Bệnh thán thư là loại bệnh chủ yếu trên cây xoài do loại nấm có tên khoa học là gì

Bệnh xảy ra trên lá, trái và chồi non. Đầu tiên những đốm bệnh có màu nâu đen nhỏ xuất hiện trên lá, trái, sau đó chúng lớn dần lên, các vết bệnh có thể nối liền lại và trở thành những vết loét lớn hình dạng bất định và cuối cùng tạo thành một vùng trũng xuống so với bề mặt lá. Những vết bệnh trên những chồi non và trái thường là vết nứt dọc, màu nâu đen. Đôi khi có nhựa chảy ra từ vết nứt đó. Nếu bệnh xảy ra trên cây non trong vườn ươm, khả năng lây lan của bệnh rất nhanh chóng và làm cho chết cây.

1.2 Phòng trị: 

Để phòng trị bệnh này, những lá bệnh, chối và cành bị nhiễm bệnh cần được cắt bỏ và mang ra khỏi khu vườn để tiêu hủy. Vệ sinh vườn sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm độ cao tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Hạn chế việc gây thương tích cho cây, đặc biệt là trong mùa mưa để ngăn chặn sự xâm nhiễm của vi khuẩn gây bệnh vào trong cây.

Khi thấy có nhiều trứng hoặc sâu non có thể dùng các loại thuốc trừ sâu sau đây để phun trừ: Selecron 500ND, Supracide 50EC, Fastac 5EC, Padan 95SP v.v… pha nồng độ 0,1% phun kỹ cả 2 mặt lá, trên cành nhỏ, trên quả non để tiêu diệt bọ phấn trưởng thành vào ban đêm khi chúng tiếp cận đẻ trứng và làm cho các lứa trứng mới đẻ bị hỏng, không nở được. Phun liên tiếp 2-3 lần, cách nhau 7 ngày để tiêu diệt triệt để các lứa đẻ gối nhau của bọ phấn. Việc phun thuốc nên làm vào buổi chiều mát có tác dụng hơn các buổi khác trong ngày.

2. Bệnh thán thư trên cây xoài: 

2.1 Triệu chứng

+ Trên lá: Bệnh chủ yếu xuất hiện trên lá non, triệu trứng bắt đầu có những đốm nhỏ như mũi kim có màu nâu sẫm chó đến đen có hình dạng không định hình lúc thì hình tròn, bầu dục, hình ngôi sao và về sau vết bệnh phát triển và liên kết với nhau thành từng mạng và lan rộng ra, ở giữa vết bệnh lớp tế bào bị khô và có những lỗ thủng làm lá non không phát triển đôi khi bị biến dạng, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây.

+ Trên bông: Bệnh phát triển trên cả chùm bông là đen bông và rụng. Bệnh còn phát triển trên các cành non của cây.

+ Trên trái: Bệnh nhiễm từ lúc trái còn non đến lúc thu hoạch, lúc đầu trên trái có những đốm nhỏ hình tròn có màu nâu hoặc nâu đen sau lan dần ra, nhiều đốm kết hợp với nhau thành những đốm lớn hơn lõm vào phần thịt trái khoảng 5 – 10 mm và có thể lan ra bao quanh trái, làm cho thịt trái bị chai sượng và thối… sau đó trái sẽ bị rụng.

2.2 Phòng trị: 

+ Trong vườn ươm: Luôn vệ sinh vườn ươm sạch sẽ, thoáng mát đầy đủ ánh sáng, tránh độ ẩm không khí cao. Cần chú ý làm sao cho cây non ra đọt đồng loạt để dễ dàng phòng trị, khi thấy bệnh bắt đầu xuất hiện cần phải phun thuốc nhắm ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

+ Ngoài đồng: Để phòng trừ bệnh thán thư trên xoài, việc tiêu hủy các cành lá bệnh để tránh lây lan là rất quan trọng. Tránh trồng quá dày tạo độ ẩm cao làm cho bệnh phát triển mạnh.

