươm năm 2011, cá thể Rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Gươm [người dân quen gọi là cụ rùa] đã sống đến vài trăm tuổi, thuộc nhóm thọ nhất thế giới.

Tiền sĩ Tề cho biết, trong lần cứu chữa năm 2011, chưa xác định chính xác tuổi của cụ rùa. Tuy nhiên, ước tính cụ rùa vài trăm tuổi. Cụ rùa cũng đạt đến kích thước tối đa với chiều dài 2,08 m rộng 1,08 m, nặng 169kg.

TS Tề cho biết thêm, cá thể rùa sống lâu nhất trên thế giới được ghi nhận là 180 năm. Vì thế, cụ rùa hồ Hoàn Kiếm thuộc loài sống lâu nhất thế giới.

Rùa hồ Gươm trong lần chữa trị vào năm 2011. Ảnh: Vnexpress

Trước đó, vào 16h, một người dân phát hiện thi thể cụ rùa nổi trên mặt hồ, phía đường Lê Thái Tổ, đối diện số nhà 34 Lê Thái Tổ. Thi thể cụ rùa sau đó được đưa vào Đền Ngọc Sơn rồi chuyển về bảo quản tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

Theo PGS.TS Hà Đình Đức, người có nhiều năm nghiên cứu về Rùa Hoàn Kiếm, cá thể Rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Gươm đã được đưa về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào đêm qua.

Ông Đức cho biết, xác cụ rùa đang được bảo quản tại phòng lạnh của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam để chờ xử lý, có thể làm tiêu bản lưu giữ.

Rùa Hoàn Kiếm [còn có tên là giải Swinhoe, Rafetus swinhoei] được mô tả lần đầu tiên từ năm 1873, nhưng thực tế có rất ít nghiên cứu về loài rùa mai mềm khổng lồ này. Năm 2011, Quỹ bảo tồn rùa [TCF] xếp rùa Hoàn Kiếm là một trong 25 loài rùa bị đe dọa cao nhất thế giới. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN xếp loài này vào mức cực kỳ nguy cấp [CR] năm 2010.

Đứng đầu trong danh sách các loài rùa đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, rùa Hoàn Kiếm còn bốn cá thể tồn tại được biết đến, hai cá thể được ghép đôi tại Vườn thú Tô Châu, Trung Quốc, một cá thể ở hồ Hoàn Kiếm và cá thể cuối cùng được phát hiện tại hồ Đồng Mô, Hà Nội./.

Hôm 30/3, PGS. TS Hà Đình Đức đã lên tiếng phản bác tin đồn thất thiệt trên mạng rằng cụ Rùa đã chết.

Tờ Người Đưa Tin ghi lại lời của PGS Hà Đình Đức như sau: "Hiện tại, sức khỏe của cụ rùa hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh, không có gì biến đổi".

Được biết, lần nổi gần đây nhất của cụ Rùa là ngày 27/3/2015. Ngày 20/3, cụ Rùa cũng đã nổi gần khu vực đền Ngọc Sơn.

"Năm 2011, cụ Rùa có cân nặng 169kg, chiều dài của mai Rùa 1,3m. Cũng trong năm này, Hà Nội đã đưa cụ Rùa lên khám bệnh và chữa trị trong hơn 3 tháng.

Theo các nhà khoa học, loài Rùa Hồ Gươm chỉ còn 4 cá thể, gồm một con sống ở hồ Hoàn Kiếm, một ở Đồng Mô và hai con còn lại ở Trung Quốc", theo thông tin trên tờ Tuổi trẻ Thủ đô.

Trước đó, báo giới trong nước đã từng đưa thông tin về tuổi của cụ Rùa. Tuy nhiên, các thông tin chưa nhất quán. Trong đó, có thông tin nói rằng cụ Rùa đã 700 tuổi song cũng lại có thông tin cho rằng cụ Rùa chỉ mới hơn 100 tuổi.

