Bầu tháng đầu nên nằm tư thế nào

là một trong những vấn đề cần quan tâm bên cạnh chế độ dinh dưỡng và các bệnh lý có thể xảy ra trong thai kỳ. Trong bài viết này, hãy cùng Happy Mommy tìm hiểu những tư thế ngủ thoải mái cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Theo dõi nhé!

Tư thế ngủ tốt cho bà bầu trong từng giai đoạn thai kỳ mẹ nên biết

Tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, do sự gia tăng của hormone progesterone trong cơ thể nên bà bầu thường cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ hơn. Việc đi tiểu nhiều cũng khiến mẹ khó ngủ yên. Tuy nhiên, bà bầu nên cố gắng dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ càng sớm càng tốt để đảm bảo sức khỏe. Dù lúc này thai nhi còn nhỏ và lực tác động lên cơ thể mẹ chưa nhiều nhưng mẹ có thể nằm ngủ với tư thế cảm thấy thoải mái nhất.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo tư thế ngủ cho bà bầu tốt là nên nằm nghiêng về bên trái trong 3 tháng đầu thai kỳ. Điều này sẽ giúp mạch máu được lưu thông tốt. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thêm gối kê dưới lưng để bé thoải mái hơn, đồng thời giúp giảm áp lực và giảm đau lưng cho mẹ. Mẹ không nên nằm ngửa, nằm sấp khi ngủ vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Ngoài ra, trong thời kỳ 3 tháng đầu, mẹ bầu cũng cần lưu ý những điều sau khi nằm ngủ:

  • Không ngủ trên giường cứng hoặc kê đầu quá cao. Mẹ bầu nên đắp chăn mềm, đặc biệt khi đi ngủ phải mắc màn.
  • Mẹ bầu phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, nhưng không nên ngủ quá nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn.
  • Nên tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng để có một cơ thể khỏe mạnh. Khi tập, nhớ bổ sung năng lượng, uống nước trong và sau khi tập.

Tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng giữa

Bước vào giai đoạn giữa thai kỳ, bà bầu đã giảm dần tình trạng mệt mỏi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thay đổi trong giai đoạn này khiến bà bầu khó ngủ. Tử cung mở rộng, nhịp thở của bà bầu trở nên ngắn và nông hơn khiến bà bầu gặp phải tình trạng ợ chua khó chịu hoặc mộng tinh khi mang thai. Trong trường hợp này, tư thế ngủ cho bà bầu tốt là nên nằm nghiêng bên trái, kê gối cao để axit dạ dày không trào ngược lên cổ. Đồng thời, mẹ nằm nghiêng, kê một chiếc gối dưới bụng và sau lưng sẽ giúp giảm bớt áp lực nặng nề cho thai kỳ.

Các mẹ nên nằm nghiêng bên trái để tốt cho thai nhi

Tam cá nguyệt thứ 2 là thời điểm thai nhi đã bắt đầu phát triển lớn hơn, bụng bầu lộ rõ nên việc ăn ngủ, sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng. Lúc này, bà bầu cần tránh tạo áp lực cho vùng bụng. Đặc biệt, sau tháng thứ 5, mẹ bầu cần tạm biệt tư thế nằm sấp. Vì tư thế này gây áp lực lên vùng bụng, khiến thai nhi bị chèn ép. Ngoài ra, nằm sấp còn khiến bạn cảm thấy khó thở nên không dễ đi vào giấc ngủ.

Nhiều người nghĩ rằng không nằm sấp khi ngủ có nghĩa là nên nằm ngửa. Từ tuần thứ 16 của thai kỳ, mẹ bầu nên giảm tần suất nằm ngửa vì lúc này tử cung đang mở rộng, cộng với trọng lượng thai nhi ngày càng lớn sẽ gây áp lực lên động mạch chủ. Động mạch chủ là mạng lưới dẫn máu từ chi dưới về tim, vì vậy nằm ngửa có thể gây ra huyết áp thấp, tổn thương thận và giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, tư thế ngủ cho bà bầu nằm ngửa lúc này dễ gây phù nề hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Trong một số trường hợp, thai nhi cũng không nhận đủ oxy nếu mẹ ngủ ở tư thế này. Người mẹ có thể cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, khó thở trước khi các biến chứng xảy ra với thai nhi. Theo bản năng, thai nhi cũng sẽ phản ứng mạnh khi cảm thấy khó chịu, bằng cách đá hoặc cử động mạnh để đánh thức và bắt mẹ thay đổi tư thế.