Trong các đợt ra lộc non, ra bông, trái non, càn chú ý đến bệnh đặc biệt trong mùa mưa, nếu thấy bệnh có triệu trứng xuất hiện cần phun thuốc để phòng trị.

Xử lý thuốc hóa học bằng thuốc đặc trị như Carbenzim 500FL, Thio M 70WP, 500FL. Chú ý phun sớm trước khi cây trổ bông 2 – 3 tuần, nếu cần định kỳ 5 – 7 ngày phun 1 lần đến trước khi thu hoạch. Có thể pha thêm chất bám dính và chất loang trãi để tăng hiệu quả trừ bệnh của thuốc.

3. Bệnh phấn trắng [ do nấm Oidium mangiferae]

3.1 Triệu chứng

Bệnh thường gây hại trong điều kiện thời tết nóng ẩm hoặc có sương đêm. Nấm bệnh đóng thành lớp phấn trắng trên lá non, phát hoa và trái non. Bệnh thường phát triển từ ngọn của phát hoa, lan dần đến cuống hoa, trái non, lá non và cành. Thương hoa bị nhiễm bệnh trước khi thụ phấn và trái trái bị nhiễm bệnh khi còn rất nhỏ. Trái bị nhiễm bệnh sẽ biến dạng, méo mó, nhạt màu, bị khô và rụng sớm.

3.2 Phòng trị: 

Cắt tỉa cành tạo tán cho cây phát triển mạnh tránh tạo cơ hội cho bệnh phát triển, cung cấp phân bón đầy đủ. Cần chú ý sự phát triển của bệnh trong giai đoạn cây ra hoa và tạo trái non. Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau: Sulfur [Kumulus, Okesulfulac], Chlorothalonil [Daconil, Agronil], Defenconazole [Score], Propiconazole [Map Super, Interest, Melody]

4. Bệnh nấm hồng [ Do nấm Corticium salmonicolor]

4.1 Triệu chứng

Đầu tiên trên mặt vỏ thân hay nhánh có tơ nấm trắng bò lan, sau đó nấm tạo thành những mảng màu hồng. Đôi khi không thấy mảng màu hồng mà chỉ thấy các gai nấm màu hồng phát triển từ các vết nứt trên vỏ thân hay nhánh. Nhánh và thân cây bi nấm tấn công sẽ mất dinh dưỡng sau đó sẽ bị khô và chết.

4.2 Phòng trị: 

Bệnh thường phát triển nặng trên những cây có tán lá rậm rạp và che khuất nhau, nhất là vào những tháng mưa ẩm. Do đó, nên trồng cây với khoảng cách hợp lý, tỉa bớt cành lá vô hiệu để tránh che rợp. Cắt bỏ và tiêu hủy các nhánh nhiễm bệnh, phát hiện bệnh sớm và đánh chài vùng bị nhiễm bệnh bằng các thuốc hóa học.

5. Bệnh khô đọt thối trái [ do nấm Diplodia natalensis]

5.1 Triệu chứng

Bệnh này gây hại nặng trong điều kiện nóng ẩm nhất là vào mùa mưa. Trên nhánh đọt bị đốm sậm màu, lan dần trên các cành non, cuống lá làm lá bị biến màu nâu. Bệnh tấn công lên trái trong giai đoạn thu hoạch và tồn trữ hay vận chuyển làm thối phần thịt trái nơi gần cuống có màu nâu sậm lan dần làm thối nát cả trái hoặc nơi vỏ trái bị trầy trụa. Vết thối mềm và lây lan quá nhanh chỉ sau 2 – 3 ngày, nhất là trong môi trường nóng ẩm, đặc biệt khi thu hoạch trái không chừa cuống rất dễ bị nấm bệnh xâm nhập vào.

