Bệnh thành tích trong giáo dục là gì năm 2024

Cái gọi là “Bệnh thành tích” trong giáo dục, có thể được hiểu, đó là các hoạt động, hành động không trung thực trong báo cáo về kết quả giáo dục và đào tạo, tạo dựng thành tích ảo không có thực, dấu diếm các lỗi lầm trong hoạt động giáo dục và đào tạo của đơn vị do mình phụ trách, lừa dối, báo cáo sai sự thật, thổi phồng, phô trương các kết quả công việc mình đã thực hiện không đúng như thực tế đã có nhằm đạt được một mục đích cá nhân nào đó. Đây là các hoạt động, hành động, hành vigian lận lừa dối [GLLD] trong giáo dục, đào tạo.Bởi vậy, chúng ta có quyền gọi cái gọi là “Bệnh thành tích” trong giáo dục là đồng nghĩa với các hoạt động, hành vi gian lận lừa dối trong giáo dục.

Không chỉ ở nước ta, mà cả các nước khác cũng có nhiều vụ bê bối gian lận trong giáo dục đã xảy ra. Chẳng hạn, vụ bê bối gian lận lừa đảo, sửa kết quả bài thi gây chấn động dư luận tại Trường công lập Atlanta – Mỹ [APS] đã được phanh phui vào năm 2014-2015. Các giáo viên và hiệu trưởng ở khu vực Trường Công lập Atlanta [APS] đã gian lận trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn do nhà nước quản lý. Vụ việc xảy ra vào năm 2009 nhưng mãi đến năm 2014-2015 mới bị phát hiện và bị xử lý. Vào năm đó, Tạp chí Atlanta-Hiến pháp đã công bố các phân tích về kết quả kiểm tra năng lực tham khảo tiêu chí [Criterion-Referenced Competency Tests ][CRCT] cho thấy điểm kiểm tra không có khả năng thống kê, bao gồm cả tăng hoặc giảm bất thường trong một năm. Một cuộc điều tra của Cục Điều tra Georgia [ Georgia Bureau of Investigation] [GBI] công bố vào tháng 7 năm 2011 đã chỉ ra rằng có 44 trong số 56 trường đã tham gia lừa đảo trong CRCT năm 2009. Đã có 178 nhà giáo dục đã liên quan đến việc sửa các câu trả lời do các sinh viên nhập hộ. Trong số này, 35 nhà giáo dục đã bị truy tố. Quy mô của vụ bê bối đã được mô tả là một trong những vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử giáo dục Hoa Kỳ [3].

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên bằng phiếu thăm dò các cán bộ quản lý các nhà trường trung học cơ sở [THCS] và trung học phổ thông [THPT], bao gồm các hiệu trưởng, hiệu phó, nhiều cán bộ chủ chốt khác và các giáo viêntrong trường trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Trị. Trước câu hỏi: “Hiện đang tồn tại ý kiến cho rằng có “Bệnh thành tích” trong giáo dục và đào tạo. Vậy theo Ông/ [Bà, Anh, Chị] hiện tượng này có không và mức độ của nó. Đã có 222 giáo viên và các cán bộ quản lý các nhà trường đã tham gia điều tra. Kết quảphiếuđược xử lý trên phần mềm SPSS [22.0] [3] đãcho thấy, có 217/222 = 97,74% đã khẳng định là “có bệnh thành tích” [BTT], chỉ có 2,26% ý kiến phản đối, cho rằng không có hiện tượng này. Về mức độ của hiện tượng BTT, kết quả đã cho thấy có 72,35% số người trả lời cho rằng mức độ vi phạm này là “nghiêm trọng”. Số người cho rằng “rất nghiêm trọng” chiếm 23,04%. Số người đánh giá “đặc biệt nghiêm trọng” chiếm 4,6%.

Có thể mô tả trực quankết quả khảo sát trên thông qua biểu đồ sau [biểu đồ 1]:

Biểu đồ 1: Có hay không có tồn tại cái gọi là “Bệnh thành tích” trong giáo dục.

Nhìn vào biểu đồ 01, chúng ta nhận thấy gần như toàn bộ ý kiến trả lời đều khẳng định là có cái gọi là “Bệnh thành tích” trong giáo dục. Con số gần như tuyệt đối là 97,74%, trong đó đội ngũ giáo viên chiếm 59,9% và cán bộ quản lý là 37,8%.

Về đánh giá mức độ của hiện tượng này, phân chia theo đối tượng khảo sát, kết quả được mô tả trong biểu đồ 02:

Biểu đồ 02 cho thấy, đã có 44,7% đội ngũ giáo viên cho rằng hiện tượng này là “nghiêm trọng”; có 13,82% cho rằng hiện tượng GLLD trong giáo dục là “rất nghiêm trọng” và 2,76% giáo viên cho rằng hiện tượng này là “đặc biệt nghiêm trọng”. Các con số khảo sát trong số cán bộ làm nhiệm vụ quản lý tương ứng là 27,6%, 9,21% và 1,84%. Tổng hợp chung, đã có đến 95,39% ý kiến người tham gia điều tra cho rằng hiện tượng “Bệnh thành tích” trong giáo dục là “nghiêm trọng” và “rất nghiêm trọng”.

Chúng tôi cũng cố gắng tìm hiểu,do các động cơ gì thôi thúc mà các đội ngũ nhà giáo này đã thực hiện các hành vi gian lận, lừa dối trong giáo dục đến mức nhiều như vậy.

