Biểu tượng của hà nội là gì năm 2024

Là địa chỉ du lịch Hà Nội nổi tiếng, Khuê Văn Các chính là một phần không thể thiếu, góp phần làm nên nét đặc trưng tiêu biểu cho quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám nói riêng và vùng đất Thăng Long nghìn năm văn hiến nói chung.

1. