Biểu đồ so sánh phần trăm theo khu vực năm 2024

Power BI là một trong những công cụ phân tích dữ liệu hàng đầu được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp hiện đại. Với khả năng tạo ra các biểu đồ phức tạp và dễ hiểu, Power BI cung cấp nhiều loại biểu đồ (charts) khác nhau để trình bày dữ liệu một cách hấp dẫn và có ý nghĩa. Trong bài viết này, Datapot xin được giới thiệu tới bạn đọc các loại biểu đồ trong Power BI và các ứng dụng thực tế của chúng cùng một vài lưu ý chúng ta có thể áp dụng để hiển thị thông tin một cách hiệu quả.

Mục lục

1. Biểu đồ cột – Column Chart

Biểu đồ cột là một trong những loại biểu đồ phổ biến nhất trong Power BI. Nó phù hợp để so sánh giá trị của các mục khác nhau hoặc để thể hiện thay đổi dữ liệu theo thời gian. Biểu đồ cột thường có trục x là các mục cần so sánh và trục y là giá trị tương ứng. Một số cải tiến của biểu đồ cột bao gồm cột nhóm, cột tổng hợp, và cột đan xen (clustered, stacked, và 100% stacked column charts).

Biểu đồ so sánh phần trăm theo khu vực năm 2024

Ứng dụng thực tế

So sánh dữ liệu

Biểu đồ cột rất hữu ích trong việc so sánh giữa các giá trị khác nhau, ví dụ như bạn có thể sử dụng nó để so sánh doanh số bán hàng của các sản phẩm khác nhau trong cùng một thời kỳ.

Theo dõi thay đổi theo thời gian

Biểu đồ cột cũng thường được sử dụng để hiển thị sự thay đổ của dữ liệu theo thời gian, ví dụ như bạn có thể dùng nó để xem sự thay đôi của doanh thu theo từng tháng hoặc quý.

Phân tích đa chiều

Trong trường hợp bạn cần hiển thị, so sánh các chỉ số khác nhau theo từng danh mục, biểu đồ cột có thể giúp bạn điều này, ví dụ như doanh thu theo từng sản phẩm và từng khu vực.

Hiển thị tỷ lệ phần trăm

Biểu đồ cột cũng có thể được sử dụng để hiển thị tỷ lệ phần trăm của các phần trong một tập dữ liệu, chẳng hạn như thị phần của từng sản phẩm trong thị trường.

Lưu ý khi sử dụng Column chart

  • Hiển thị nhãn (labels) cho dữ liệu
  • Hạn chế số lượng cột hiển thị
  • Điều chỉnh trục tung (Y-axis) bắt đầu từ 0
  • Sử dụng màu với các cột một đồng bộ, nhất quán

2. Biểu đồ đường – Line Chart

Biểu đồ đường là công cụ mạnh mẽ để hiển thị xu hướng của dữ liệu theo thời gian. Nó thường được sử dụng để biểu diễn biến đổi của dữ liệu theo một khoảng thời gian cụ thể, giúp người xem nhận biết và dự đoán xu hướng tăng/giảm của dữ liệu. Biểu đồ đường cũng có thể được kết hợp với biểu đồ cột để so sánh các xu hướng.

Biểu đồ so sánh phần trăm theo khu vực năm 2024

Ứng dụng thực tế

Theo dõi xu hướng theo thời gian

Biểu độ đường thường được sử dụng để theo dõi sự thay đổi của dữ liệu theo thời gian, ví dụ như hiển thị sự thay đổi của doanh thu hoặc lượng truy cập website qua từng tháng hoặc năm.

So sánh tăng trưởng

Biểu đồ này cũng rất hữu ích trong việc so sanh sự tăng trưởng của các yếu tố khác nhau, ví dụ như bạn có thể sử dụng để so sánh mức độ tăng trưởng của doanh số bán hàng theo từng sản phẩm

Dự báo và dự đoán

Đây là một trong những ứng dụng rất hữu ích của biểu đồ đường, bạn có thể sử dụng nó để dự báo hay dự đoán xu hướng tương lại dựa vào các điểm dữ liệu trong quá khứ, ví dụ như cảnh báo nguy cơ, doanh thu dự kiến hay nguồn cung ứng/nhu cầu thị trường.

Lưu ý khi sử dụng Line chart

  • Không nên vẽ hoặc hiển thị quá nhiều đường trên cùng một biểu đồ
  • Không nên vẽ để xem xu hướng theo ngày nếu như có nhiều ngày, thay vào đó nên chọn tháng, quý hoặc năm (nếu có nhiều năm)
  • Sử dụng màu và điều chỉnh độ dầy của đường phù hợp để có thể nhận biết dễ dàng

3. Biểu đồ kết hợp – Combo Chart

Biểu đồ Combo Chart trong Power BI là một loại biểu đồ kết hợp hai hoặc nhiều loại biểu đồ khác nhau trên cùng một trục để hiển thị nhiều loại dữ liệu trong một biểu đồ duy nhất. Điều này cho phép người dùng so sánh và hiển thị một cách trực quan các loại dữ liệu khác nhau cùng một lúc.

Biểu đồ so sánh phần trăm theo khu vực năm 2024

Ứng dụng thực tế

So sánh dữ liệu không cùng đơn vị

Biểu đồ Combo chart rất hữu ích trong việc so sánh các loại dữ liệu có đơn vị đo lường khác nhau trên cũng một trục thời gian hay trục x, ví dụ như so sánh giữa doanh số bán hàng và tỷ lệ chuyển đổi trển một biểu đồ để thấy mối quan hệ giữa chúng.