Bằng các nghiên cứu thực tiễn hiện trạng giáo dục của đất nước trong nhiều năm, trao đổi thảo luận với một số chuyên gia tâm lý học, giáo dục học, cán bộ quản lý các nhà trường cả phổ thông lẫn đại học và tham khảo ý kiến của đông đảo các giáo viên, chúng tôi có kết quả được phản ánh trong bảng sau [bảng 01]:

Bảng 01: So sánh kết quả ý kiến khảo sát về động cơ hành vi gian lận, lừa dối trong giáo dục, đào tạo giữa cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên[n= 222]

Tất cả các ý kiến đều hướng vào 5 loại động cơ, đó là:

  1. ĐC 3: Muốn được đề bạt, cất nhắc, xếp thứ hạng 1.
  2. ĐC 1: Hám danh, sính thành tích, xếp thứ hạng 2.
  3. ĐC 5: Muốn được thưởng, tiền, vật chất, danh hiệu , xếp thứ hạng 3.
  4. ĐC 2:Muốn khẳng định tài năng của mình trước bạn bè, đồng nghiệp, xếp thứ hạng 4.
  5. Xếp hạng thứ 5, cả giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường đều thống nhất, là ĐC 4: “Hành vi gian lận lừa dối phục vụ cho lợi ích riêng của một số người nào đó, của cấp trên, nhưng dầu sao mình cũng được hưởng lợi từ việc này, nên cứ “ngậm miệng ăn tiền”, chẳng làm sao cả”.

Về mục “Các ý kiến khác”, ngoài 5 động cơ đã nêu tên ở trên, không có ý kiến nào ghi bổ sung thêm.

Các kết quả trên có thể được mô tả trong biểu đồ sau [biểu đồ 03]:

Biểu đồ 03: Động cơ của các hoạt động gian lận, lừa dối trong giáo dục.

Nhìn vào biểu đồ 03, chúng ta nhận thấy: i]-Nhìn chung nội dung các ý kiến của các giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường cơ bản đều thống nhất;ii]-Tất cả các trị số đánh giá của cán bộ quản lý nhà trường đều cao hơn trị số đánh giá của các giáo viên; iii]-Động cơ “Muốn được đề bạt, cất nhắc” có điểm trung bình [ĐTB] lớn nhất [3,1256]. Thực hiện kiểm định xác định hệ số hồi quy R Square [[2] của Item ĐC3 [Muốn được đề bạt, cất nhắc] trên phần mềm SPSS phiên bản 22.0, từ bảng Model Summary cho kết quả: R Square của ĐC3 là 0.719, cho thấy 4 động cơ còn lại đang xem xét có liên quan phụ thuộc vào động cơ này đến 72%, còn lại 38% phụ thuộc vào các động cơ khác. Điều này đã góp phần khẳng định thêm vị trí quan trọng của động cơ ĐC3 “Muốn được đề bạt, cất nhắc”. Động cơ “Muốn được đề bạt, cất nhắc” liên quan đến nhu cầu thành đạt của con người – một nhu cầu bậc cao chính đáng của con người, thuộc nhu cầu tự thể hiện bản thân, theo Abraham Maslow [1908-1970] phát hiện [1]. Đây là một đòi hỏi hợp lý của con người, của mỗi cá nhân nhằm khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng xã hội cần được ủng hộ. Tự thể hiện bản thân, muốn được khẳng định vị thế, được đề bạt, cất nhắc, có chỗ đứng trong xã hội nhưng cái quan trọng là phải bằng cách làm chân chính, chứ không phải bằng các thủ đoạn hành vi gian lận, dối trá, thích phô trương, thổi phồng những cái mình đã đạt được.

Trên đây là một cách nhìn nhằm nhận diện rõ hơn thực chất cái gọi là “Bệnh thành tích” trong giáo dục hiện nay thông qua các khảo sát điều tra./.

Khái niệm bệnh thành tích là gì?

Căn bệnh "thành tích" có thể hiểu là sự khao khát không ngừng của con người muốn có thành tích ấn tượng, bất kể đó có phải là thành tựu thực sự hay không. Họ sẵn sàng thực hiện mọi cách, thậm chí vi phạm đạo đức, để đạt được điều đó. Căn bệnh này như một ảnh hưởng tiêu cực đang xâm chiếm tâm trí của họ.

Bệnh thành tích trong tiếng Anh là gì?

Credit mania: Bệnh thành tích Ví dụ: Credit mania should be eliminated so that we can properly assess student learning competence [Bệnh thành tích nên được loại bỏ để chúng ta đánh giá đúng năng lực học tập của học sinh].

Biểu hiện bệnh thành tích là gì?

Thời kỳ này, Người gọi “bệnh thành tích” là “bệnh hữu danh vô thực” với các biểu hiện như: “làm được ít thì suýt ra nhiều để làm một bản báo cáo cho oai”, “khuyết điểm thì giấu đi không nói đến”, “làm việc không thiết thực, báo cáo không thật thà”, “việc gì cũng không xét đến kết quả thiết thực, cần kíp, chỉ nhằm về ...

Sinh thành tích là gì?

Sính thành tích và che giấu khuyết điểm luôn gắn liền với nhau, là hệ lụy của nhau. Họ dùng thành tích để che giấu khuyết điểm, đánh bóng tên tuổi, tạo sự vững mạnh giả tạo, làm bình phong che chắn cho mình, để mở cánh cửa thăng tiến, củng cố vị trí, quyền lực.

Chủ Đề