Bé gái khi nào coi là bị thấp còi năm 2024

Còi xương là một bệnh lý thường gặp do dinh dưỡng thiếu hợp lý, hoặc trẻ hấp thụ vitamin D kém, có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho trẻ. Vậy còi xương là gì? Trẻ bị còi xương là thiếu chất gì? Cần bổ sung thực phẩm gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Bé gái khi nào coi là bị thấp còi năm 2024

Trẻ còi xương là gì?

Trẻ còi xương là bệnh được biểu hiện bằng tình trạng loạn dưỡng xương do sự thiếu hụt vitamin D hoặc do rối loạn quá trình hấp thụ, chuyển hóa canxi, phospho. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, nhất là ở những trẻ dưới 3 tuổi, có chế độ ăn uống thiếu chất, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Bệnh còi xương ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Một số biến chứng thường gặp gồm: chậm phát triển về chiều cao (lùn, thấp bé hơn bạn bè đồng trang lứa), xương yếu, dễ té ngã, gãy xương, biến dạng xương, mất xương, thiếu máu, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (thường xảy ra ở bé gái),… (1)

Bé gái khi nào coi là bị thấp còi năm 2024
Xương ức lõm sâu do còi xương ở trẻ

Triệu chứng còi xương ở trẻ

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở trẻ bị còi xương:

  • Khó ngủ;
  • Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm;
  • Rụng tóc;
  • Chậm phát triển về thể chất, chiều cao;
  • Hệ xương và răng bất thường, mọc không đều, dễ bị sâu răng, hư men răng;
  • Khả năng chạy nhảy kém, hay nhức mỏi xương khớp;
  • Chán ăn, suy dinh dưỡng;
  • Da xanh xao, thiếu sức sống.

Trẻ bị còi xương là thiếu chất gì?

Trên thực tế, trẻ bị còi xương có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, dậy thì sớm, xơ nang, viêm ruột, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hụt dưỡng chất cần thiết hay do tác dụng phụ của một số loại thuốc như chống động kinh, thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đa số các trường hợp trẻ bị còi xương do thiếu chất. (2)

Bé gái khi nào coi là bị thấp còi năm 2024
Trẻ có thể bị còi xương do thiếu vitamin và một số khoáng chất quan trọng trong quá trình hình thành xương

1. Trẻ thiếu canxi

Canxi là một khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Canxi không chỉ giúp hỗ trợ cho việc hình thành và bảo vệ xương và răng của trẻ mà còn tham gia vào quá trình hoạt động của các tế bào thần kinh và cơ bắp, hỗ trợ cho chức năng của tim, giúp đào thải độc tố, và hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ.

Trẻ em cần lượng canxi đủ hàng ngày để giúp xương – răng phát triển và giữ được sức khỏe. Nếu trẻ không đủ canxi, trẻ có thể gặp phải các vấn đề như chậm phát triển, tăng nguy cơ chấn thương xương, suy dinh dưỡng và thiếu máu.

2. Thiếu vitamin D

Vitamin D là một loại vitamin quan trọng đối với sự phát triển xương và răng, giúp cơ thể hấp thụ canxi và phospho. Do đó, trẻ bị thiếu vitamin D có thể bị chậm phát triển chiều cao và kích thước cơ thể, và có nguy cơ cao hơn bị loãng xương hoặc bị còi xương.

Ngoài ra, vitamin D còn có tác dụng đối với hệ miễn dịch của trẻ em, giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch như cảm lạnh, viêm đường hô hấp, viêm màng não, bệnh celiac, bệnh suy dinh dưỡng và một số bệnh ung thư.

3. Thiếu phosphate

Phosphates là các hợp chất ở dạng muối của phospho (phosphorus). Đây là một nguyên tố thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và răng, và cũng tham gia vào quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

Khi trẻ không đủ lượng phospho cần thiết, trẻ có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bao gồm sự chậm phát triển xương và răng, suy dinh dưỡng, và yếu tố miễn dịch.

