Bị môi khọ khát nước là biểu hiện bệnh gì năm 2024

Mặc dù hầu hết các trường hợp là không quá nghiêm trọng. Nhưng trong một số trường hợp, khát nước quá mức có thể do một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Theo Medical Daily, sau đây là 5 lý do có thể gây ra cảm giác luôn khát nước.

1. Vấn đề về tuyến giáp

Ảnh hưởng của việc tuyến giáp hoạt động quá mức có thể khác nhau tùy từng người.

Vì vậy, khi khát nước quá mức kèm theo các triệu chứng liên quan khác như giảm cân không chủ ý, run tay, kiệt sức, lo lắng, kinh nguyệt ít, thì cần kiểm tra chức năng tuyến giáp.

Bác sĩ sẽ xét nghiệm đo nồng độ các hoóc môn kích thích tuyến giáp để xác định xem bạn có bị cường giáp hay không.

2. Đái tháo đường

Bao gồm cả bệnh tiểu đường loại 1 cũng như loại 2.

Tuy nhiên, mất nước đơn thuần thường bị nhầm với bệnh tiểu đường, tiến sĩ Peter Mayock, ở Chicago, [Mỹ], giải thích.

Có thể nhận biết qua lượng nước tiểu. Khi bị mất nước, thận nhận được tín hiệu giữ lại nhiều nước hơn, khiến đi tiểu ít hơn.

Trong khi mắc bệnh tiểu đường, thận không thể hấp thụ được lượng đường dư thừa tích tụ trong nước tiểu và làm cho các mô bị mất nước. Điều này khiến đi tiểu nhiều hơn và cơ thể bị mất nước nên cảm thấy thường xuyên khát.

Nếu cảm thấy khát nước quá nhiều, đi tiểu nhiều và mờ mắt, nên đi khám ngay vì đó là 3 dấu hiệu cơ bản của bệnh tiểu đường, tiến sĩ Mayock khuyên, theo Medical Daily.

3. Uống không đủ nước

Lý do chính khiến mọi người cảm thấy khát là vì họ mất nước do không uống đủ nước.

Một số người có nhu cầu về nước cao hơn những người khác. Đó là những người thường xuyên tập thể dục hoặc những người đang sống ở vùng khí hậu hanh khô.

Muốn biết đã uống đủ nước chưa, có thể nhìn màu sắc của nước tiểu, Nước tiểu vàng nhạt, trong suốt là uống đủ nước, nước tiểu màu vàng sậm đến vàng cam là cơ thể thiếu nước. Lúc đó cần bổ sung nước gấp, theo Medical Daily.

4. Chế độ ăn

Những người theo chế độ ăn keto, là phương thức ăn uống nhiều chất béo, ít carbohydrate, vừa phải protein, thường bị tình trạng khát nước quá mức.

Điều này có thể xảy ra bởi vì chế độ ăn kiêng đòi hỏi giảm lượng carbohydrate, giữ nhiều nước hơn chất béo và protein.

Mặc dù được một số người nổi tiếng ủng hộ vì nỗ lực giảm cân, chế độ ăn keto được xếp hạng kém trong danh sách chế độ ăn uống tốt nhất năm 2019.

5. Do uống thuốc

Nhiều loại thuốc thông thường có thể trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần khiến liên tục cảm thấy bị khô miệng và cổ.

Thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp và thuốc dị ứng có thể gây ra tác dụng phụ như đi tiểu thường xuyên hoặc khô miệng, theo Medical Daily.

Nhiều người nghĩ khô miệng, khát và uống nhiều nước có thể do thời tiết nóng nực. Tuy nhiên, nếu bạn bị khát nước liên tục kết hợp với tiểu nhiều, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường.

Theo bác sĩ Hoàng Thị Trang, Khoa Tim mạch - Khớp - Nội tiết, Bệnh viện Quân y 175 [TP.HCM], đái tháo đường là bệnh chuyển hóa mạn tính với đường huyết trong máu tăng cao, theo thời gian dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim, mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Tỷ lệ người mắc đái tháo đường ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Tại Việt Nam, năm 2015 có khoảng 3,5 triệu ca mắc, con số hiện nay vào khoảng 5 triệu ca mắc và dự báo tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040.

