Biểu thuế 2022 file excel - bản full

Biểu thuế GTGT hàng nhập khẩu năm 2022.

2/8/2022

6 Comments

Biểu thuế GTGT hàng nhập khẩu năm 2022. Cập nhật ngày 08/02/2022 [Cập nhật chính sách giảm thuế GTGT theo NĐ 15/2022/NĐ-CP]

Nguồn: Ông Vũ Quý Hưng - Phó CCT CCHQ CK Cảng Hòn Gai.

File Biểu thuế Giá trị Gia tăng hàng Nhập khẩu năm 2022 dành cho ACE check thuế VAT 8% hay 10% trước khi truyền Tờ khai Hải quan.

Link tải://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanxuatnhapkhau/permalink/4829177893826092

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BIỂU THUẾ GTGT HÀNG NHẬP KHẨU 2022:

Khi tra cứu biểu thuế GTGT, ngoài thuế suất tại cột 3 trong File Biểu thuế, các bạn cần xem thêm các cột F [Ghi chú] và cột H [Chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP] đã tham chiếu với các Phụ lục I, II, IIIA, IIIB và IV.

Link File Biểu thuế:
//tinyurl.com/btxnk2022vat

Link tải file excelBiểu thuế VAT hàng Nhập khẩu năm 2022 bản rút gọn, có thể xem trên điện thoại:

bieu_thue_gtgt_hang_nhap_khau_2022.02.26_hqhg.xlsb
File Size: 6025 kb
File Type: xlsb
Download File

Mời tham khảo:

-HƯỚNG DẪN KHAI BÁO HẢI QUAN TỜ KHAI NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TỪ LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH [ANH, SCOTLAND, XỨ WALES] VÀ BẮC AI-LEN ÁP DỤNG TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ TRÊN CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI HƯỞNG ƯU ĐÃI THUẾ NHẬP KHẨU THEO HIỆP ĐỊNH UKVFTA.

-Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam 2022 [Căn cứ Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN - AHTN phiên bản 2022].

-GIẢI THÍCH CÁC KÝ HIỆU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG FILE EXCEL BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM.

-Hướng dẫn khai báo hải quan hàng nhập khẩu có thuế GTGT 8% trên hệ thống VNACCS/VCIS.

GIẢM VAT CÒN 8% - TƯỞNG NGON MÀ HOÁ NGỌNG!
Nguồn: Mr Nguyễn Hưng.

Mặc dù NĐ 15/2022 đã quy định danh mục các hàng hoá, dịch vụ KHÔNG THUỘC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC GIẢM THUẾ SUẤT VAT nhưng việc xác định đối tượng loại trừ và kê khai tại khâu NK hiện nay rất khó khăn.

DN NK nên cẩn trọng xác định hàng hoá của mình có bị loại trừ không bằng cách:

- Xác định hàng của mình thuộc nhóm hàng nào trong 3 phụ lục của NĐ15.
- Nếu thuộc nhóm hàng trong NĐ15 thì HS code nằm trong Chương bị loại trừ hay không?
- Nếu nằm trong Chương bị loại trừ thì nên tiếp tục khai thuế suất 10% cho “an toàn” bởi phần ghi chú ở cuối phụ lục đang dẫn tới cách hiểu: khi đã ghi mã Chương thì toàn bộ HS code 8 số thuộc Chương đó cũng bị loại trừ và không cần quan tâm đến các nhóm, phân nhóm mã số HS code được liệt kê bên dưới nữa.

Riêng phụ lục 3 quy định riêng cho sản phẩm CNTT theo Luật CNTT, nên cần xác định:

- Theo Luật CNTT thì sản phẩm CNTT được định nghĩa ntn?
- Sản phẩm DN dự kiến NK có phải sản phẩm CNTT theo định nghĩa của luật và liệt kê ở phụ lục 3 không?
- Nếu bản chất hàng hoá không phải sản phẩm CNTT nhưng được ghi Chương HS trong phụ lục 3 thì vẫn có thể được hưởng thuế suất 8%. Ví dụ sản phẩm “điện tử gia dụng” được ghi trong phụ lục 3 là Chương 85 thì ko thể hiểu hàng hoá gì thuộc chương 85 cũng bị loại trừ vì máy hút bụi cũng thuộc Chương 85 nhưng không phải là sản phẩm CNTT.

Bộ phận kế toán của DN, đặc biệt là cty thương mại, cũng cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận XNK khi xác định đối tượng hưởng thuế suất 8%. Vì đánh thuế 8% sẽ áp dụng thống nhất cả đầu vào và đầu ra. Nghĩa là DN NK mặt hàng A [đầu vào] nếu xác định là được hưởng 8% thì khi bán cho khách hàng [đầu ra] cũng phải xuất hoá đơn VAT 8%. Nếu xuất sai hoá đơn thì bị huỷ và kê khai, báo cáo thuế cũng trục trặc nhất là các DN áp dụng phương pháp khấu trừ VAT.

Với các cty sản xuất thì chưa dự liệu được tình huống đầu vào là hàng hoá chịu thuế suất 8% nhưng qua sản xuất thì lại cho ra sản phẩm chịu thuế suất 10% và ngược lại.

Một chính sách tốt là chính sách đi được vào cuộc sống và phát huy tác động tích cực chứ ko phải một quy định “treo”. Rất mong Bộ Tài Chính, TCHQ sớm có hướng dẫn cụ thể để tháo gỡ vướng mắc cho các DN NK.

