Bắt người và giam giữ quy định trong luật nào

Bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ bị xử lý hình sự như thế nào? Bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ có thể bị phạt hành chính không? Bắt giữ người được quy định trong Hiến pháp như thế nào?

Xin chào ban biên tập, vừa rồi tôi có đọc báo thấy một vụ một nhóm người bắt giữ con nợ để ép trả tiền thì không biết hành vi này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nếu mà phạt hành chính thì sẽ phạt bao nhiêu tiền? Xin nhờ ban biên tập giải đáp.

1. Bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ bị xử lý hình sự như thế nào?

Căn cứ sửa đổi bởi Khoản 30 quy định về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật như sau:

1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  1. Có tổ chức;
  1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  1. Đối với người đang thi hành công vụ;
  1. Phạm tội 02 lần trở lên;

đ] Đối với 02 người trở lên;

  1. Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  1. Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
  1. Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

  1. Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;
  1. Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;
  1. Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, đối với hành vi bắt giữ con nợ trái pháp luật thì người phạm tội có thể bị phạt tù lên đến 12 năm và còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra, hành vi bắt giữ con nợ để đòi nợ còn có thể phạm thêm tội Cưỡng đoạt tài sản [Điều 170 Bộ luật hình sự 2015], khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù. Tuy nhiên, việc phạm tội còn căn cứ vào tình tiết, hồ sơ vụ án và do Tòa án xét xử quyết định mức hình phạt.

2. Bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ có thể bị phạt hành chính không?

Theo quy định vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  1. Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
  1. Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
  1. Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
  1. Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

đ] Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
  1. Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
  1. Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
  1. Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

đ] Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

  1. Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

  1. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
  1. Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

  1. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
  1. Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
  1. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Như vậy, hành vi bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định trên.

3. Bắt giữ người được quy định trong Hiến pháp như thế nào?

Tại quy định như sau:

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

Theo đó, bắt, giữ hoặc giam người là hành vi xâm phạm đến quyền tự do thân thể, quyền tự do đi lại của con người, của công dân. Việc bắt giữ người sẽ do pháp luật quy định.

Chủ Đề