Trong bài viết có tựa đề "“Giáo sư rùa” Hà Đình Đức" đăng trên tờ Người Lao Động có viết: "Theo nghiên cứu của PGS Hà Đình Đức, cụ Rùa Hồ Gươm ước đã 700 tuổi, nặng chừng hai tạ".

Thế nhưng, tháng 4/2011, hội đồng chữa trị cho cụ Rùa Hồ Gươm đã tiến hành phân tích ADN cho cụ Rùa và khẳng định, Rùa Hồ Gươm là rùa cái, tuổi thọ có thể hơn 100 năm.

TS Bùi Quang Tề [trưởng nhóm chẩn đoán và chữa trị Rùa Hồ Gươm] thông tin trên tờ Tuổi Trẻ sau khi tiến hành phân tích ADN cho cụ Rùa như sau:

"Qua lấy mẫu phân tích, có thể khẳng định Rùa Hồ Gươm là một loài mới khác hoàn toàn với loài rùa Thượng Hải, đồng thời cũng không cùng loài với rùa Đồng Mô".

Các nhà khoa học của Viện Công nghệ Sinh học khẳng định trên tờ Tiền Phong: "Cụ Rùa hiện sống tại Hồ Hoàn Kiếm là cùng loài với rùa thu thập tại Quảng Phú [Thanh Hóa], Suối Hai, Hương Ký [Hà Nội], đây là loại rùa lớn mai mềm nước ngọt đặc hữu của VN.

Trong Sách Đỏ Việt Nam, rùa Hoàn Kiếm được xếp vào giống Pelochelys và là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao. Trong báo cáo của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, rùa này được phân loại là loài Rafetus swinhoei. Một tên gọi khác là Rafetus Leloii được PGS Hà Đình Đức đưa ra trong một tạp chí khảo cổ học. [Theo Tiền Phong]

TPO - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đề xuất lựa chọn, bàn giao cá thể rùa cho một tổ chức, đơn vị có thẩm quyền và điều kiện bảo tồn, lưu trữ lâu dài cá thể rùa Hoàn Kiếm vừa chết ở hồ Đồng Mô.

Đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã được UBND thành phố Hà Nội đồng ý. Theo đó việc lưu trữ, bảo quản lâu dài sẽ phục vụ cho các mục đích như nghiên cứu khoa học, trưng bày, truyền thông giáo dục cộng đồng.

Trước đó, vào ngày 24/4, một ngày sau khi phát hiện rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô chết, xác rùa đã được đưa về bảo quản ở phòng âm lạnh của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam chờ phương án xử lý.

Việt Nam từng có kinh nghiệm xử lý mẫu vật rùa Hoàn Kiếm. Vào năm 2016, xác “cụ rùa” Hồ Gươm cuối cùng được bảo quản và chế tác theo phương pháp nhựa hóa - phương pháp bảo quản mẫu vật tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay với khả năng bảo quản nguyên trạng mẫu vật từ hình thái, màu sắc, kể cả những phần khó như mắt và diềm mai [cấu tạo bằng sụn].

Do mẫu vật quá lớn và đặc biệt quý hiếm nên phải mất hơn 2 năm, với sự tham gia của hai chuyên gia hàng đầu châu Âu, đến từ Bảo tàng Berlin, Đức, việc chế tác mới hoàn thành. Vào ngày 16/3/2019, mẫu vật cá thể rùa Hoàn Kiếm cuối cùng ở Hồ Gươm được trưng bày tại Đền Ngọc Sơn, Hà Nội.

Rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô sẽ được bảo quản, lưu trữ lâu dài phục vụ nhiều mục đích.

Cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, cùng loài với “cụ rùa” Hồ Gươm được phát hiện chết tại thôn Lòng Hồ, xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây vào sáng 23/4. Cá thể này có chiều dài toàn thân 1,56m, chiều dài mai rùa 0,76m, cân nặng 93kg. Các cán bộ của Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á [ATP] nhận định, rùa có thể đã chết trước đó 3 ngày.

UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan thành lập Tổ công tác khám nghiệm, lấy mẫu xét nghiệm xác định các nguyên nhân có thể làm cá thể rùa chết, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của cá thể rùa.

UBND thành phố cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá chất lượng nước, môi trường tại vị trí phát hiện rùa chết và các vị trí có nguồn xả thải lớn vào hồ. Đồng thời báo cáo đánh giá kết quả quan trắc môi trường nước tại hồ Đồng Mô và hồ Xuân Khanh, nơi ghi nhận còn cá thể rùa Hoàn Kiếm ở Việt Nam sinh sống.

Mẫu vật "cụ rùa" cuối cùng của Hồ Gươm được trưng bày tại đền Ngọc Sơn, Hà Nội.

Theo ông Timothy McCormack, Giám đốc Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á, cái chết của cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô là đòn giáng mạnh vào nỗ lực bảo tồn loài rùa quý hiếm nhất thế giới này.

Sau cái chết của cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, thế giới chỉ còn ghi nhận hai cá thể rùa còn lại, một cá thể ở hồ Xuân Khanh [Việt Nam] và một cá thể rùa ở vườn thú Tô Châu [Trung Quốc].

Nỗ lực khôi phục loài rùa này trở nên vô cùng khó khăn khi cá thể rùa đực ở vườn thú Tô Châu được cho là quá già, mất khả năng sinh sản. Trong khi cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Xuân Khanh chưa xác định được giới tính, cũng chưa có một bức ảnh rõ nét về cá thể này được chụp.

Tại hồ Đồng Mô, các nhà khoa học hy vọng vẫn còn tồn tại loài rùa này, dựa trên bức ảnh chụp được hai cá thể rùa Hoàn Kiếm xuất hiện song song vào ngày 20/8/2020. Nỗ lực tìm kiếm thêm cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô được đẩy mạnh những ngày qua với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài, cán bộ bảo tồn và ngư dân địa phương.

Ông Timothy McCormack cũng cho rằng, loài rùa mai mềm khổng lồ này có thể vẫn còn tồn tại ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, việc tìm kiếm các cá thể đòi hỏi nguồn lực lớn và rất nhiều thời gian bởi loài này có tập tính vô cùng hoang dã, bí ẩn, thích ngâm mình hàng giờ dưới nước sâu.

Công nghệ gene môi trường [công nghệ từng giúp phát hiện rùa Hoàn Kiếm ở hồ Xuân Khanh] cũng chưa mang lại hiệu quả ở những vùng sông hồ rộng lớn.

Ai đã giết cụ rùa Hồ Gươm?

Nếu ông buông tay thì mất lưới, không đánh được cá, có khi còn chìm cả thuyền, nên ông Thư ghìm rùa vào cạnh thuyền, lấy xà-beng đâm mạnh vào mai rùa, do thọc sâu quá nên phải khó khăn lắm ông mới rút xà beng ra được. Thủ phạm làm chết rùa đã được xác định và sẽ bị truy tố theo pháp luật.

Cụ rùa năm nay bao nhiêu tuổi?

Vào ngày 12-1 năm ngoái, sách Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận "cụ" rùa Jonathan sống lâu nhất thuộc siêu bộ Chelonia, nhóm bao gồm rùa, ba ba, giải, vích, đồi mồi… với 190 tuổi. Tuy nhiên, Giám đốc Sở du lịch St. Helena Matt Joshua cho rằng tuổi thật của cụ rùa Jonathan có thể đã lên đến 200 năm.

Tại sao Hồ Gươm lại có rùa?

Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Thái Tổ dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm.

Có bao nhiêu con rùa ở Hồ Gươm?

'Hồ Gươm có 5 cụ rùa' Thầy giáo về hưu Lưu Đức Ngò, người đã "bám sát" hồ Gươm gần 10 năm nay để chụp ảnh rùa cho biết, trong hồ có tới 5 "cụ rùa".

Chủ Đề