Có mẹ nào có con bị rò luân nhĩ

VTV.vn - Dị tật bẩm sinh rò luân nhĩ có thể kết hợp với các dị tật khác tạo thành những biến chứng nguy hiểm không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ.

Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ đường rò luân nhĩ cho bệnh nhi.

Bé H.K.A. [4 tuổi] nhập viện trong tình trạng nốt rò luân nhĩ sưng viêm, có mùi hôi và tái phát nhiều lần khiến trẻ đau, sốt, khó chịu.

Mẹ bé cho biết: Ngay từ khi sinh ra, đã phát hiện trên gần vành tai phải của con có một lỗ nhỏ. Lúc đầu, có người còn bảo đây là dấu hiệu của những đứa trẻ có "tài lẻ" nên cha mẹ bé cũng không mấy để ý.

Khi bé khoảng 3 tuổi, lỗ nhỏ ở tai có hiện tượng sưng tấy, có viêm và có mùi hôi nên bố mẹ tự nặn rồi bôi thuốc kháng sinh cho con. Tuy nhiên, chỗ viêm thường xuyên tái phát khiến bé đau, sốt, khó chịu.

Lo lắng, gia đình mới cho bé đi khám và được bác sĩ chẩn đoán bé bị dò luân nhĩ, lỗ nhỏ phía trước vành tai thông vào bên trong và bám vào phần sụn vành tai.

Ca phẫu thuật diễn ra trong 1 giờ.

Do thói quen hay sờ tay lên tai, gãi tai hoặc bị nước rơi vào khi tắm gội nên lỗ rò luân nhĩ đã bị viêm nhiễm, sưng lên và bị tắc gây ra cảm giác ngứa, khó chịu. Chỗ rò của bé A. còn tiết ra chất bã đậu, có mùi hôi, bị bội nhiễm nên to dần, tạo thành áp xe rò luân nhĩ.

Do nốt rò luân nhĩ tái phát nhiều lần nên bác sĩ buộc phải chỉ định phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đường rò khắc phục tình trạng dễ bị nhiễm trùng tái phát.

ThS.BS Trịnh Thị Vân, Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Bưu điện cho biết: Do đường rò dài và xoắn, nên việc loại bỏ toàn bộ đường rò bằng phẫu thuật khá khó khăn. Sau gần 1 giờ thực hiện phẫu thuật, lỗ rò đã được khắc phục hoàn toàn.

Lỗ rò của bệnh nhi được khắc phục hoàn toàn.

Theo ThS.BS Trịnh Thị Vân, rò luân nhĩ ở trẻ em là dị tật bẩm sinh nên công tác phòng ngừa viêm nhiễm chủ yếu là giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, tuyệt đối không được bóp nặn tại vị trí lỗ rò của trẻ. Nhiều trường hợp trẻ có thể chung sống cả đời với dị tật rò luân nhĩ mà không xảy ra biến chứng gì ảnh hướng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, một số trường hợp rò luân nhĩ bị viêm, rỉ dịch, sưng đau, gây ra áp-xe xung quanh… như trường hợp bé A. ở trên, nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến biến chứng. Tái phát nhiều lần viêm tai, áp xe đường rò, đặc biệt nguy hiểm là viêm hoại tử sụn vành tai.

Bác sĩ Vân đặc biệt lưu ý các bậc cha mẹ: Khi thấy lỗ rò bị nhiễm trùng [sưng lên giống như mụn nhọt] thì không được dùng tay để nặn và dùng kháng sinh để điều trị, điều này vô cùng nguy hiểm và có thể làm cho bệnh nặng thêm, điều trị khó khăn hơn. Cách tốt nhất là đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, điều trị, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Dò luân nhĩ là gì? Dò luân nhĩ [preaurcular sinus] là một dị tật bẩm sinh lành tính, hình thành trong tuần thứ 6 của bào thai. Biểu hiện bên ngoài của bệnh là một lỗ tròn lõm, nhỏ bằng đầu tăm ở da mặt vùng trước tai. Tỷ lệ dò luân nhĩ trong cộng đồng vào khoảng 3,4 – 4,2%. Đây có thể là bệnh lý do di truyền. Khi nào cần đưa trẻ đi khám? Dò luân nhĩ không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến viêm nhiễm, hình thành áp-xe gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ. Vậy nên, khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng bất thường sau đây thì ba mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để tránh các biến chứng nguy hiểm.

  • Vùng da xung quanh lỗ dò bị đỏ.
  • Sưng đau nhiều vùng da gần lỗ dò.
  • Lỗ dò rỉ dịch đục, mùi hôi.

Điều trị dò luân nhĩ như thế nào?

  • Nếu lỗ dò không xảy ra tình trạng nhiễm trùng thì không cần điều trị.
  • Trẻ sẽ được dùng kháng sinh đường uống nếu lỗ dò có các dấu hiệu nhiễm trùng nhẹ: sưng, nóng, đỏ,…
  • Bác sĩ sẽ rạch, thoát mủ cho trẻ nếu áp-xe dò luân nhĩ.
  • Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đường dò đối với trường hợp lỗ dò bị nhiễm trùng tái phát. Trường hợp bé trai 10 tuổi, vào viện vì khối áp-xe dò luân nhĩ tai [T] được tiến hành rạch + thoát mủ tại Khoa Mắt – Tai, Mũi, Họng Bệnh viện Trường Đại học Trà Vinh.

Hiện nay, Khoa Mắt – Tai, Mũi, Họng của Bệnh viện Trường Đại học Trà Vinh là đơn vị thăm khám, chẩn đoán và điều trị chuyên sâu các bệnh lý về tai-mũi-họng cho trẻ. Trong đó có bệnh lý dò luân nhĩ. Cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao kết hợp cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và cách điều trị hiệu quả nhất cho trẻ. Với phương châm “Mang đến cơ hội điều trị và chăm sóc sức khoẻ chất lượng cho cộng động”, chúng tôi luôn mong muốn mang đến chất lượng điều trị tốt nhất, đi đôi với sự tận tâm đến quý bệnh nhân. Rất mong bài viết trên đã phần nào cung cấp được các thông tin cần thiết về bệnh lý dò luân nhĩ đến quý gia đình!

Chủ Đề