Hiển thị mối tương quan

Nó cũng có thể được sử dụng để hiển thị mối tương quan giữa hai loại dữ liệu khác nhau, ví dụ như cột để hiển thị doanh số bán hàng và đường để hiển thị mức độ tăng trưởng trên cùng một biểu đồ.

Biểu diễn cấu trúc của dữ liệu

Biểu đồ Pie chart thường được sử dụng để biểu diễn cấu trúc phần trăm của một tập dữ liệu, ví dụ như thị phần của các sản phẩm trong doanh số bán hàng, hoặc thị phần của các kênh phân phối sản phẩm.

Hiển thị tỷ lệ phần trăm

Nó cũng rất hữu ích trong việc hiển thị tỷ lệ phần trăm của các mục trong một tập dữ liệu, ví dụ như thị phần của từng sản phẩm, phần trăm đơn hàng theo từng sản phẩm hay phân bổ ngân sách cho các kênh quảng cáo.

Đánh giá sự phân chia

Biểu đồ Pie chart cũng có thể giúp bạn phân chia và cấu trúc dữ liệu một cách trực quan, việc này sẽ giúp bạn nhận thấy tỉ trọng các mục trong một tập dữ liệu và đưa ra quyết định điều chỉnh khi cần.

Lưu ý khi sử dụng Combo chart

  • Sử dụng 2 màu khác nhau cho cột và đường
  • Có chung một trục hoành (x-axis)
  • Hiển thị 2 trục tung tương ứng với đơn vị của dữ liệu của cột và đường để giúp người xem đọc biểu đồ dễ hơn

4. Biểu đồ điểm – Scatter Chart

Biểu đồ điểm hay biểu đồ phân tán là một công cụ mạnh mẽ để thể hiện mối quan hệ giữa hai biến số. Nó cho phép xem xét sự tương quan hoặc phân tán của các điểm dữ liệu, giúp phát hiện ra mối liên hệ giữa chúng.

Biểu đồ so sánh phần trăm theo khu vực năm 2024

Ứng dụng thực tế

Hiển thị mối quan hệ

Biểu đồ Scatter chart thường được dùng để hiển thị mối tương quan giữa hai biến số, ví dụ như thể hiện mối tương quan giữa chi phí quảng cáo và doanh thu đạt được từ các chiến dịch marketing.

Phân tích tương quan

Nó rất hữu ích trong việc phân tích tương quan và mức độ tương quan giữa các biến số, điều này có thể giúp bạn xác định liệu có một mô hình hoặc xu hướng nào đó giữa hai biến số không.

Phát hiện điểm ngoại lệ

Biểu đồ này còn có thể ứng dụng trong việc phát hiện điểm ngoại lệ hay các giá trị bất thường trong một tập dữ liệu, những điểm không tuân theo xu hướng sẽ dễ dàng được phát hiện trên biểu đồ.

Lưu ý khi sử dụng Scatter chart

  • Biểu đồ này khá thích hợp trong việc kể chuyện với dữ liệu, nhưng ít hữu dụng trong việc khám phá dữ liệu
  • Luôn hiển trục hoành (x-axis) và trục tung (y-axis) để giúp người xem hiểu dữ liệu nhanh chóng
  • Không sử dụng quá nhiều kiểu thuộc tính (legend) trên cùng một biểu đồ để tránh gây khó nhìn, bức bối

5. Biểu đồ dạng cây – Treemap

Biểu đồ Treemap thể hiện dữ liệu dưới dạng các hình chữ nhật có diện tích tương ứng với giá trị của chúng. Đây là cách hiệu quả để biểu diễn mối quan hệ giữa dữ liệu theo tỷ lệ.

Biểu đồ so sánh phần trăm theo khu vực năm 2024

Ứng dụng thực tế

Hiển thị cấu trúc dữ liệu có phân cấp

Biểu đồ Treemap thường được sử dụng để hiển thị dữ liệu theo một sự phân cấp hoặc hệ thông danh mục, ví dụ như thể hiện cấu trúc của các bộ phận trong một công ty, với kích thước hình chữ nhật thể hiện doanh thu hay số lượng nhân viên của từng bộ phận.

Thể hiện sự đa dạng và mức độ quan trọng

Biểu đồ này vừa có thể cung cấp cái nhìn tổng quan về dữ liệu đồng thời giữ được khả năng xem chi tiết thông tin cụ thể. Từ đó có thể thấy sự đa dạng và tỉ trọng của từng phần tử trong một danh sách hoặc danh mục, dựa trên kích thước của hình chữ nhật

Lưu ý khi sử dụng Treemap

  • Phù hợp với hiển thị với trường dữ liệu có ít thành phần hoặc vừa phải
  • Sử dụng màu cẩn thận để tránh gây rối, nhiễu loạn thị giác của người xem

Lời tạm kết

Trên đây là một trong số các biểu đồ phổ biến trong Power BI cũng như các ứng dụng thực tế và lưu ý khi sử dụng chúng. Hi vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích và xin cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Nếu muốn tìm hiểu thêm về kiến thức, tự học và thực hành phân tích dữ liệu, mời bạn tham khảo thêm tại Blog – Datapot.vn

Để tìm hiểu thêm về các hoạt động, chương trình đào tạo về ngành dữ liệu, mời bạn ghé thăm website của Datapot