Tuần bao nhiêu thai nhi sẽ có nhịp tim, bạn đã biết chưa ?

Tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối

Trong cả quá trình mang thai, 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn mẹ bầu khó ngủ nhất. Lúc này, thai nhi trong bụng thường xuyên di chuyển, cộng với cân nặng tăng cao và tần suất đi tiểu nhiều khiến bà bầu thường xuyên thức đêm. Có những bà bầu bị ngạt mũi, đau quặn chân, căng thẳng cũng là một nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ. Với những mẹ trong trường hợp này, tư thế ngủ cho bà bầu nên áp dụng là nghiêng bên trái để máu lưu thông tốt nhất cho thai nhi, tử cung và thận của mẹ.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần tránh những tư thế ngủ không tốt như nằm sấp, nằm ngửa hoặc nghiêng quá nhiều về bên phải. Đồng thời, mẹ bầu nên mặc đồ ngủ rộng rãi trước khi đi ngủ.

Vì sao phụ nữ mang thai không thoải mái khi ngủ các tư thế như bình thường?

Ngủ là lúc cơ thể tái tạo năng lượng sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Đối với phụ nữ mang thai ngủ là lúc các mạch máu hoạt động, tự hồi phục sau quá trình chuyển máu đi nuôi thai nhi. Giấc ngủ cũng giúp hệ thống miễn dịch bị ức chế để hỗ trợ một thai kỳ khỏe mạnh. Giấc ngủ tốt sẽ kiểm soát cách cơ thể phản ứng với insulin, không hấp thụ đủ dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn. Từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường thai kỳ.

Các tư thế ngủ thông thường sẽ gây áp lực lên vùng bụng, gây khó thở

Sự thay đổi nội tiết khi mang thai cộng với bụng bầu ngày càng lớn sẽ khiến bà bầu rất khó ngủ. Đồng thời, khi tử cung mở rộng sẽ chèn ép lên bàng quang gây cảm giác muốn đi tiểu khiến nhiều bà bầu bị đau lưng, đau các cơ quanh bụng hoặc đau một bên. Về cuối thai kỳ, đầu của em bé di chuyển xuống giữa khung xương chậu và đè lên bàng quang, điều này có thể khiến mẹ bầu thức giấc giữa đêm khi đi tiểu.

Ngoài ra khi mang thai, lượng canxi từ cơ thể mẹ phải tập trung bổ sung cho thai nhi sẽ gây ra tình trạng hạ canxi trong máu dẫn đến tình trạng chuột rút, căng cơ do cơ thể thiếu hụt canxi. Mất ngủ, khó ngủ trở lại, ngủ không sâu giấc. Vì vậy tư thế ngủ an toàn cho bà bầu luôn được đặc biệt quan tâm trong suốt thai kỳ.

Xem thêm: Các thực phẩm có hại cho thai kỳ, các mẹ cần tránh

Những tư thế ngủ cho bà bầu nên tránh

Ngoài việc chú ý tư thế ngủ đúng khi mang thai, mẹ bầu cũng cần tránh những tư thế ngủ sau để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé!