THỰC THI NGHỊ ĐỊNH 15 - LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHÍNH SÁCH GIẢM THUẾ GTGT ĐI VÀO CUỘC SỐNG?
Nguồn: Mr Nguyễn Hưng.

- Bộ tài chính với tư cách là cơ quan soạn thảo NĐ cần sớm có văn bản minh định rõ cách áp dụng phụ lục 1 và 3 về mã số HS code của hàng hoá bị loại trừ khỏi đối tượng được giảm thuế suất thuế VAT.

Theo đó khác biệt mã HS code 8 chữ số thuộc nhóm [4 chữ số] hoặc phân nhóm [6 chữ số] mới bị loại trừ. Bác bỏ hoàn toàn cách hiểu HS code 8 chữ số thuộc Chương là đối tượng bị loại trừ.

Như vậy cả DN NK và cơ quan HQ đều dễ dàng xác định mức thuế suất phù hợp khi khai hải quan.

- Với các mặt hàng được định danh “Loại khác” và mã HS code ký tự *, DN NK tự khai và tự chịu trách nhiệm về nội dung khai báo để xác định hàng hoá thuộc hay không thuộc đối tượng bị loại trừ. Cơ quan HQ ban hành tài liệu với ví dụ cụ thể cho trường hợp này để người khai dễ dàng nghiên cứu và áp dụng.

- Bộ thông tin và truyền thông ban hành danh mục sản phẩm CNTT theo đúng quy định tại NĐ 71/2007 làm cơ sở pháp lý bổ sung cho NĐ15 bởi nhiều mặt hàng là phụ tùng, linh kiện chưa xác định được cụ thể tên gọi và mã HS code.

- BTC giao TCT, TCHQ ban hành các tài liệu giới thiệu về NQ43 và NĐ15 một cách rộng rãi, dễ hiểu để người dân và DN tự tin áp dụng.

Nếu niềm tin của người dân và DN bị thử thách, tất cả sẽ chọn giải pháp an toàn thay vì mạo hiểm làm theo một chính sách còn có tranh cãi.

Chừng nào niềm tin ấy chưa vững chắc thì chính sách sẽ không phát huy tác dụng!

Văn bản số 521 /TCHQ-TXNK ngày 18/02/2022 V/v thực hiện Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.

Ngày 28/01/2022, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn số 370/TCHQ-TXNK về việc thực hiện Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Để đảm bảo thực hiện đủng nội dung Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thống nhất trong toàn ngành, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Việc khai thuế giá trị gia tăng [GTGT] đối với hàng hóa nhập khẩu căn cứ vào thực tế hàng hóa nhập khẩu, đối chiếu với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và mức thuế suất thuế GTGT theo quy định của Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT.

2. Chính sách giảm thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo phạm vi hàng hóa quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.
Đối với việc khai thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu được giảm thuế GTGT, yêu cầu thực hiện theo đúng các quy định nêu tại điểm 1 và điểm 2 dẫn trên.

3. Danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế giá trị gia tăng nêu tại Phụ lục và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP là các ngành sản phẩm thuộc phạm vi loại trừ tại Nghị quyết số 43/2022/QH15.

4. Hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT, đáp ứng tiêu chí nêu tại cột 8 “Tên sản phẩm”, cột 9 “Nội dung” của Phụ lục I và phần A Phụ lục III, cột 3 “Hàng hóa” của Phần B Phụ lục III, hàng hóa nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì áp dụng thuế GTGT 10%.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không được nêu tại Danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT [Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP], thì áp dụng thuế GTGT 8%.

5. Trường hợp hàng hóa tại Phụ lục I và Phụ lục III xác định mã số HS là:

a] Chương [02 chữ số], KHÔNG chi tiết nhóm [04 chữ số], phân nhóm [06 chữ số] hoặc mã số [08 chữ số] thì toàn bộ mã hàng 08 chữ số thuộc chương đó áp dụng thuế GTGT 10%;

b] Chương [02 chữ số], CÓ chi tiết đến nhóm [04 chữ số], KHÔNG chi tiết phân nhóm [06 chữ số] hoặc mã số [08 chữ số] thì toàn bộ mã hàng 08 chữ số thuộc nhóm đỏ áp dụng thuế GTGT 10%;

c] Chương [02 chữ số], CÓ chi tiết đến phân nhóm [06 chữ số], KHÔNG chi tiết mã số [08 chữ số] thì toàn bộ mã hàng 08 chữ số thuộc phân nhóm đó áp dụng thuế GTGT 10%.

d] Chương [02 chữ số], CÓ chi tiết đến mã HS 08 chữ số thì chỉ mã hàng 08 chữ số đó áp dụng thuế GTGT 10%.

Ví dụ:
Trường hợp dòng hàng có tên hàng "Plastic dạng nguyên sinh" [cột 8, mã số HS [cột 10] là 39, có chỉ tiết mã số HS đến nhóm 04 chữ số, từ nhóm 39.01 đến 39.13 và mã số 3914.00.00 thì toàn bộ các mã hàng 08 chữ số thuộc các nhóm từ 39.01 đến 39.13 và mã số 3914.00.00 áp dụng thuế GTGT 10%, các nhóm 04 chữ số còn lại của Chương 39 áp dụng thuế GTGT 8%.

6 Comments

Video liên quan

Chủ Đề