Bệnh mạch máu tên chuyên nganh gọi là gì

Bệnh tim mạch là bệnh lý do các rối loạn của tim và mạch máu. Bệnh tim mạch bao gồm bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim), tai biến mạch máu não (đột quỵ), tăng huyết áp tăng (cao huyết áp), bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thấp tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim… Các nguyên nhân chính của bệnh tim mạch là sử dụng thuốc lá, thiếu hoạt động thể lực, chế độ ăn uống không lành mạnh và sử dụng rượu bia ở mức độ nguy hại. Vì vậy, hầu hết các bệnh tim mạch có thể phòng ngừa được bằng cách giải quyết các yếu tố nguy cơ hành vi này.

Bệnh mạch máu tên chuyên nganh gọi là gì

Kiểm tra huyết áp và đường huyết thường xuyên để duy trì một trái tim khỏe mạnh

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có 17,9 triệu người tử vong vì bệnh lý tim mạch, trong đó, 85% số đó do nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Tại Việt Nam, bệnh tim cướp đi mạng sống của gần 200.000 người mỗi năm cao hơn số người tử vong vì ung thư, đáng lưu ý là bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Nếu như trước đây, các bệnh lý tim mạch như bệnh động mạch não, bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên… thường gặp ở người lớn tuổi, thì ngày nay, có thể xuất hiện sớm ở người trẻ.

Trong khi đó, những người trẻ thường chủ quan cho rằng mình không có nguy cơ mắc bệnh nên không có biện pháp phòng ngừa hợp lý và thái độ tầm soát sớm, điều đó dẫn tới các biến chứng đáng tiếc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài sản lao động của xã hội. Bên cạnh đó, trường hợp bệnh nhân tim bẩm sinh không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời trong những năm đầu sau sinh cũng chiếm tỉ lệ đáng kể bệnh lý tim mạch ở người trẻ.

Các bệnh lý tim mạch phổ biến

Bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là bệnh của động mạch nuôi tim, biểu hiện dưới dạng 3 nhóm dưới dạng: đau thắt ngực ổn định, đau ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim. Theo ước tính hiện có khoảng 8,9 triệu người tử vong mỗi năm do bệnh động mạch vành. Theo số liệu của Viện Tim mạch Quốc gia, tỷ lệ mạch vành tăng dần qua các năm, năm 1991 là 3%, năm 1996 là 6.05%, năm 1999 là 9.5%. Các bệnh mạch vành chiếm từ 11 – 36% trường hợp tử vong. Ngày nay, bệnh động mạch vành cũng có dấu hiệu trẻ hóa và xuất hiện ở những người gầy.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh mạch vành do sự xuất hiện của các mảng bám từ cholesterol và các chất thải tế bào khác có xu hướng tích tụ tại vị trí bị tổn thương tạo thành quá trình xơ vữa động mạch. Nếu bề mặt mảng bám bị tắc hoặc vỡ, các tế bào máu kết tụ lại với nhau tại vị trí để cố gắng sửa chữa động mạch, sự tích tụ các mảng bám dẫn đến sự hẹp của thành mạch. Động mạch vành có chức năng cung cấp lượng máu giàu oxy cho cơ tim, vì vậy khi sự tắc nghẽn diễn ra không được điều trị vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn tới biến chứng như nhồi máu cơ tim hoặc tử vong.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh động mạch vành nhiều khi rất mơ hồ, thường là bằng những cảm giác nặng ngực hay cơn đau thắt ngực bên trái. Trong chuyên môn còn gọi là cơn đau thắt ngực không ổn định. Cơn đau xuất hiện khi xúc động, gắng sức và thường xuất hiện vào buổi sáng. Có thể kèm theo cao huyết áp gây nhức đầu, chóng mặt, cảm giác khó thở.

Tần suất các cơn đau ngày càng tăng và cường độ cơn đau càng ngày càng nặng và có thể đưa đến nhồi máu cơ tim cấp nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Tỉ lệ tử vong trong nhồi máu cơ tim cấp khá cao, nhất là trong hoàn cảnh khả năng cấp cứu về tim mạch của nhiều bệnh viện ở Việt Nam còn nhiều hạn chế do thiếu nhân lực, trang thiết bị và việc vận chuyển bệnh nhân từ nơi ở đến bệnh viện cấp cứu còn nhiều hạn chế.

Bệnh tuy khá nặng, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Nhưng phải ngòng từ khi còn nhỏ, tức là ở tuổi thanh niên. Không nên ăn quá nhiều chất béo, chất ngọt, giữ cho cơ thể một thể trạng lý tưởng, rèn luyện thể dục thể thao, không hút thuốc lá, không ăn quá mặn. Nhất là giữ cho mình một tâm hồn tươi trẻ không quá lo lắng, tránh mọi thứ stress trong cuộc sống.

Những người có yếu tố nguy cơ cao như gia đình có người bị nhồi máu cơ tim, béo phì, đái tháo đường, cao huyết áp, xơ vữa động mạch… rất cần đi khám bệnh định kỳ và điều trị tốt các bệnh nền để tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp

Tai biến mạch máu não

Não là một trong những cơ quan nhận máu nhiều của hệ tuần hoàn và các tế bào thần kinh là những tế bào nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy nhất. Chỉ cần thiếu oxy 5 phút là các tế bào não sẽ chết và không có khả năng hồi phục.

Các thể bệnh tai biến mạch máu não hay gặp nhất còn gọi là đột quỵ bào gồm: co thắt mạch máu não, thiếu máu não thoáng qua, nhồi máu não, vỡ mạch máu não… Và nặng nhất là xuất huyết ồ ạt gây ngập não thất làm cho bệnh nhân tử vong trong vòng 1 - 2 giờ đồng hồ.

Các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là bệnh nhân bị đau đầu dữ dội, chóng mặt, tay chân yếu hoặc liệt và đi vào hôn mê. Khả năng phục hồi của bệnh nhân phụ thuộc nhiều vào thể tai biến. Ở những thể nặng, bệnh nhân hôn mê sâu tỉ lệ tử vong lên đến trên 50%.

Việc đề phòng quan trọng nhất là phải phát hiện sớm bệnh cao huyết áp và tình trạng xơ vữa động mạch, để điều trị tốt. Cần phải thận trọng với những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như tuổi trên 50, béo phì, hút thuốc lá, đái tháo đường…

Bệnh tim bẩm sinh

Cho đến hiện nay, bệnh tim bẩm sinh là bệnh hay gặp nhất ở Việt Nam. Các chuyên gia tim mạch ước tính rằng: có khoảng 1 - 2% các em bé sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh từ nhẹ nhất như là còn ống động mạch, đến nặng nhất là hoán vị đại động mạch… Ước tính rằng có khoảng trên 50 tổn thương tim bẩm sinh. Hiện tại luôn có khoảng hơn 100 ngàn trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh đang chờ mổ và cho dù có hàng chục trung tim mổ tim mở ra đời cũng không bao giờ giải quyết hết được.

Bệnh thường biểu hiện bằng tình trạng khó thở, hay bị viêm phổi, tím tái và đứa trẻ thường bị suy dinh dưỡng nặng. Ngày xưa khi mà phương tiện chẩn đoán còn thô sơ chỉ với cái ống nghe thì việc xác định bệnh tim bẩm sinh đôi khi hơi khó. Ngày nay với sự ra đời và phát triển của siêu âm màu về tim mạch thì việc phát hiện bệnh tim bẩm sinh và thể loại tim bẩm sinh đơn giản hơn nhiều.

Việc phòng ngừa chủ yếu là người mẹ và người cha. Cha và mẹ phải có sức khoẻ tốt, không lớn tuổi mới sinh con, trong quá trình mang thai, nhất là 3 tháng đầu người mẹ không được tiếp xúc với hóa chất độc hại, X-quang, nhiễm siêu vi đặc biệt là bệnh rubeon.

Phình động mạch chủ bóc tách

Phình động mạch chủ bóc tách, nhất là phình động mạch chủ ngực, là một biến chứng rất nặng của phình động mạch chủ. Bệnh nhân có thể bị đau ngực dữ dội đến ngất đi. Có nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong ngay trong giai đoạn bệnh mới bắt đầu.

Nguyên nhân vẫn là xơ vữa động mạch. Ở những bệnh nhân này ở một vùng yếu của thành động mạch chủ như quai động mạch chủ ngực, phần dưới động mạch thận của động mạch chủ bụng sẽ phình ra, tạo cục máu đông gây tắc lòng động mạch, hoặc tạo sự bóc tách làm thành hai luồng thông và nặng hơn là vỡ túi phình gây tử vong.

Phình động mạch chủ bóc tách hoặc vỡ túi phình động mạch chủ cho tỉ lệ tử vong khá cao, lên đến 95% nếu bệnh nhân đang ở nhà. Việc mổ thay quai động mạch chủ cũng là một phẫu thuật rất lớn cần phải có máy tim phổi nhân tạo và tỉ lệ thành công cũng chỉ khoảng 40 - 50% mà thôi.

Bệnh viêm cơ tim

Bệnh viêm cơ tim có thể gây ra tình trạng đột tử. Bệnh có thể xảy ra ở những người khoẻ mạnh trước đó không hề bị bệnh tim. Khi cơ thể mệt mỏi các loại siêu vi trùng xâm nhập vào cơ thể tấn công lên cơ tim nhất là siêu vi trùng loại Coxacki. Ngoài ra có thể bị viêm cơ tim do hóa chất, do sự tăng quá nhiều của hoóc-môn tuyến giáp… Ở những bệnh nhân này, tình trạng viêm cơ tim có thể đưa đến suy tim và bệnh nhân bị tử vong nếu không phát hiện ra và không được điều trị.

Việc phòng ngừa chủ yếu là giữ cho cơ thể thỏe mạnh, khi hơi mệt cần phải đi kiểm tra tim mạch ngay, không làm việc quá sức và nhất là không để nhiễm các loại hóa chất. nếu có bệnh bướu cổ cường giáp với nồng độ hoóc-môn tuyến giáp cao thì cần phải điều trị triệt để.

Rối loạn nhịp tim

Nhịp đập của tim bình thường của người trưởng thành sẽ nằm trong khoảng từ 60 - 100 lần/phút lúc nghỉ ngơi. Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường về tần số tim như quá nhanh (lớn hơn 100 nhịp trên phút), quá chậm (dưới 60 nhịp trên phút) hay nhịp không đều.

Dựa vào các dạng loạn nhịp tim, có thể chia nguyên nhân dẫn đến bệnh như sau:

Loạn nhịp tim chức năng: Tình trạng này thường xuất hiện ở những người bình thường có rối loạn tâm lý, lao động gắng sức, chế độ ăn uống không khoa học, hút thuốc, sử dụng các chất kích thích như cafe, rượu…

Loạn nhịp tim thực thể do tổn thương thực thể tại tim: Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, các bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim…

Loạn nhịp tim do các bệnh của cơ quan khác: Các bệnh cường giáp, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, thiếu máu hoặc do thuốc…

Rối loạn nhịp tim có thể khiến cho hoạt động bơm máu của tim trở nên kém hiệu quả và gây ra các triệu chứng như:

Hồi hộp, trống ngực là biểu hiện thường gặp nhất của rối loạn nhịp tim. Đôi khi, người bệnh chỉ có cảm giác “hẫng hụt”, hay cảm giác tim bị ngưng lại trong một vài giây, và theo sau đó thường sẽ là một nhịp đập mạnh có thể giống như thể bị “đấm” vào ngực.

Cảm nhận nhịp tim lúc đập nhanh hơn hoặc đập chậm hơn bình thường

Cảm giác mệt mỏi, khó thở, hụt hơi: tình trạng này xuất hiện do rối loạn nhịp tim kéo dài làm giảm hiệu suất bơm và hút máu của tim, dẫn tới giảm cung cấp Oxy và máu tới một số cơ quan theo nhu cầu của cơ thể.

Đau ngực: dấu hiệu này ít gặp hơn, và thường xuất hiện trên nền các bệnh lý tim mạch khác như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim…Khi gặp tình trạng đau đầu, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để tầm soát và phòng tránh biến cố nguy hiểm có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, một số triệu chứng như choáng váng, chóng mặt, ngất, đau đầu âm ỉ… có thể xuất hiện ở người bị rối loạn nhịp tim.

Rối loạn nhịp tim có thể là vô hại trong một số trường hợp, nhưng cũng có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý nặng, đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, nếu cảm thấy bất kỳ sự khác thường nào của nhịp tim, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra. Đặc biệt, cần lưu ý khi xuất hiện những trường hợp dưới đây:

Tim đập nhanh hoặc chậm kèm theo chóng mặt hoặc choáng ngất; Tim loạn nhịp kèm theo khó thở, đau ở ngực, cổ, vai, cánh tay hoặc ở lưng; Tim loạn nhịp xuất hiện khi mới sử dụng một loại thuốc nào đó. Tim loạn nhịp xuất hiện đồng thời với các triệu chứng khác như sút cân, vã mồ hôi…

Bệnh van tim

Van tim có cấu trúc đặc biệt nhằm đảm bảo việc máu lưu chuyển giữa các buồng tim được hoạt động theo chu trình nhất định. Bệnh van tim là tình trạng bệnh lý của tim thường biểu hiện dưới hai dạng tổn thương chính là hẹp van tim và hở van tim, hoặc có thể xuất hiện tình trạng một van tim có 2 tổn thương cả hẹp và hở van tim. Hẹp van tim khiến cho các van tim trở nên dày và cứng, trong một số trường hợp xảy ra dính các mép van, điều này làm hạn chế khả năng mở của van tim, cản trở sự lưu thông dòng máu.

Ngược lại, khi các van tim đóng không kín do giãn vòng van, thoái hóa, dính, co rút hoặc các dây chằng van tim quá dài sẽ gây ra tình trạng hở van tim, điều này có thể làm cho dòng máu trào ngược lại trong thời kỳ đóng van.

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh van tim như:

Bẩm sinh: Van tim của trẻ có thể bị khiếm khuyết ngay khi ở trong bào thai, đây được xem là khuyết tật bẩm sinh có thể được chẩn đoán khi trẻ còn nhỏ.

Bệnh thấp tim: Van tim bị tổn thương do liên cầu khuẩn dẫn đến bệnh thấp tim, với bệnh lý này van bị dày dính, co kéo hoặc vôi hóa hay khít hẹp một thời gian dẫn đến tình trạng van đóng không kín dẫn đến hẹp – hở van.

Bệnh cơ tim: đây bệnh lý làm thay đổi cấu trúc tim, có thể giãn các buồng tim trong bệnh cơ tim giãn nở hoặc dẫn đến hở van tim.

Nhồi máu cơ tim: Hở van hai lá do đứt dây chằng hoặc rối loạn vận động của cột cơ là một trong những biến chứng hay gặp ở người bệnh bị nhồi máu cơ tim, nhất là nhồi máu vùng sau dưới.

Thoái hoá van: tuổi càng cao thì van tim càng dễ bị thoái hoá, dễ bị rách và bị vôi hóa van tim khiến cho van tim bị dày và xơ cứng, cản trở lưu lượng máu đi qua.

Sa van tim: Khi van nằm giữa buồng tim trên và buồng tim dưới bên trái đóng không đúng cách dẫn đến việc van lồi lên vào trong buồng tim phía nhĩ trái. Sa van hai lá thường gặp nhất, có thể là do đứt dây chằng sau nhồi máu cơ tim, chấn thương hoặc do giãn vòng van hai lá do suy tim, giãn buồng tim.

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh van tim đáng chú ý như: Khó thở, tăng nặng khi người bệnh nằm xuống’ Mệt mỏi’ Tim đập nhanh; Đánh trống ngực; Chóng mặt, hoa mắt; Sưng chân, mắt cá chân; Ho khan, nhất là vào ban đêm.

Suy tim

Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng tiếp nhận máu để cung cấp máu cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Suy tim được xem là hậu quả cuối cùng của hầu hết các bệnh lý tim mạch.

Dựa vào phân loại giải phẫu bệnh, có thể phân chia nguyên nhân gây bệnh dựa trên 3 nhóm bệnh suy tim chính là: Suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ.

Nguyên nhân suy tim trái:

Tăng huyết áp động mạch: Đây được xem là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra suy tim trái, tăng huyết áp làm cản trở sự tống máu.

Do các bệnh van tim, viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim; rối loạn nhịp tim; bệnh tim bẩm sinh.

Nguyên nhân suy tim phải:

Do mắc các bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản mạn, giãn phế nang, giãn phế quản, xơ phổi, hay các bệnh lý tim mạch như nhồi máu phổi; gù vẹo cột sống, dị dạng lồng ngực; hẹp van 2 lá; tăng áp lực động mạch phổi tiên phát, các bệnh tim bẩm sinh như hẹp động mạch phổi, thông liên nhĩ, thông liên thất.

Nguyên nhân suy tim toàn bộ:

Bệnh nhân bị suy tim trái có thể phát triển thành suy tim toàn bộ; viêm tim toàn bộ do thấp tim, viêm cơ tim, bệnh cơ tim giãn.

Nguyên nhân khác: cường giáp trạng, thiếu hụt vitamin B1, thiếu máu nặng, rò động mạch - tĩnh mạch.

Các dấu hiệu và triệu chứng suy tim có thể khác nhau ở mỗi người, trong đó một số dấu hiệu thường gặp như:

Bệnh nhân khó thở khi gắng sức, lúc nằm xuống; Mệt mỏi nhiều ngày, ăn không ngon, suy nhược cơ thể; Chân, mắt cá chân… bị sưng phù; Nhịp tim nhanh hoặc không đều; Giảm khả năng tập thể dục; Ho nhiều ngày không khỏi, thở khò khè kèm theo có đờm màu trắng; Tiểu đêm nhiều lần; Sưng bụng (cổ trướng); Tăng cân rất nhanh do giữ nước; Chán ăn và buồn nôn; Không thể tập trung làm việc hoặc giảm tỉnh táo; Khó thở đột ngột, dữ dội và ho; đau ngực.

