Bệnh đậu gà là gì

Bệnh đậu gà là một bệnh không gây tỉ lệ chết cao nhưng lại rất dai dẳng và khó chữa trị dứt điểm nếu không làm quyết liệt. Bệnh còn dễ kế phát với các bệnh khác khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn. Trong bài viết này NNO sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn gà bị đậu là bệnh gì, triệu chứng lâm sàng của bệnh, cách chữa cũng như thuốc trị đậu gà ra sao.

Gà bị đậu là bệnh gì? Cách chữa và thuốc trị đậu gà

Gà bị đậu là bệnh gì

Bệnh đậu gà là bệnh do virus Fowl Pox [FP] gây ra. Bệnh này tác động chính ở phần biểu bì trên da tạo thành các nốt như hạt đậu rất dễ thấy. Thường các nốt này sẽ xuất hiện ở các phần da không có lông như phần đầu hoặc phần chân. Nếu xem xét kỹ đôi khi những nốt này còn xuất hiện ở cả trong miệng, hầu, họng, thực quản của gà.

Virus FP từ bên ngoài có thể lây cho đàn gà thông qua các loại ký sinh trùng hút máu như muỗi, dĩn, bọ chét, … Khi gà nhiễm bệnh sẽ ủ bệnh 4 – 10 ngày mới phát, khi phát bệnh gà sẽ có các nốt đậu, các nốt này vỡ ra sẽ là nguồn lây nhiễm cho những con gà khỏe mạnh. Theo các thống kê nghiên cứu được thì virus FP có thể sống được trong môi trường chăn nuôi 6 tháng, sống được trên các loại ký sinh trùng hút máu tới 1 tuần nên khi đã có mầm bệnh thì khả năng lây nhiễm rất cao tới 100% nhưng tốc độ lây nhiễm không nhanh, thời gian phát bệnh kéo dài, tỉ lệ chết chỉ khoảng 2 – 3% toàn đàn nhưng gà khỏi có thể bị tái lại rất cao do mầm bệnh chưa được xử lý triệt để.

Vì tỉ lệ chết của gà bị đậu khá ít chỉ 2 – 3% nên nó không phải là một bệnh quá nguy hiểm nhưng khi các nốt đậu bị vỡ sẽ dễ khiến gà bị nhiễm các bệnh kế phát khác như dịch tả gà [Newcastle], Ecoli, bệnh cầu trùng, … Chính các bệnh kế phát này mới là những bệnh thực sự nguy hiểm khiến đàn gà chết nhiều nhưng rõ ràng bệnh đậu gà lại là nguyên nhân khiến gà bị kế phát các bệnh khác.

Gà bị đậu là bệnh gì? Cách chữa và thuốc trị đậu gà

Triệu chứng của bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà có triệu chứng khá rõ ràng là gà sẽ bị nổi các cục nhỏ như hạt đậu trên vùng da không có lông nhất là vùng đầu, mào, tích. Bên cạnh đó, bệnh đậu cũng có thể gây viêm ở niêm mạc mắt khiến mắt có mủ, chảy nước mắt, mắt có bọt, nặng có thể dẫn đến mù lòa.

Bệnh đậu gà là bệnh gì

Ngoài các triệu chứng lâm sàng của bệnh đậu gà, nếu mổ khám nhưng con gà bị đậu nặng sẽ thấy bệnh tích của bệnh này xuất hiện ở trong miệng, hầu, họng, thực quản với các nốt mụn nhỏ màu trắng vàng. Ngoài ra bệnh tích còn có màng giả trên niêm mạc khoang miệng, mũi, thanh quản, họng, khí quả và cả thực quản.

Gà bị đậu là bệnh gì? Cách chữa và thuốc trị đậu gà

Cách chữa và thuốc trị đậu gà

Bệnh đậu gà cũng có nhiều triệu chứng khác nhau nhưng việc gà nổi các nốt đậu khá đặc trưng nên cũng dễ nhận biết. Dù vậy, bệnh đậu gà do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Phác đồ điều trị bệnh đậu gà là dùng các loại thuốc bôi sát trùng như IODIN 10% để bôi lên các vết đậu giúp tránh nhiễm trùng và diệt virus ngay khi vết đậu bị vỡ. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần vệ sinh chuồng trại và phun thuốc khử dụng để diệt sạch các mầm bệnh trong khu vực chuồng nuôi để ngăn các mầm bệnh có thể lây lan rộng hơn cũng giúp gà không bị tái lại sau khi khỏi bệnh. Cùng với đó, cho gà bị đậu uống một số loại kháng sinh phổ rộng để tránh các vết đậu vỡ ra bị nhiễm trùng tạo thành các bệnh kế phát. Các loại kháng sinh phổ rộng có thể dùng Doxycyclin hoặc Oxytetracyclin hoặc Norfloxacin dùng theo liều lượng của nhà sản xuất cho uống 1 lần 1 ngày và duy trì trong 5 ngày liên tục.

