Nhà máy thủy điện Thác Bà thuộc tỉnh nào

Biên tập bởi Trúc Uyên - 02/03/2022

Có lẽ bất cứ một tín đồ đam mê xê dịch nào cũng đã nghe đến cái tên hồ Thác Bà nhưng ít ai biết được Nhà máy thủy điện Thác Bà là một điểm tham quan vô cùng thú vị. Đây là một công trình kiến trúc kết hợp hài hòa của tư duy con người và tiềm lực to lớn của thiên nhiên. Hãy cùng MIA.vn tìm hiểu thêm về địa điểm hấp dẫn này nhé!

Nhà máy thủy điện Thác Bà là một công trình được ra đời vào thời điểm vô cùng đặc biệt khi chiến tranh nước ta vẫn còn khốc liệt và kinh tế miền Bắc vẫn chưa ổn định. Đây là thủy điện đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam với sự giúp đỡ nhiệt tình về khoa học - kỹ thuật của Liên Xô. Công trình thủy điện được xây dựng trong quãng thời gian khá dài và chia làm 2 giai đoạn: công tác khảo sát thiết kế và quá trình thi công. 

Công tác khảo sát và lên ý tưởng bản vẽ được những kỹ sư hàng đầu của Việt Nam và Liên Xô thực hiện từ năm 1959 đến 1961. Sau đó 3 năm, vào ngày 19/08/1964 Nhà máy thủy điện Thác Bà được bắt đầu thi công. Sau hơn 10 năm xây dựng, nhà máy đã được khởi động và hòa vào lưới điện quốc gia vào ngày 05/10/1971.

Ban đầu, chức năng chủ yếu của thủy điện Thác Bà là cung cấp một nguồn điện ổn định để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân miền Bắc, là cơ sở để xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn cho nước ta. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, ngày nay, Thủy điện Thác Bà còn mang thêm nhiều sứ mệnh như: kết hợp với các hồ thủy điện khác để điều tiết và giảm nhẹ lũ lụt cho vùng đồng bằng, góp phần phát triển du lịch Yên Bái, cải tạo môi trường và hệ sinh thái.

Xem thêm: Thưởng thức mỹ cảnh thơ mộng của Hồ Chóp Dù Yên Bái

Nhà máy Thủy điện Thác Bà nằm trên Hồ Thác Bà với diện tích 23400 ha, rộng 30km và dài 80km nên khí hậu ở đây tương đối dễ chịu hơn so với các địa điểm khác. Vào mùa hè, nhờ lượng hơi nước bốc lên, sự điều hòa nhiệt của thảm thực vật phong phú hai bên bờ hồ mà không khí ở Hồ Thác Bà cũng như thủy điện Thác Bà thường thấp hơn 1 - 2 độ so với nền nhiệt miền Bắc. Chính vì thế, mùa hè trở thành thời điểm mà thủy điện thu hút được nhiều khách tham quan nhất. 

Bên cạnh đó, vào các thời điểm khác, Nhà máy thủy điện Thác Bà cũng mang trong mình những dấu ấn riêng sẽ khiến bạn phải ấn tượng khi có dịp ghé thăm. Đến Nhà máy thủy điện Thác Bà vào tháng giêng, ngoài việc được ngắm nhìn phong cảnh nơi đây, bạn còn có thể tham gia vào các lễ hội truyền thống tiêu biểu là Lễ hội đền Đại Cại. Tuy nhiên, không nên đến thủy điện Thác Bà vào mùa đông. Bởi vì mùa này, lưu lượng nước trên Hồ Thác Bà cũng như thủy điện đang rất lớn có thể gây nguy hiểm đến bạn và người thân trong quá trình tham quan.

Có rất nhiều phương tiện di chuyển từ Hà Nội đến Thác Bà nhưng phương tiện được các bạn trẻ lựa chọn nhiều nhất là xe máy. Nếu đi xe máy, bạn sẽ di chuyển dọc Quốc lộ 2 theo hướng Đoan Hùng - Tuyên Quang rồi di chuyển tiếp theo Quốc lộ 37 để đến được Thác Bà. Tổng cả quãng đường mà bạn phải trải qua để đến Thác Bà là 180km. 

Ngoài xe máy, xe khách cũng là phương tiện được nhiều người lựa chọn để di chuyển đến Thác Bà. Hiện nay chỉ có nhà xe Bảo Ngân khai thác tuyến Hà Nội - Thác Bà. Xe thường xuất bến Mỹ đình vào lúc 7h00 sáng. Vì vậy, bạn cần liên hệ nhà xe để đặt trước vé và đến bến xe đúng giờ khởi hành.