Cách phòng bệnh tim mạch

Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu thay đổi lối sống của bạn để hướng tới một trái tim khỏe mạnh hơn. Dưới đây là một vài bước thực tế mà bạn có thể làm theo để phòng ngừa

Chế độ ăn uống lành mạnh cho tim

Một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim bao gồm sự kết hợp của các loại thực phẩm khác nhau bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và các loại hạt. Tránh tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp và thức ăn nhanh.

Giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì

Thừa cân béo phì được định nghĩa là chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 25 trở lên. Mặt khác, béo phì là vòng eo lớn hơn 80cm đối với nữ và hơn 90cm đối với nam. Vòng eo lớn dẫn đến nhiều chất béo trong bụng hơn và có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh cao hơn.

Tăng hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất góp phần cải thiện huyết áp, cải thiện mức cholesterol và các lipid máu khác, và kiểm soát cân nặng.

Không sử dụng thuốc lá

Sử dụng thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc (chủ động và thụ động) có hại cho tim của bạn. Bỏ thuốc lá là món quà sức khỏe lớn nhất mà bạn có thể ban tặng cho trái tim mình và có lợi cho sức khỏe ngay lập tức và lâu dài, bao gồm cả việc sống lâu hơn đến 10 năm. Sau một năm bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim chỉ bằng một nửa so với người hút thuốc. Mười lăm năm sau khi bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim tương đương với người không hút thuốc.

Tránh sử dụng rượu

Uống rượu có liên quan đến hơn 200 tình trạng bệnh tật và chấn thương, bao gồm cả các bệnh tim mạch, vì vậy tốt hơn hết là bạn nên tránh uống rượu hoàn toàn để bảo vệ trái tim của mình.

Kiểm tra huyết áp và đường huyết thường xuyên

Một cách quan trọng để duy trì một trái tim khỏe mạnh là huyết áp và lượng đường trong máu của bạn phải được kiểm tra thường xuyên. Một số người không biểu hiện triệu chứng ngay cả khi họ đã bị cao huyết áp và điều này có thể làm tổn thương tim của bạn. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp hoặc tiểu đường, hãy chủ động kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Để duy trì một cuộc sống khỏe mạnh, bệnh nhân tim mạch cần được chăm sóc và thăm khám định kỳ thường xuyên với bác sĩ chuyên khoa, bên cạnh đó cần chú ý một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến bệnh như: Duy trì cân nặng lý tưởng; Giảm lượng muối sử dụng trong mỗi bữa ăn; Thường xuyên kiểm tra huyết áp; Uống thuốc đúng giờ, đủ liều theo chỉ dẫn của bác sĩ; Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc gắng sức, dinh dưỡng khoa học; Vận động thể lực theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Bệnh động mạch vành tiếng Anh là gì?

coronary heart disease – Wiktionary tiếng Việt.

Đột quỵ và tai biến khác nhau như thế não?

Thực chất, tai biến mạch máu não và đột quỵ chỉ là hai tên gọi khác nhau của cùng một bệnh. Nếu như thuật ngữ tai biến mạch máu não chỉ ra nơi khởi phát bệnh là tại các mạch máu nuôi não khi dòng máu bị chặn lại hoặc một mạch máu trong não bị vỡ thì đột quỵ nói lên sự cấp tính của bệnh.

Nhục mạch máu là bệnh gì?

Bệnh đau đầu mạch máu hay còn gọi là đau đầu vận mạch hoặc bệnh đau nửa đầu Migraine. Đây là chứng đau đầu xuất phát do căn nguyên mạch máu. Sự co thắt của các mạch máu vùng đầu và bên trong sọ não gặp ở những người bị rối loạn nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Serotonin.

Người bị tai biến mạch máu não nên ăn gì?

Tai biết mạch máu não nên ăn gì?.

Chuối: Chuối là một nguồn thực phẩm giàu kali. ... .

Cam: Cam cũng là một thực phẩm giàu kali. ... .

Bưởi: Bưởi là một trong những loại trái cây giàu kali. ... .

Khoai tây: Khoai tây cũng là một nguồn giàu kali. ... .

Hành tây: Hành tây cung cấp một lượng khá lớn kali..