Bảo tàng hồ chí minh thành lập năm nào

[Thanhuytphcm.vn] - Sáng 10/8, Bảo tàng TPHCM tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập [1978 - 2023]. Tham dự có Đại tướng Lê Hồng Anh, nguyên Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước; Nguyễn Thị Thanh Thuý, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM…

Phát biểu tại buổi lễ, bà Đoàn Thị Trang, Phó Giám đốc Bảo tàng TPHCM cho rằng, trong suốt 45 năm qua, Bảo tàng TPHCM không ngừng phát triển về quy mô cũng như phạm vi hoạt động mang tính tổng hợp về tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người của thành phố gắn liền với lịch sử và văn hóa của đất nước. Song song với việc chỉnh lý, thay đổi nội dung trưng bày, Bảo tàng tập trung đầu tư cho việc sưu tầm đặc biệt là những hiện vật, sưu tập hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa minh chứng cho sự hình thành và phát triển của thành phố.

Đến nay, Bảo tàng TPHCM đã sưu tầm, lưu giữ gần 400.000 tài liệu, hiện vật, trong đó có 82.945 hiện vật gốc nghiên cứu và hình thành trên 113 bộ sưu tập hiện vật, trong đó có 20 bộ sưu tập hiện vật quý được đánh giá cao về giá trị văn hóa lịch sử, khoa học, kinh tế.

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua tài liệu hiện vật, trong thời gian sắp tới, Bảo tàng TPHCM sẽ tiếp tục đầu tư, đổi mới trong các mặt hoạt động, bổ sung trưng bày những vấn đề lịch sử văn hóa liên quan đến vùng đất Nam bộ, sự đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội gắn với đặc thù của TPHCM cũng như những vấn đề của cuộc sống đương đại; Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ trong bảo tàng, tổ chức các chương trình giao lưu, sinh hoạt chuyên đề, biểu diễn nghệ thuật,…

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM Nguyễn Thị Thanh Thuý, 45 năm qua, Bảo tàng TPHCM đã vượt qua khó khăn, từng bước trưởng thành và trở thành một trong những “địa chỉ đỏ”, một điểm đến ý nghĩa, nhân văn cho thế hệ trẻ tìm về, không chỉ với giá trị lịch sử và còn là những giá trị di sản văn hóa. Nhằm tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước, cán bộ, viên chức của Bảo tàng luôn quan tâm giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với các cựu chiến binh, các cô chú lão thành cách mạng, các sở, ngành, các đơn vị để các hoạt động của bảo tàng đi vào chiều sâu, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và nhu cầu thụ hưởng ngày càng cao của công chúng.

Trên con đường bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của thành phố, Bảo tàng TPHCM sẽ ngày càng tạo được dấu ấn bản sắc riêng và hoạt động có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành văn hóa, đáp lại niềm tin yêu và sự kỳ vọng mà lãnh đạo các cấp và nhân dân thành phố dành cho bảo tàng.

Các đại biểu tham quan trưng bày chuyên đề “Gốm Sài Gòn và vùng phụ cận - Nét đặc trưng văn hóa Nam bộ”

Tại chương trình, Bảo tàng TPHCM cũng tiếp nhận thêm nhiều hiện vật quý từ cá nhân và đơn vị. Dịp này, Bảo tàng TPHCM phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bình Dương khai mạc trưng bày chuyên đề “Gốm Sài Gòn và vùng phụ cận - Nét đặc trưng văn hóa Nam bộ”. Chuyên đề với 50 hình ảnh và gần 200 hiện vật đặc sắc giới thiệu đến công chúng về bộ sưu tập gốm men phong phú, có giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật của bộ sưu tập gốm Sài Gòn và vùng phụ cận như: gốm Lái Thiêu [Bình Dương], gốm Biên Hòa [Đồng Nai], gốm Pháp do Biệt động Sài Gòn đặt hàng,…

Đồng thời, chuyên đề góp phần làm rõ thêm các giai đoạn hình thành và phát triển của nghề làm gốm nói riêng và nghề thủ công truyền thống nói chung của Sài Gòn và vùng đất Nam bộ. Chuyên đề mở cửa đón công chúng tại Bảo tàng TPHCM [số 65 Lý Tự Trọng, Quận 1] đến hết tháng 12/2023.

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ lớn nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, qua đời năm 1969, Bộ Chính trị tại Hà Nội quyết định xây Lăng và Bảo tàng về ông.

Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, vào ngày 25/11/1970, ra một nghị quyết thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Theo nghị quyết này, có ba người ngồi trong Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng gồm Hà Huy Giáp, Uỷ viên Trung ương Đảng, Hoàng Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, và Vũ Kỳ - thư ký lâu năm của ông Hồ Chí Minh.

Chụp lại hình ảnh,

Bảo tàng mang biểu tượng một bông sen trắng

Sau chiến thắng ngày 30/4/1975, Bộ Chính trị tại Hà Nội, ngày 12/9/1977, ra nghị quyết thành lập Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Nghị quyết này nói: "Để tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để ra sức học tập tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người, quyết tâm thực hiện Di chúc của Người, đào tạo con người mới, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người.”

Chụp lại hình ảnh,

Bảo tàng Hồ Chí Minh tọa lạc phía sau Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lễ khởi công xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh diễn ra ngày 31/8/1985, và khánh thành ngày 19/5/1990, đánh dấu 100 năm ngày sinh Hồ Chí Minh.

Bảo tàng này tọa lạc đằng sau Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Công trình có sự góp sức quan trọng của Liên Xô khi đó, vì thế Việt Nam nói công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh là “quà tặng của nhân dân Liên Xô với tình cảm quý trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Là một trong sáu bảo tàng cấp quốc gia, Bảo tàng Hồ Chí Minh nói địa điểm của họ là nơi trưng bày, giới thiệu “một cách toàn diện, đầy đủ nhất” về cuộc đời, sự nghiệp lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Chụp lại hình ảnh,

Bên trong bảo tàng

Các nội dung trong Bảo tàng Hồ Chí Minh gồm ba phần chủ yếu:

  • Tài liệu, hiện vật, phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Nội dung về cuộc cách mạng dân tộc, cộng sản Việt Nam trong thế kỷ 20.
  • Các sự kiện lịch sử quốc tế có liên quan tới Hồ Chí Minh và Việt Nam.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII năm 1991 lần đầu tiên nêu ra khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội này diễn ra tháng 6/1991 trong bối cảnh chủ nghĩa cộng sản suy sụp ở Đông Âu còn Liên Xô đang trải qua những ngày tồn tại cuối cùng.

10 năm sau, tại Đại hội Đảng lần IX năm 2001, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lần thứ hai bổ sung nhiều điều vào khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.

‘Tư tưởng Hồ Chí Minh’, một lần nữa, được Đảng Cộng sản khái quát lại, bổ sung tại Đại hội XI năm 2011.

Còn tại những nước như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, việc nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn diễn ra, cho phép nhiều quan điểm đa chiều hơn.

Chủ Đề