Tại sao Nguyễn Khuyến lại cáo quan về ở ẩn

Nhà thơ của những áng văn thơ bất hủ

“Tam nguyên Yên Đổ” - Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909. Ban đầu có tên là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, tự Miễn Chi. Ông sinh ở quê mẹ, làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định nhưng lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha, làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo [cha ông đỗ ba khóa tú tài, dạy học], bản thân Nguyễn Khuyến thông minh, chăm học và học giỏi.

Năm 1864, ông đỗ đầu thi Hương [Giải nguyên] ở trường Nam Ðịnh; năm 1871, ông đỗ Hội nguyên và tiếp tục thi Ðình đỗ Ðình nguyên. Từ đó, người ta gọi ông là “Tam nguyên Yên Ðổ” [tức người đỗ đầu ba kỳ thi làng Yên Đổ].

Nguyễn Khuyến làm quan ở nội các Huế, rồi làm Đốc học Thanh Hóa, Án sát Nghệ An, rồi Biện lý Bộ Hộ,... Thời gian ông ra làm quan, Pháp đánh chiếm sáu tỉnh Nam kỳ và tiến đánh ra miền Bắc. Sống giữa bối cảnh nước mất nhà tan, các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, nhiều kẻ làm tay sai cho thực dân, Nguyễn Khuyến không thể làm được gì để thay đổi thời cuộc nên xin cáo quan về ở ẩn.

Nhà thơ không chỉ là một tâm hồn Việt Nam tiêu biểu. Ông còn được coi là một nhân cách Việt Nam tiêu biểu thời bấy giờ, cái thời đại mất nước, con người dân tộc Việt Nam bị chà đạp, đói rét, lầm than. Về ở ẩn nơi làng quê nhưng ông vẫn giữ được cái gọi là khí tiết, phẩm chất của một người yêu nước chân chính và hòa mình cùng với nhân dân.

Các sáng tác của Nguyễn Khuyến hầu hết được làm sau lúc từ quan, hiện còn khoảng hơn 400 bài, gồm thơ, văn, câu đối bằng chữ Hán và chữ Nôm; đáng kể hơn hết là “Quế Sơn thi tập” khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán.

Các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Khuyến bao gồm: Yên Đổ thi tập, Quế Sơn thi tập, Cẩm Ngữ, Bách Liêu thi văn tập, cùng với đó là  những bài ca, văn tế, hát ả đào và nhiều câu đối truyền miệng. Sáng tác của ông chủ yếu xoay quanh ba nội dung: Bộc bạch tâm sự của mình; viết về con người, cảnh vật và cuộc sống ở quê hương - một vùng đồng chiêm nghèo ở Bắc Bộ; chế giễu, đả kích những kẻ tham lam, ích kỷ, cơ hội lúc bấy giờ...

 “Tam nguyên Yên Đổ” - nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Trong những nhà thơ Nôm thời bấy giờ thì Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng, vừa là một nhà thơ trữ tình nhuộm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của nhà thơ hầu hết được viết là thơ trữ tình. Có thể nói là cả 2 lĩnh vực trên thì nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng đều rất thành công.

Những tác phẩm của nhà thơ đã khiến cho người đọc của bao nhiêu thế hệ xúc động và đang phải suy ngẫm. Những câu thơ là những băn khoăn day dứt, với nước mắt và nụ cười của nhà thơ. Thơ của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhiều phẩm chất thơ ca dân gian và bác học, trữ tình và trào phúng.

Điều đó đã khiến cho giọng điệu trong thơ Nguyễn Khuyến trở nên đa dạng đan xen hoà trộn với nhiều sắc màu thẩm mỹ. Ông đã gửi nỗi niềm của mình vào trong thơ mong hậu thế hiểu được lòng mình và hy vọng thế hệ sau sẽ làm được những điều ông ấp ủ vì một xã hội tốt đẹp hơn. 

Với một lòng yêu nước, thương dân mà không thể giúp được gì ngoài những ngòi bút đau vì dân, khóc vì dân đã giúp cho văn thơ của ông đã đi vào lịch sử và sẽ mãi mãi đi sâu vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ.

Gian nhà độc đáo của bậc thầy phong thủy

Năm 1884, cụ Nguyễn Khuyến có viết: “Vườn Bùi chốn cũ/Bốn mươi năm lại lụ khụ về đây”. Câu thơ này được “Tam nguyên Yên Đổ” viết khi sắp bước sang tuổi “tri thiên mệnh”, cụ cáo bệnh, không nhận chức Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên [Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang] để về với mảnh đất cha ông sống cuộc đời thanh bạch, vui thú điền viên ở vùng quê nghèo chiêm trũng.