4. Thiếu vitamin K2

Vitamin K2 giúp cơ thể trẻ hấp thụ và sử dụng canxi một cách hiệu quả để hỗ trợ cho sự phát triển và bảo vệ hệ xương và răng ở trẻ em. Cụ thể, trong quá trình hình thành xương, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại hormone osteocalcin giúp xương chắc khỏe hơn nhưng loại hormone này chỉ hoạt động hiệu quả khi cơ thể có đủ K2. Vì vậy, khi thiếu vitamin K2, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp như còi xương, chậm lớn, còi cọc…

Hơn nữa, vitamin K2 còn giúp ngăn ngừa và điều trị các tình trạng lở loét niêm mạc miệng, lành vết thương và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

5. Thiếu magie

Magie không chỉ cung cấp năng lượng cho các tế bào, duy trì các chức năng của hệ thần kinh, mà còn tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển của hệ xương khớp. Cụ thể, magie giúp cơ thể trẻ xây dựng các tế bào mô xương, tăng mật độ khoáng trong xương, ngăn ngừa loãng xương. Vì vậy, khi trẻ thiếu magie, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp như còi xương, viêm khớp,…

6. Thiếu kẽm

Tương tự như canxi, kẽm đóng một phần quan trọng trong việc cấu tạo xương, giúp xương chắc khỏe. Vì vậy, thiếu kẽm cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương.

Trẻ bị còi xương cần bổ sung thực phẩm gì?

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây còi xương, trẻ mắc bệnh sẽ cần được bổ sung những loại thực phẩm khác nhau. Do đó, để biết trẻ thiếu chất gì và điều trị còi xương cho trẻ hiệu quả, nhanh chóng, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị sớm. Một số thực phẩm tốt cho trẻ khi bị loãng xương gồm sữa, sữa chua, phô mai, rau xanh, cá hồi, đậu phộng, hạt óc chó và bột trà xanh.

Xem thêm: Thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Cách phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ

Còi xương ở trẻ là một bệnh thường gặp và có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu bệnh không được phát hiện và điều trị đúng cách (3). Do đó, bố mẹ nên chủ động phòng ngừa còi xương cho trẻ sớm, thông qua các cách sau:

1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Cách tốt nhất để phòng ngừa còi xương ở trẻ là thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất. Một số lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa còi xương:

  • Cho trẻ ăn đủ chất, đảm bảo trẻ được cung cấp đủ 4 nhóm chất chính: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất thông qua các thực phẩm hàng ngày.
  • Chú ý bổ sung đủ vitamin D và canxi cho trẻ: Trẻ cần bổ sung khoảng 400-600 IU vitamin D và khoảng 700-1.000 mg canxi mỗi ngày. Vì vậy, mẹ có thể cho trẻ dùng nhiều thực phẩm chứa vitamin D và canxi như sữa tươi, trứng, cá, bơ, dầu cá, nấm, pho mát, đậu nành, hạt và rau xanh.
  • Hạn chế cho trẻ dùng thức ăn nhanh, đồ ngọt, đồ uống có ga: Đây là những thực phẩm có thể giảm khả năng hấp thụ canxi và gây ra một số bệnh lý khác ở trẻ.
  • Cho trẻ uống đủ nước, khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây, nước hoa quả tự nhiên.
  • Bên cạnh vitamin D và canxi, mẹ cần chú ý cân chỉnh liều lượng vitamin K2, kẽm, magie cung cấp cho trẻ mỗi ngày.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng ngăn ngừa còi xương cho trẻ ngay trong giai đoạn thai kỳ.

Bên cạnh đó, mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn hợp lý, khoa học cho trẻ. Trong một số trường hợp trẻ có dấu hiệu thiếu hụt vitamin, khoáng chất, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc cho trẻ dùng một số thực phẩm bổ sung.