5.2 Phòng trị: 

Để phòng bệnh này cần tránh gây bầm dập, rụng cuống trái khi thu hoạch. Khi thu hoạch cần chú ý tránh sự va chạm giữa các trái tạo vết thương làm cho bệnh dễ sâm nhập vào bằng cách đặt tưng trái vào thùng chứa giấy báo.
Tỉa cành kế hợp tỉa các bộ phận bị bệnh và tiêu hủy, hạn chế sự lây lan của nguồn bệnh trên vườn. Chọn mắt ghép sạch bệnh để tránh lây lan bệnh cho cây con.
Cần phun các loại thuốc để phòng trị bệnh.
Trái sau thu hoạch có thể được xử lý bằng nước nóng 520C trong 10 phút cũng ngừa được bệnh thối trái và thán thư.

Tìm kiếm

  • Sản phẩm sinh học
  • Chữa bệnh vàng lá thối rễ
  • Cách cải tạo đất
  • Cách ủ phân hữu cơ
  • Cách quản lý cỏ dại

Trang chủ » Những loại bệnh hại thường gặp trên cây xoài và cách phòng trừ

Những loại bệnh hại thường gặp trên cây xoài và cách phòng trừ

Cây xoài là một trong những loại cây ăn quả rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Cây xoài dễ trồng, không kén đất, thích nghi với điều kiện khí hậu ở nước ta. Một số giống xoài ngon nổi tiếng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Vì vậy hiện nay diện tích cây xoài gia tăng, tuy nhiên cùng với sự gia tăng diện tích dịch hại cũng gia tăng. Trong đó bệnh thán thư, đốm đen, khô đọt thối trái, nấm hồng, phấn trắng khá nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn tới năng suất và phẩm chất trái xoài.

1. Bệnh khô đọt thối trái

Nguyên nhân:

Bệnh khô đọt thối trái do nấm Diplodia natalensis gây ra. Bệnh gây hại nặng trong điều kiện độ ẩm không khí cao, lan nhanh nhất là vào mùa mưa.

Triệu chứng:

+ Bệnh phá hại trên cành, lá, trái. Cành non xuất hiện đốm sậm màu lan dần lên lá. Lá cũng bị biến sang màu nâu, bìa lá cuốn lên trên. Có thể thấy mủ chảy trên các cành bị bệnh. Chẻ dọc cành bị bệnh có thể thấy bên trong có các sọc nâu

+ Trên trái, bệnh tấn công vào giai đoạn thu hoạch và tồn trữ, làm thịt trái bị chai sượng, bên trong thịt trái ta thấy những sọc đen chạy dọc theo trái. Vùng vỏ quanh cuống trái bị úng sậm màu, sau đó lan rộng thành vùng đen tròn, sau 2-3 ngày có thể gây thối trái.

Biện pháp phòng trị:

+ Bà con tiến hành tỉa cành kết hợp tỉa các bộ phận bị bệnh đem tiêu huỷ, hạn chế nguồn lây lan của nguồn bệnh trên vườn.

+ Bà con cho sử dụng Vắc xin kết hợp với Siêu đồng tỉ lệ 1:1 để phòng trị bệnh.

+ Khi thu hoạch cần tránh gây bầm dập, rụng cuống trái.

+ Lựa chọn mắt ghép sạch bệnh để tránh lây lan bệnh cho cây con.

2. Bệnh thán thư hại cây xoài

Nguyên nhân:

Bệnh thán thư trên cây xoài do nấm gây ra. Trong mùa mưa do ẩm độ cao, lượng ánh sáng mặt trời ít tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.

Triệu chứng:

+ Trên lá: Bệnh chủ yếu xuất hiện trên lá non, ban đầu xuất hiện đốm nhỏ như mũi kim có màu nâu sẫm sau đó bị đen, lúc thì hình tròn, bầu dục, hình ngôi sao. Về sau vết bệnh phát triển và liên kết với nhau thành từng mảng và lan rộng ra, ở giữa vết bệnh lớp tế bào bị khô và có những lỗ thủng làm lá non không phát triển đôi khi bị biến dạng. Ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây.

+Trên bông: Bệnh phát triển trên cả chùm bông làm đen bông và rụng. Bệnh còn phát triển trên các cành non của cây.