Quả là thiếu sót khi đến Thác Bà nói riêng và Yên Bái nói chung mà không ghé thăm Nhà máy thủy điện Thác Bà. Nằm giữa lòng hồ mênh mông, bát ngát, Nhà máy Thủy điện Thác Bà hiện lên như một minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên. Tuy là một công trình nhân tạo nhưng thủy điện lại vô cùng hài hòa với cảnh vật nơi đây như điểm tô thêm sự sinh động trên nền bức tranh Hồ Thác Bà tĩnh lặng. Đứng trên thủy điện, hít thở không khí trong lành, ngắm nhìn hết vẻ đẹp của Hồ Thác Bà, ta như được tĩnh lại, được tách biệt khỏi những bộn bề lo toan của cuộc sống thường nhật. 

Được đặt chân lên một địa điểm mang giá trị lịch sử cũng như kinh tế to lớn cho đất nước ta chắc chắn là một trải nghiệm sẽ đem đến cho bạn nhiều ấn tượng. Nằm trong khu thủy điện Thác Bà, một địa điểm mà bạn không thể bỏ qua là đền thờ các chiến sĩ - công nhân đã ngã xuống trong quá trình xây dựng thủy điện. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng với công trình này mà còn là sự biết ơn sự hy sinh của các cha anh thế hệ trước. Nếu may mắn, bạn sẽ được nghe những câu chuyện về quá trình xây thủy điện được lưu truyền qua nhiều đời hay những truyền thuyết thú vị của Yên Bái nữa đấy.

Hồ Thác Bà có sông Chảy bắt ngang nên hàng năm đều được bồi đắp một lượng phù sa và thủy hải sản phong phú. Thủy sản, đặc biệt là cá ở lòng hồ mang một hương vị rất riêng mà ai thưởng thức một lần cũng đều nhớ mãi không quên. Những con cá tươi, chắc thịt sau khi được làm sạch sẽ đem tẩm ướp gia vị rồi được nướng trực tiếp trên than hồng. Khi ăn, miếng cá dai dai, béo béo và vẫn giữ được đổ ẩm là điểm nổi bật của món ăn này.

Bên cạnh cá nướng, Trứng kiến Yên Bái hay Bánh chuối Lục Yên cũng là những món ăn được rất nhiều người yêu thích.

Nhà máy thủy điện Thác Bà mang trong mình nhiều giá trị to lớn về kinh tế và lịch sử to lớn đối với mảnh đất Yên Bái thơ mộng. Với những chia sẻ vô cùng chi tiết của mình, MIA.vn hy vọng bạn sẽ có một trải nghiệm thú vị tại địa điểm này nhé!

Từ khóa: văn chấn - yên bái

Nhà máy thủy điện Thác Bà 2 với công suất lắp máy 18,9MW, dự án được xây dựng trên diện tích 153 ha thuộc địa bàn xã Hán Đà, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái và xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Toàn cảnh Nhà máy Thủy điện Thác Bà

Dự án dự kiến sẽ được khởi công xây dựng đúng vào dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện Yên Bình, tháng 6/2022, mục tiêu hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại trong quý IV/2023.

Theo Quyết định chủ trương đầu tư số 972/QĐ-UBND của UBND tỉnh Yên Bái, Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà 2 là chủ đầu tư công trình này. Nhà máy thủy điện Thác Bà 2 được xây dựng cách nhà máy thủy điện Thác Bà hiện tại khoảng 7km về phía hạ lưu [xã Hán Đà, huyện Yên Bình]. Nhà máy có quy mô dâng nước cao nhất phát điện ở mức 23 mét, công suất thiết kế 18,9MW.

Dự án có tổng vốn đầu tư gần 576 tỷ đồng [giá trị năm 2020], sử dụng diện tích đất khoảng 153 ha thuộc địa bàn thị trấn Thác Bà và các xã Hán Đà, Yên Bình, Vĩnh Kiên của huyện Yên Bình và xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Theo hồ sơ thiết kế, nhà máy thủy điện Thác Bà 2 là thủy điện bậc dưới của nhà máy thủy điện Thác Bà hiện hữu và được vận hành theo nguyên tắc hứng lượng nước xả xuống từ thủy điện bậc trên để phát điện, tận dụng nguồn tài nguyên nước và đảm bảo không ảnh hưởng đến việc quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.

Dự kiến, khi đi vào hoạt động, nhà máy thủy điện Thác Bà 2 cung cấp sản lượng điện khoảng 51.600.000 KWh/năm. Ngoài mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dự án sẽ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước.

Nguồn:

Giải thích câu sau [Địa lý - Lớp 9]

2 trả lời

Tính S [Địa lý - Lớp 7]

2 trả lời

Tính [Địa lý - Lớp 7]

2 trả lời

Hình vẽ là biểu hiện của quy luật địa lí nào? [Địa lý - Lớp 6]

1 trả lời

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Đối với các định nghĩa khác, xem Thác Bà [định hướng].