Gian nhà của cụ Nguyễn Khuyến nằm ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương [xưa là xã Yên Đổ], huyện Bình Lục, Hà Nam. Để đi tới gian nhà ấy, du khách phải đi qua “ngõ trúc quanh co” trong làng Vị Hạ. Cổng vào nhà cụ Nguyễn Khuyến rêu phong, cổ kính, ở trên ba chữ Nho “Môn Tử Môn”.

Ông Nguyễn Thanh Tùng - hậu duệ đời thứ 5 của nhà thơ Nguyễn Khuyến [sinh năm 1941] phân tích: “Môn Tử Môn” có nghĩa là cửa ra vào của học trò. Đây là một lời răn dạy nghiêm khắc về đạo làm trò. Trước khi vào nhà thầy cho dù là quan lớn hay thứ dân đều phải đúng lễ nghĩa, xuống ngựa, xuống xe đi bộ vào viếng thầy.

“Tam nguyên Yên Đổ” - Nguyễn Khuyến còn là bậc thầy về tài bố trí phong thủy. Bước qua cổng vào cổ kính là ngôi nhà được xây theo phong cách truyền thống xưa kia. Bên ngoài là đại tế, trong là hậu cung. Giữa nhà tế lễ và hậu cung là một khoảng sân nhỏ hình chữ Nhị. Chỉ những người được được sắc phong thần thì mới được xây như thế này.

 Trước cổng nhà có đề chữ: “Môn Tử Môn” có nghĩa là cửa ra vào của học trò.

Theo hậu duệ đời thứ 5 của nhà thơ, Nguyễn Khuyến mệnh hoả nên trấn trạch hai thủy một hỏa để cân bằng âm dương. Hai thủy gồm cái ao lớn có bờ cỏ thẳng ngăn ở giữa rồi đến cái lạch nước trong. Cái ao và lạch giống hình bút lông và nghiên mực của các nhà Nho.

Nhà đại tế có 7 gian, xây bằng gạch, lợp ngói, có bốn hàng cột. Hậu cung được làm bằng gỗ. Nhà của cụ đặc biệt ở chỗ, có lưỡng long chầu nguyệt, 9 bậc đặt ở dưới đất. Bình thường, hình lưỡng long chầu nguyệt hay được đặt ở trên nóc nhà, ông Tùng giới thiệu.

Lý giải về điều này, ông Tùng hồ hởi cho biết, ngày xưa, cụ giải thích với các chức sắc rằng làm vậy để tránh nắng hướng đông và hướng tây. Thế nhưng, lý do ban đầu của cụ lại hoàn toàn khác. "Cụ Nguyễn Khuyến để lưỡng long chầu nguyệt ở dưới đất nhằm ám chỉ vua nhà Nguyễn bán nước nên không cho cưỡi lên đầu rồng, chỉ chầu đằng trước nhà thôi", ông Tùng thâm thúy nói.

Đi sâu vào hậu cung, chúng tôi có thể dễ dàng nhìn thấy những nghiên bút, sắc phong, câu đối cổ. Đó là cuốn thư của cụ Dương Khuê tặng cụ Nguyễn Khuyến khi cụ đỗ Tam nguyên đầu khoa bảng, tấm biển "Ân tứ vinh quy", "Nhị giáp tiến sĩ" do Vua Tự Đức ban cho “Tam nguyên Yên Đổ”...

Trước sân của ngôi nhà cổ còn có con lạch nhỏ. Theo lời kể của ông Tùng, cụ Nguyễn Khuyến từ lâu đã tính toán cho đào một con lạch và một cái ao cạnh nhau, điều này giúp cân bằng âm dương, trấn trạch.

Trong khoảng sân vườn rộng, gia đình cụ trồng nhiều loại cây ăn quả như na, vú sữa, bưởi và các loại hoa thơm. Ngoài ra, từ xa xưa, cụ Nguyễn Khuyến đã cho trồng cây vối để lấy lá hãm nước uống.

Bất kỳ du khách nào khi đến tham quan ngôi nhà cổ đều trầm trồ với 3 cây nhãn cổ thụ đã ngoài 100 tuổi, cả ba cây đều xanh tốt quanh năm và được các con cháu cụ Nguyễn Khuyến chăm sóc. Chỉ tay về một cây nhãn cổ ông Tùng cho biết: “Hiện nơi này có 3 cây nhãn cổ thụ. Con trai cụ Nguyễn Khuyến đã xin ba hạt nhãn về trồng sau khi mừng thọ Vua Tự Đức [1829- 1883]”.

Ông Tùng cho hay, các cụ xưa kể lại, trong một lần cụ Nguyễn Khuyến cùng con trai vào kinh mừng thọ Vua Tự Đức, Nhà Vua đã ban cho cụ Nguyễn Khuyến chùm nhãn. Con trai cụ xin Vua Tự Đức ba hạt giống về ươm trồng và được chấp thuận.

Nở nụ cười tươi, ông Tùng tâm sự, việc con trai cụ Nguyễn Khuyến xin ba hạt nhãn về trồng không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là vật quý Vua Tự Đức ban mà các cụ còn có ý nghĩa sâu xa khác. Trong hệ thống giáo dục Việt Nam thời phong kiến, danh hiệu học vị tiến sĩ được gọi là bảng nhãn.

Vì vậy con trai cụ Nguyễn Khuyến trồng ba cây nhãn là có ngụ ý muốn con cháu noi theo và tiếp bước truyền thống của dòng họ: "Con trai cụ Nguyễn Khuyến trồng cây nhãn là muốn nhắn nhủ thế hệ sau tiếp bước việc học hành của dòng họ, cố gắng đỗ đạt cao".

Trong khuôn viên ngôi nhà còn lưu giữ, trưng bày rất nhiều kỷ vật quý hiếm như: Một số bộ triều phục của cụ Nguyễn Khuyến, bức tượng đá tạc hình nhà thơ, câu đối, tấm bia khắc bài thơ “Thu điếu” bằng nhiều thứ tiếng khác nhau…

Gian nhà niên đại hơn thế kỷ ấy đã đón biết bao nhà nghiên cứu, người yêu văn chương, du khách và đặc biệt là những học sinh trên khắp mọi miền Tổ quốc. Họ tới cung kính thắp hương tri ân một nhà thơ có đức và có tài, với một lòng yêu nước, thương dân và chiêm ngưỡng gian nhà độc đáo của mảnh đất hình chữ S.

Bảo Châu [tổng hợp]

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Thơ của ông luôn nhẹ nhàng, thấm đẫm bài học triết lý sâu sắc. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến nhé!

1. Tiểu sử

Nguyễn Khuyến, tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ [tục gọi là làng Và], xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ. Ông có một người bạn tri kỉ tên là Dương Khuê.

Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi, thường gọi là Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan, nguyên là con của Trần Công Trạc, từng đỗ tú tài thời Lê Mạc.

Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San [người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864 – 1865] ở trường Hoàng giáp cùng bạn học Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân [tức Giải nguyên] trường Hà Nội.

Năm sau [1865], ông trượt thi Hội nên tu chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, với hàm ý phải nỗ lực hơn nữa [chữ Thắng có chữ lực nhỏ, chữ Khuyến có chữ lực lớn hơn].

Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên [Hoàng giáp]. Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây.

Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất tốt đẹp cần học hỏi trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên.

2. Phong cách sáng tác

Nguyễn Khuyến là một người tài năng, yêu nước thương dân, bên cạnh đó ông cũng là một nhà thơ nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Thơ của Nguyễn Khuyến luôn giàu cảm xúc với thiên nhiên, với con người và với quê hương.

Ông ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan. Ông quyết định về quê ở ẩn. Ở thời bấy giờ Nguyễn Khuyến không chỉ được coi là nhân cách tiêu biểu Việt Nam thời bấy giờ, mà ông còn là một nhà thơ đau với nỗi đau của nhân dân, ông buồn cho cái sự nghèo đói, ông đau đớn khi nhìn thấy cảnh nước mất nhà tan.

Nội dung thơ của ông nói lên tấm lòng yêu nước sâu đậm, thiết tha đồng thời thể hiện rõ thái độ chống đối thực dân Pháp. Và bên cạnh đó, tình yêu với thiên nhiên, đất nước, tình bạn, tình cảm gia đình cũng đều là chất liệu được ông đem vào thơ ca.

Tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của ông có tác phẩm “Thu điếu” [Câu cá mùa thu] nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, tác phẩm được ra đời khi ông về sống ẩn dật tại quê nhà. Bài thơ mang màu sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, qua những hình ảnh, câu từ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của tác giả. Thu điếu là một bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ giàu tính biểu cảm.

3. Những tác phẩm tiểu biểu

Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, , Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. Có bài Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt, ví dụ: Bạn đến chơi nhà hoặc ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán. Cả hai loại đều khó để xác định vì chúng rất điêu luyện.

Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công.

4. Nhận định

Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. – Xuân Diệu

Cho đến khí vị thanh đạm…, đồng thời cũng chan chứa mối thông cảm của ông đối với đời sống lao động của người nông dân. – Lê Trí Viễn

Làng quê Việt Nam đã hiện lên trong thơ với những nét tươi sáng, thanh đạm, hồn hậu. Mỗi màu sắc, đường nét, mỗi hình ảnh đều thể hiện tâm hồn của thi nhân. Một nhà thơ yêu quê hương làng mạc đến say đắm và điều không kém phần quan trọng là nhà thơ đủ bút lực và tài hoa để ghi lại quê hương làng cảnh Việt Nam dưới màu sắc của mùa thu và vẻ đẹp của chính tâm hồn thi nhân. – Nguyễn Đức Quyền

Cảm ơn bạn đọc đã luôn theo dõi và ủng hộ Reader, chúc bạn có kết quả học tập tốt!

Video liên quan

Chủ Đề