Bé gái khi nào coi là bị thấp còi năm 2024
Cho trẻ ăn uống đủ chất, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng theo độ tuổi là cách phòng ngừa còi xương tốt nhất

2. Tạo thói quen tắm nắng cho trẻ

Tắm nắng cũng là một trong những biện pháp bổ sung vitamin D hiệu quả. Theo một số nghiên cứu, khi tắm nắng, các tia bức xạ UVB có trong ánh nắng sẽ được hấp thụ qua da, kích thích chất 7-dehydrocholesterol có trong da mở vòng các liên kết đôi, từ đó, tạo thành sero-steroid (tiền chất của vitamin D3). Khi cơ thể có đủ vitamin D3, xương của trẻ sẽ trở nên chắc khỏe, ngăn ngừa các trường hợp trẻ bị thiếu hụt vitamin D đột ngột dẫn đến chứng còi xương và các vấn đề khác về xương.

Thời gian tắm nắng lý tưởng cho trẻ là khoảng 15-30 phút trong khung giờ từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Nếu mẹ cho trẻ tắm nắng trong khung thời gian trước 9 giờ sáng và sau 3 giờ chiều, ánh sáng mặt trời yếu trẻ vẫn có nguy cơ thiếu hụt vitamin D cao. Hơn nữa, bố mẹ nên lưu ý bảo vệ da cho trẻ bằng cách sử dụng kem chống nắng và mặc quần áo bảo vệ da.

3. Cho trẻ vận động thể dục thể thao

Rèn luyện thể dục, thể thao mỗi ngày có tác dụng kích thích cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng, tăng sự tích lũy khoáng chất trong xương, từ đó, giúp xương trở nên mạnh mẽ hơn. Do đó, để phòng ngừa còi xương, mẹ có thể cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất như chạy, nhảy, leo trèo hay tham gia các bộ môn thể thao như bóng rổ, bóng đá,… nhằm kích thích quá trình sản xuất các tế bào mới trong xương, giúp xương phát triển và tăng cường khả năng chịu tải.

Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý lựa chọn các hoạt động thể thao thích hợp với độ tuổi và sức khỏe của trẻ, đồng thời phải giám sát và hướng dẫn trẻ kỹ lưỡng nhằm đảm bảo hiệu quả của quá trình tập luyện và đảm bảo an toàn cho trẻ.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, phụ huynh có thể liên hệ Khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Trên đây là những thông tin hữu ích về vấn đề “trẻ còi xương là thiếu chất gì?”. Trẻ có thể bị còi xương do thiếu chất hoặc do nhiều nguyên nhân khác. Vì vậy, bên cạnh việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa còi xương cho trẻ, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra khi có dấu hiệu bất thường.

Nên bổ sung gì cho bé chậm tăng cân?

Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?.

Protein. Protein rất quan trọng đối với sự tăng trưởng của trẻ, ngoài ra nó còn giúp sửa chữa mô, tạo ra các kích thích tố và enzym thiết yếu trong cơ thể. ... .

Sản phẩm bơ sữa. ... .

Dầu và chất béo lành mạnh. ... .

Tinh bột. ... .

Chất xơ từ rau và hoa quả ... .

Bổ sung Calo từ thức uống dinh dưỡng..

Làm thế nào để biết trẻ bị còi xương?

Triệu chứng còi xương ở trẻ.

Khó ngủ;.

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm;.

Rụng tóc;.

Chậm phát triển về thể chất, chiều cao;.

Hệ xương và răng bất thường, mọc không đều, dễ bị sâu răng, hư men răng;.

Khả năng chạy nhảy kém, hay nhức mỏi xương khớp;.

Chán ăn, suy dinh dưỡng;.

Da xanh xao, thiếu sức sống..

Bé 2 tuổi thấp còi nên bổ sung gì?

Đặc biệt ở giai đoạn này bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Tại sao trẻ em lại bị thấp còi?

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng thấp còi, chậm tăng cân ở trẻ nhỏ là do thiếu vitamin và khoáng chất. Chúng rất quan trọng đối với cơ thể, nhất là trong giai đoạn phát triển: sắt, kali, canxi, vitamin A,B,D... và đặc biệt kẽm là các dưỡng chất rất cần thiết đối với trẻ nhỏ.