  • Tư thế ngủ cho bà bầu nằm ngửa: Có thể với cơ thể bình thường, nằm ngửa khi ngủ được khuyên là tư thế ngủ tốt, nhưng đối với phụ nữ mang thai, tư thế này cực kỳ nguy hiểm. Nằm ngửa có thể gây đau lưng hay các vấn đề về hô hấp, hệ tiêu hóa, bệnh trĩ, huyết áp thấp,… Nguyên nhân là do sự phát triển của em bé khiến tử cung to ra, từ đó gây áp lực lên ruột và các mạch máu chính.
  • Tư thế ngủ cho bà bầu nằm nghiêng về bên phải: Tuyệt đối nên tránh tư thế này vào cuối thai kỳ. Khi thai phụ chọn tư thế nằm nghiêng bên phải, tử cung sẽ nghiêng về phía khu vực này, khiến các mạch máu ở trong tử cung bị xoắn lại và bị chèn ép.
  • Tư thế ngủ cho bà bầu nằm sấp: Nằm sấp sẽ khiến sức nặng của mẹ đè lên tử cung và thai nhi, gây áp lực lên ổ bụng, tử cung, tuần hoàn nhau thai, ảnh hưởng đến sự tưới máu của thai nhi.
    Các mẹ bầu nên chú trọng đến tư thế ngủ để có một thai kỳ khỏe mạnh

Một vài gợi ý giúp mẹ bầu có một giấc ngủ ngon

Trong quá trình mang thai có sự thay đổi nội tiết tố và thai nhi lớn khiến mẹ bầu luôn cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, ăn uống uể oải, khó tiêu nên dẫn đến tình trạng bà bầu hay mất ngủ, buồn phiền. Để kiểm soát các triệu chứng khó chịu khi mang thai và có một giấc ngủ ngon, bạn có thể tham khảo các gợi ý sau:

  • Nghỉ ngơi và ngủ hợp lý.
  • Uống nhiều nước và ăn thức ăn lỏng trong ngày. Lưu ý rằng mẹ bầu nên tránh ăn hoặc uống chúng vào buổi tối để giảm thiểu cảm giác muốn đi tiểu đêm.
  • Ngủ nghiêng về bên trái. Đây là vị trí tốt nhất để đảm bảo quá trình lưu thông máu. Bạn có thể dùng thêm một chiếc gối chữ U kê giữa đầu gối hoặc dưới bụng để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Khi thức dậy vào ban đêm, bà bầu không nên bật đèn sáng mà chỉ nên bật đèn dịu nhẹ để có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ trở lại.
  • Cố gắng đi ngủ đúng vào khung giờ. Điều này sẽ giúp cơ thể mẹ bầu dần dần xây dựng thói quen, cứ đến giờ sẽ tự thấy buồn ngủ.
  • Để tránh bị ợ chua, phụ nữ mang thai nên cố gắng tránh thức ăn cay, béo hoặc chiên.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng, đặt gối giữa hai đầu gối và sau lưng. Điều này giúp giảm áp lực khi kích thước bụng bầu ngày càng lớn.
  • Để tránh gặp ác mộng, mẹ bầu nên nhớ là cố gắng không ăn quá no trước khi đi ngủ và luôn chia sẻ bất kỳ mối quan tâm nào với chồng hoặc bác sĩ.
  • Nếu mẹ bầu bị chuột rút ở chân, hãy duỗi thẳng chân và uốn cong bàn chân của bạn, điều này sẽ giúp giảm bớt cơn đau. Duy trì thói quen này vài lần trước khi đi ngủ để tránh chuột rút.

Ngoài ra, các mẹ bầu có thể kết hợp tập luyện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng tại nhà để cơ thể khỏe mạnh, ngủ ngon và sâu hơn, giúp hành trình vượt cạn dễ dàng hơn.

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về các tư thế ngủ cho bà bầu an toàn, thoải mái mà Happy Mommy muốn gửi đến bạn. Việc có một giấc ngủ ngon sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái, thai nhi phát triển an toàn. Vì vậy, hãy cố gắng thực hiện các tư thế ngủ cho bà bầu này một cách linh hoạt kèm theo sự tự vấn của bác sĩ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng đừng quên phải đi khám thai thường xuyên để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Các mẹ có thể lựa chọn dịch vụ khám thai của phòng khám sản phụ khoa Happy Mommy để được thăm khám, siêu âm, làm các xét nghiệm cần thiết trong suốt thai kỳ cho đến khi bé chào đời.

Chủ Đề