+Trên trái: Bệnh nhiễm từ lúc trái còn non đến lúc thu hoạch, lúc đầu trên trái có những đốm nhỏ hình tròn có màu nâu hoặc nâu đen sau lan dần ra, nhiều đốm kết hợp với nhau thành những đốm lớn hơn lõm vào phần thịt trái và có thể lan ra bao quanh trái, làm cho thịt trái bị chai sượng và thối. Sau đó trái sẽ bị rụng. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.

Biện pháp phòng trị:

+ Để phòng trị bệnh thán thư trên cay xoài bà con nên tiêu hủy các cành lá bệnh để tránh lây lan. Cần phun phòng bằng chế phẩm sinh học Siêu đồng kết hợp Vắc xin khi thấy có triệu chứng xuất hiện. Nhất là trong giai đoạn các đợt ra lộc non, ra bông, trái non, và đặc biệt trong mùa mưa. Bà con Chú ý phun sớm trước khi cây trổ bông 2 – 3 tuần, định kỳ 5 – 7 ngày phun 1 lần đến trước khi thu hoạch.

+ Luôn vệ sinh vườn sạch sẽ, thoáng mát đầy đủ ánh sáng, tránh độ ẩm không khí cao. Cần chú ý làm sao cho cây non ra đọt đồng loạt để dễ dàng phòng trị. Cần chủ động phun thuốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh khi thấy bệnh bắt đầu xuất hiện.

3. Bệnh phấn trắng hại trên cây xoài

Nguyên nhân:

Bệnh phấn trắng trên cây xoài do nấm Oidium mangiferae gây ra. Bệnh thường gây hại trong điều kiện nóng ẩm hoặc có sương đêm.

Triệu chứng:

+ Nấm bệnh đóng thành lớp phấn trắng trên lá non, phát hoa và trái non. Bệnh thường phát triển từ ngọn của phát hoa, lan dần đến cuống hoa, trái non, lá non và cành. Thường hoa bị nhiễm bệnh trước khi thụ phấn và trái trái bị nhiễm bệnh khi còn rất nhỏ. Trái bị nhiễm bệnh sẽ biến dạng, méo mó, nhạt màu, bị khô và rụng sớm.

Biện pháp phòng trị:

+ Cắt tỉa cành tạo tán cho cây phát triển mạnh, cung cấp phân bón đầy đủ cho cây. Cần chú ý sự phát triển của bệnh trong giai đoạn cây ra hoa và tạo trái non. Sử dụng các chế phẩm sinh học kết hợp Siêu đồngVắc xin để phòng trị bệnh.

4. Bệnh nấm hồng trên cây xoài

Nguyên nhân:

Bệnh nấm hồng trên xoài do nấm Corticium salmonicolor gây ra.

Triệu chứng:

Trên mặt vỏ thân hay nhánh có tơ nấm trắng bò lan, sau đó nấm tạo thành những mảng màu hồng. Đôi khi không thấy mảng màu hồng mà chỉ thấy các gai nấm màu hồng phát triển từ các vết nứt trên vỏ thân hay nhánh. Nhánh và thân cây bị nấm tấn công sẽ mất dinh dưỡng sau đó sẽ bị khô và chết.

Biện pháp phòng trị:

Để xử lý bệnh nấm hồng trên cây xoài bà con cần loại bỏ những bộ phận bị bệnh ra khỏi vườn để tránh lây lan. Sau đó sử dụng kết hợp Vắc xinSiêu đồng phun đẫm lên thân, cành, lá. Bà con cho phun xịt 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày.

Bà con nên trồng cây với khoảng cách hợp lý, tỉa bớt cành lá không cần thiết để tránh che rợp.

5. Bệnh đốm đen trên cây xoài

Triệu chứng:

Bệnh xảy ra trên lá, trái và chồi non. Đầu tiên những đốm bệnh có màu nâu đen nhỏ xuất hiện trên lá, trái. Sau đó chúng lớn dần lên, các vết bệnh có thể nối liền lại và trở thành những vết loét lớn hình dạng bất định và cuối cùng tạo thành một vùng trũng xuống so với bề mặt lá. Những vết bệnh trên chồi non và trái thường là vết nứt dọc, màu nâu đen. Đôi khi có nhựa chảy ra từ vết nứt đó. Nếu bệnh xảy ra trên cây non trong vườn ươm, khả năng lây lan của bệnh rất nhanh chóng và làm chết cây.