Sau khi thăm khám tại Bệnh viện Quân y 175, ông N.B [48 tuổi] vẫn không tin mình mắc căn bệnh phải sống suốt đời với thuốc và tái khám định kỳ. Ông cho hay cách đây vài tháng, ông hay mệt mỏi không rõ nguyên nhân nhưng không đi kiểm tra sức khỏe. Thời gian gần đây, ông liên tục khát nước dù không tập luyện thể dục quá sức hay phải làm việc trong môi trường nắng nóng.

"Tôi sợ suy thận nên đi khám bệnh, không ngờ lại bị đái tháo đường. Bệnh rất dễ biến chứng nếu không uống thuốc đều", ông kể.

Khoảng 5 triệu người Việt Nam đang mắc đái tháo đường, chỉ một nửa trong đó được chẩn đoán. Ảnh: GL.

Bác sĩ Trang cho hay, về phân loại, đái tháo đường type 1 chiếm khoảng 10%, thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Đây là hậu quả của quá trình tự miễn phá hủy một cách chọn lọc các tế bào beta của tuyến tụy dẫn đến không có hoặc có rất ít insulin.

Trong khi đó, đái tháo đường type 2 là kết quả của sự kết hợp giữa thiếu insulin tương đối và tình trạng đề kháng insulin, chiếm khoảng 85% trường hợp mắc bệnh và thường gặp ở người lớn.

Còn đái tháo đường thai kỳ được chẩn đoán ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ mà không có bằng chứng cho thấy bị đái tháo đường trước đó. Ngoài ra, đái tháo đường còn có thể do nguyên nhân thứ phát sau bệnh lý tuyến tụy ngoại tiết hay bệnh nội tiết [to đầu chi, hội chứng Cushing…].

Bác sĩ Trang cho biết, tiểu nhiều là một trong những dấu hiệu chính của đái tháo đường. Khi có quá nhiều đường trong máu, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng đường dư thừa. Do đó, thận phải sản xuất nước tiểu nhiều hơn để đưa lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể.

Triệu chứng thứ hai là khát và uống nước nhiều. Nhiều người nghĩ khô miệng, khát nước và uống nhiều nước có thể do trời nóng. Tuy nhiên, nếu bạn bị khát nước liên tục kết hợp với tiểu nhiều, đó có thể là dấu hiệu báo động cơ thể bạn không đủ insulin.

Giảm cân cũng là triệu chứng phổ biến. Giảm cân đột ngột, đặc biệt khi ăn uống bình thường hoặc ăn uống nhiều có thể là dấu hiệu sớm của bệnh đái tháo đường.

Nhiều người phát hiện mắc đái tháo đường do cảm giác mệt mỏi. Lý do vì khi thiếu insulin, glucose sẽ không được chuyển hóa để tạo thành năng lượng. Trong khi đó, thận thải đường qua nước tiểu mất nhiều năng lượng dẫn đến cơ thể mệt mỏi quá mức.

Một số dấu hiệu khi người bệnh gặp biến chứng mới biết mình bị đái tháo đường như: Giảm thị lực, nhìn mờ, nhìn thấy các đốm đen; vết thương lâu lành... Bác sĩ Trang lý giải khi lượng đường trong máu cao sẽ làm giảm khả năng chữa lành vết thương, đồng thời hệ thống miễn dịch bị tổn thương có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc hoại tử.

Theo bác sĩ Trang, tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tại Việt Nam ngày càng gia tăng nên việc phát hiện sớm sẽ giúp ngăn ngừa, trì hoãn những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng và chất lượng sống của người bệnh.

Ngay khi nghi ngờ mắc đái tháo đường, người bệnh nên đến các bệnh viện để được thăm khám lâm sàng và thực hiện xét nghiệm chẩn đoán.

Khi được chẩn đoán đái tháo đường, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, tư vấn về chế độ ăn, chế độ vận động, hướng dẫn chăm sóc bàn chân đái tháo đường và cách sử dụng thuốc./.

Chủ Đề