Bệnh viện tuyến trung ương là gì

Cách phân tuyến và xếp hạng các bệnh viện và các cơ sở khám, chữa bệnh hiện nay đã bộc lộ nhiều bất cập và không còn phù hợp với những yêu cầu mới trong tình hình mới hiện nay, nhất là đối với các bệnh viện tuyến cuối của TP.HCM, được Bộ Y tế giao là tuyến cuối về chuyên môn, kỹ thuật cho các tỉnh phía Nam nhưng chỉ là tuyến tỉnh trong chuyển tuyến, cao nhất là tuyến trung ương đối với các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế.

Hội thảo góp ý xây dựng Thông tư phân tuyến chuyên môn, kỹ thuật cơ sở khám, chữa bệnh do Cục Quản lý khám, chữa bệnh tổ chức - ngày 30/10/2018

Theo dự thảo của Bộ Y tế, các bệnh viện và các cơ sở khám, chữa bệnh sẽ được sắp xếp lại thành 3 tuyến chuyên môn, kỹ thuật, bao gồm: [1] Tuyến 1: Các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, điều trị ngoại trú; [2] Tuyến 2: Các bệnh viện [điều trị nội trú] với các kỹ thuật chuyên khoa cơ bản và nâng cao; [3] Tuyến 3: Các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa thực hiện được các kỹ thuật chuyên sâu.

Cách phân loại các bệnh viện và các cơ sở khám, chữa bệnh theo 3 tuyến chuyên môn, kỹ thuật này sẽ thay thế cho phân tuyến theo địa giới hành chính bao gồm bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế xã và các phòng khám như đang áp dụng trong nhiều năm qua, điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 20/NQ-TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, trong đó về nội dung đổi mới hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ y tế có nêu “Tổ chức hệ thống cung ứng dịch vụ y tế theo 3 cấp chuyên môn”.

Ngoài ra, cách phân loại này cũng phù hợp với xu thế của hệ thống y tế các nước phát triển trên thế giới. Với hầu hết các nước, tuyến 1 – tuyến khám, chữa bệnh ban đầu - là nơi tiếp xúc đầu tiên của người dân khi có nhu cầu khám chữa bệnh, được xem là “người gác cổng”, chỉ khi quá khả năng thì các cơ sở y tế ở tuyến 1 [phòng khám GP hoặc bác sĩ gia đình] sẽ giới thiệu người bệnh đến khám chuyên khoa tại các cơ sở y tế thuộc tuyến 2 [các phòng khám chuyên khoa của các bệnh viện phục vụ người dân trên một địa bàn]. Các bệnh viện thuộc tuyến 3 là bệnh viện tuyến cuối [phục vụ người dân của cả một khu vực] sẽ tiếp nhận bệnh nhân được chuyển đến từ các bệnh viện tuyến 2 hoặc các cơ sở y tế thuộc tuyến 1.

Trong mỗi tuyến, các cơ sở y tế và các bệnh viện sẽ được chia làm nhiều mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào năng lực kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn của các bệnh viện và các cơ sở. Tại hầu hết các nước có hệ thống y tế phát triển, các bệnh viện được xếp ở nhóm cao nhất là những bệnh viện thực hiện được nhiều kỹ thuật chuyên sâu, là cơ sở giảng dạy và thực hành lâm sàng và nghiên cứu khoa học.

Hội thảo góp ý xây dựng thông tư phân tuyến chuyên môn, kỹ thuật cho các cơ sở khám, chữa bệnh do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã nhận được sự đồng tình và ủng hộ của hầu hết các đại biểu tham dự [là các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý bệnh viện thuộc TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam] về tính cần thiết và cách phân loại các cơ sở khám, chữa bệnh theo 3 tuyến chuyên môn, kỹ thuật.

Ngoài ra, các đại biểu cũng nhất trí cao đề nghị Bộ Y tế sớm bỏ phân hạng bệnh viện, thay vào đó, căn cứ vào phân tuyến chuyên môn, kỹ thuật và kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện hàng năm để xác định mức giá dịch vụ kỹ thuật của bệnh viện là hợp lý nhất, đồng thời sẽ làm động lực cho các bệnh viện không ngừng phấn đấu cả về chuyên môn, kỹ thuật và chất lượng phục vụ người bệnh.

Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến chưa thống nhất với cách phân mức độ trong từng tuyến, nhất là tuyến 2 và tuyến 3, cần được nghiên cứu sâu hơn và hoàn thiện hơn trong thời gian tới. Được biết, thông tư này chỉ được ban hành sau khi Luật khám bệnh, chữa bệnh được sửa đổi vào năm 2019.

SKĐS - TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho rằng, các bệnh viện chuyên khoa, đầu ngành cần tiếp tục do Bộ Y tế quản lý để đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt từ trung ương.