Biện pháp phòng trị:

Để xử lý bệnh đốm đen trên cây xoài trước hết bà con cần cắt bỏ những lá bệnh, chồi và cành bị nhiễm bệnh mang ra khỏi vườn để tiêu hủy. Khi thấy có nhiều trứng hoặc sâu non bà con dùng chế phẩm trừ sâu sinh học Bacillus phun kỹ cả 2 mặt lá, trên cành nhỏ, trên quả non để tiêu diệt bọ phấn trưởng thành vào ban đêm khi chúng tiếp cận đẻ trứng và làm cho các lứa trứng mới đẻ bị hỏng, không nở được. Phun liên tiếp 2-3 lần, cách nhau 7 ngày để tiêu diệt triệt để các lứa đẻ gối nhau của bọ phấn. Việc phun thuốc nên làm vào buổi chiều mát có tác dụng hơn các buổi khác trong ngày.

Bấm vào tên sản phẩm để đặt mua và tìm hiểu thêm thông tin

Hằng Hoàng

Xem thêm về: chăm sóc cây xoài

Danh mục: Cách kiểm soát bệnh cây trồng

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỂ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    WAO sẽ liên lạc lại với bạn trong thời gian sớm nhất!

    Δ

    SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

    • WAO BOOM – Chăm sóc đất, bảo vệ rễ, diệt trừ nấm hại trong đất

      885,000 Thêm vào giỏ hàng
    • MIG 29 Chitosan – Phòng trừ xoăn lá, xoắn ngọn, héo xanh

      170,000 Thêm vào giỏ hàng
    • Vaccin – Đặc trị thán thư, ghẻ, nứt thân xì mủ, thối trái, héo xanh

      205,000 Thêm vào giỏ hàng
    • Kéo cắt cành nhập khẩu Đức Original LOWE 15.107

      850,000 Thêm vào giỏ hàng
    • Phân bón lá amino A4 500ml – Tăng ra hoa đậu quả

      540,000 Thêm vào giỏ hàng

    BÀI VIẾT MỚI NHẤT

    • Bảo vệ vườn với hàng rào sinh học
    • Cách ủ ốc bươu vàng làm phân đạm hữu cơ cho cây trồng
    • Các nguồn lân hữu cơ mà nhà vườn canh tác thuận tự nhiên nên sử dụng
    • 4 tác động lớn của pH đất đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng
    • Cách cải tạo đất cát hiệu quả bền vững

    CÔNG NGHỆ SINH HỌC WAO

    VP Hà Tĩnh: Số 342, đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh

    Điện thoại: 0239.3.845.888

    VP Hoà Bình: Số 91, TT Cao Phong, Tỉnh Hoà Bình

    Điện thoại: 034.234.3989

    VP Bình Phước: Quốc Lộ 14, Thôn 2, Xã Đoàn Kết, Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước

    Điện thoại: 0978.497.345

    CHÍNH SÁCH CHUNG

    Chính sách & quy định chung

    Hình thức thanh toán

    Chính sách vận chuyển

    Chính sách đổi trả

    Ghi rõ nguồn "Công Nghệ Sinh Học WAO" khi phát hành lại thông tin.
    © 2022 Copyright Công nghệ sinh học WAO - WordPress & HTML5 Blank.

    Trang chủ
    0 Giỏ hàng
    Siêu thị WAO
    Liên hệ
    Danh mục

    • Trang chủ
    • WAO LÀ AI?
    • Đất
    • Vi sinh
    • Kỹ thuật canh tác
    • Kỹ thuật chăm sóc cây
    • Cách sản xuất phân hữu cơ
    • Tủ sách nông nghiệp
    • Câu Chuyện Nông Nghiệp

    Video liên quan

    Chủ Đề