Bệnh đậu gà dễ khiến gà hết bệnh bị tái lại do mầm bệnh vẫn còn trong khu vực chăn nuôi. Do đó, sau khi gà hết bệnh tốt nhất các bạn nên cho gà tiêm vắc xin bệnh đậu để giúp bảo vệ đàn gà khỏi căn bệnh này. Việc tiêm vắc xin cũng là cách phòng bệnh đậu gà tốt nhất hiện nay.

Gà bị đậu là bệnh gì? Cách chữa và thuốc trị đậu gà

Như vậy, có thể thấy rằng bệnh đậu gà là bệnh do virus Fowl Pox gây ra. Bệnh đậu gà có triệu chứng đặc trưng là nổi các nốt đậu trên vùng da không có lông như đầu, mào, tích, chân. Bệnh lây lan chậm, tỉ lệ chết thấp chỉ từ 2 – 3% nhưng nếu không vệ sinh chuồng trại cẩn thận thì mầm bệnh có thể duy trì tới vài tháng khiến gà bị tái lại sau khi khỏi bệnh. Gà bị đậu cũng dễ khiến gà bị kế phát các bệnh khác do các nốt đậu bị vỡ gây ra nhiễm trùng. Đây cũng là lý do dù gà bị đậu có tỉ lệ chết thấp nhưng các bạn không nên chủ quan khi gặp phải.

Bệnh FP xuất hiện với thể da hay thể màng giả hoặc đôi khi thấy cả hai thể cùng một lúc. Phần lớn dịch bệnh nổ ra thường thấy ở thể da. Bệnh tích thay đổi theo thứ tự phát triển sau: tạo đậu [Hình 1], túi nước, mụn mủ hay đóng vỏ [Hình 2]. Các bệnh tích này thường thấy ở vùng đầu.

Hình 1 Xuất hiện đậu ở vùng mặt

Hình 2 Mụn mủ [bên trái] và đóng vỏ [bên phải] ở vùng mặt

Bệnh tích của bệnh FP trên da chân [Hình 3].

Hình 3 Bệnh tích trên da chân

Bệnh FP do một vi-rút DNA hướng biểu mô thuộc giống Avipox, họ Poxviridae gây ra. Một số týp [chủng] vi-rút là vi-rút đậu gà, vi-rút đậu gà tây, vi-rút đậu bồ câu, vi-rút đậu hoàng yến,… Các chủng này khác nhau ở độc lực và tính sinh miễn dịch. Vi-rút đậu rất đề kháng với yếu tố ngoại cảnh và có thể tồn tại vài tháng trong môi trường. Một số loài muỗi và các loài chân đốt hút máu có thể làm lây lan vi-rút, nhất là muỗi có thể truyền lây mầm bệnh trong vài tuần. Thời kì ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày.

Thông thường, kết mạc mắt bị tổn thương do vi-rút đậu tạo cơ hội cho các nhiễm trùng thứ phát [như E. coli, Staphylococcus spp.,…] và làm nặng thêm các biến chứng [Hình 4]. Sự nhiễm trùng thứ phát lây lan cơ học qua các vảy bị tróc ra có chứa mầm bệnh.

Hình 4 Các biến chứng trên mắt của bệnh đậu gà

Bệnh tích màng giả trông như các mảng trắng hay vàng lắng đọng và phát triển trên niêm mạc khoang miệng, khoang mũi, xoang, thanh quản, họng, khí quản và thực quản [Hình 5]. Tốc độ lây lan của bệnh chậm, từ khi bệnh bắt đầu xuất hiện và đỉnh điểm của dịch bệnh, có thể có một vài tuần không thấy hiện tượng gì.

Hình 5 Bệnh tích màng giả trên đường hô hấp trên

Chuẩn đoán dựa vào các bệnh tích điển hình trên da và tạo màng giả.

Phòng ngừa bằng vắc-xin có thể chủng ở bất kì giai đoạn nào [nếu cần thiết].

 [Nguồn: "Diseases of poultry - A colour atlas" - Ivan Dinev & CEVA Santé Animal, 2010]

.

Chủ Đề