Phóng viên: Thưa ông, dự thảo Luật Thủ đô [sửa đổi] có điều khoản đưa một số bệnh viện tuyến trung ương thuộc Bộ Y tế về cho Hà Nội quản lý, ông có suy nghĩ gì về vấn đề này?

TS.BS Mai Văn Mười: Chúng ta cần hiểu, vai trò của các bệnh viện trung ương thuộc Bộ Y tế phải được coi là những sư đoàn quân chủ lực, tinh nhuệ, được đầu tư mạnh về trang thiết bị y tế hiện đại, có giáo sư - tiến sĩ giỏi, bác sĩ đầu ngành ở nhiều chuyên khoa mũi nhọn. Họ vừa làm tốt công tác khám, điều trị, vừa làm công tác nghiên cứu chuyên sâu, hợp tác quốc tế...

Ngoài làm tốt những điều trên, bệnh viện tuyến trung ương còn có trách nhiệm đào tạo, huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới [bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, bệnh viện chuyên khoa tỉnh...].

TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam. Ảnh: ĐĐK

Khi có dịch xảy ra, bệnh viện tuyến trung ương – nơi tập trung các chuyên gia giỏi khi nhận được "lệnh" của Bộ Y tế phải sẵn sàng lên đường đến bất cứ địa phương nào của cả nước, thậm chí họ sẽ lại ở xã để trực tiếp thăm khám, điều trị cho người bệnh. Nếu vượt quá khả năng trang thiết bị tại chỗ, người bệnh sẽ được đưa về bệnh viện trung ương điều trị cho đến khi hết bệnh đồng thời phục vụ nghiên cứu khoa học lâu dài. Bởi y học không chỉ chữa hết bệnh là xong nhiệm vụ. Nghiên cứu khoa học trong y tế là nghiên cứu dựa trên mỗi cá thể, nghiên cứu chuyên sâu về bệnh tật để dự báo và đưa ra phác đồ điều trị đúng.

Tôi còn nhớ, cách đây vài năm khi có "bệnh lạ" xảy ra ở tỉnh Quảng Ngãi, Bộ Y tế và trực tiếp đồng chí Bộ trưởng khi đó là PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến cùng các chuyên gia đầu ngành của Bộ, các thầy thuốc giỏi của một số bệnh viện chuyên khoa thuộc Bộ đã đến trực tiếp thăm khám, điều trị, tìm ra nguyên nhân.

Người bệnh của Quảng Ngãi được điều trị bởi chuyên gia da liễu giỏi của Bộ Y tế đã khỏi bệnh. Và quan trọng nhất là các chuyên gia của Bộ đã tìm ra nguyên nhân, trị tận gốc căn bệnh, đem lại bình yên cho người dân Quảng Ngãi.

PV: Tỉnh Quảng Nam đã đón nhận được hỗ trợ như thế nào từ các bệnh viện tuyến trung ương thuộc Bộ Y tế thời gian vừa qua, thưa ông?

TS.BS Mai Văn Mười: Thay mặt ngành y tế Quảng Nam, người bệnh Quảng Nam tôi cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế và các đơn vị, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế trong nhiều năm qua.

Đơn cử như đợt dịch COVID-19 cách đây 3 năm ở tỉnh, chúng tôi đã nhận được sự chi viện kịp thời từ sở chỉ huy tiền phương Bộ Y tế đóng tại Đà Nẵng, do nguyên Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn làm trưởng bộ phận. BV Bạch Mai đã cử đoàn cán bộ y tế hùng hậu vào chống dịch, điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tỉnh Quảng Nam.

Bác sĩ, chuyên gia đầu ngành hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm của BV Chợ Rẫy có mặt tại Quảng Nam đem theo thuốc đặc trị điều trị bệnh nhân ngộ độc do cá ủ chua.

Tỉnh Quảng Nam chúng tôi cũng đã đón nhận nhiều đoàn chuyên gia giỏi ở các bệnh viện chuyên khoa thuộc Bộ Y tế đến chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nhân lực, hỗ trợ chuyên môn.

Mới đây nhất khi xảy ra hàng loạt vụ ngộ độc do cá ủ chua, chuyên gia của BV Chợ Rẫy đã bay ra, đem theo thuốc đặc trị, đào tạo, hướng dẫn bác sĩ Quảng Nam sử dụng thuốc và điều trị cho bệnh nhân.

Chỉ đơn cử những ví dụ nhỏ kể trên có thể thấy các bệnh viện chuyên khoa, đầu ngành cần tiếp tục do Bộ Y tế quản lý để đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt từ trung ương.

Tuyến tỉnh của chúng tôi rất mong muốn và đợi chờ ở vai trò dẫn dắt của bệnh viện thuộc Bộ Y tế trong việc đào tạo, chuyển giao kỹ thuật tuyến dưới. Điều này luôn đúng và nhất là trong thời điểm hội nhập quốc tế sâu, rộng hiện nay.

Chủ Đề