Hồ Thác Bà là nguồn cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Thác Bà thuộc tỉnh Yên Bái. Hồ nằm cách Hà Nội 180 km theo quốc lộ 2 hoặc quốc lộ 32 về phía tây bắc.

Vị trí Hồ Thác Bà.

Hồ Thác Bà được hình thành khi đập thủy điện Thác Bà hoàn tất năm 1971 làm nghẽn dòng sông Chảy và tạo ra hồ. Diện tích vùng hồ: 23400 ha, diện tích mặt nước: 19050 ha, dài: 80 km, mực nước dao động từ 46 m đến 58 m, chứa được 3 đến 3,9 tỉ mét khối nước. Ngoài dòng sông Chảy là nơi cung cấp nước chủ yếu, hồ Thác Bà còn có một hệ thống sông ngòi lớn như: ngòi Hành, ngòi Cát,... đổ về, làm tăng lượng phù sa lớn và các loài sinh vật phong phú cho hồ.

Hồ Thác Bà có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều hang động và cảnh đẹp sơn thủy hữu tình.

Hồ Thác Bà thuộc hai huyện Lục Yên và Yên Bình [Yên Bái].

 

Góc nhìn rộng từ trên cao hồ Thác Bà

Không chỉ là một thắng cảnh đẹp, hồ Thác Bà còn là chứng tích lịch sử nổi tiếng và đã được công nhận là quần thể di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1996.

Hồ góp phần rất lớn vào việc bảo vệ và cải tạo môi trường làm cho mùa hè nhiệt độ giảm từ 1 đến 2 °C, tăng độ ẩm tuyệt đối vào mùa khô lên 20% và lượng mưa từ 1.700 đến 2.000 mm, tạo điều kiện cho thảm thực vật xanh tốt. Các dãy núi đá vôi đã tạo ra một hệ thống hang động rất đẹp trên hồ. Động Thủy Tiên, nằm trong lòng núi đá dài khoảng 100 m với những nhũ đá lấp lánh khi được chiếu sáng tạo ra muôn hình vạn trạng. Động Xuân Long nằm ẩn trong núi đá. Đi sâu vào trong động du khách không khỏi ngỡ ngàng trước những tượng đá tự nhiên kỳ lạ.

Núi Cao Biền là dãy núi lớn và dài nhất của thắng cảnh hồ Thác Bà, có thể đứng trên đỉnh núi phóng tầm mắt ngắm cảnh hồ chìm trong sương với vẻ đẹp lung linh huyền ảo. Khu vực hồ thuộc huyện Lục Yên lại có nhiều di tích lịch sử đền Đại Cại, hang Ma mút, chùa São, núi Vua Áo Đen... Tại đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những dấu vết của người Việt cổ.

Khu vực làng ven hồ vẫn giữ được nét hoang sơ cùng bản sắc văn hóa của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan... Nhiều lễ hội đặc sắc thường diễn ra như: Lễ hội mừng cơm mới của người Tày tổ chức vào ngày 9 tháng 10 âm lịch khi tiết trời sang thu, mùa thu hoạch lúa nếp đến, mùi thơm lan tỏa khắp bản làng. Trong đêm trăng sáng, lễ hội tưng bừng, trai gái hẹn hò nhau cùng giã cốm, rồi từng cặp nhảy múa với trang phục rất độc đáo. Lễ Tết nhảy của dân tộc Dao với các điệu múa miêu tả cuộc sống của cộng đồng, như cấy lúa, làm nương... với hình thức mang đậm nét dân gian.

 

Một phần của hồ Thác Bà

Tại hồ Thác Bà có nhà máy thủy điện Thác Bà. Thông số kỹ thuật chính của hồ chứa và nhà máy:

  • Vị trí: trên sông Chảy.
    • Diện tích lưu vực: 6.430km2.
    • Công suất lắp máy: 120MW.
    • Chiều cao lớn nhất của đập: 48m.
    • Chiều dài đỉnh đập: 657m.
    • Thể tích đập: 1,33 triệu m3.
    • Dung tích hữu ích của hồ chứa: 2.160.000.000 m3.
    • Dung tích toàn bộ của hồ chứa:2.490.000.000 m3.
    • Diện tích mặt hồ ứng với MN bình thường: 235km2.
    • Chiều dài lớn nhất của hồ chứa: 80 km.
    • Cao trình MNBT: +58,0
    • Cao trình MN lũ 0,01%: +61,0
    • Cao trình MN lũ 0,1%: +59,65
    • Cao trình MN lũ 1%: +58,85
    • Mực nước chết: +46,0
    • Mực nước trước lũ: +50,3
    • Khả năng xả lũ lớn nhất: 3.650m3/s.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hồ Thác Bà.

Bài viết tỉnh Yên Bái, Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hồ_Thác_Bà&oldid=68703411”

Video liên quan

Chủ Đề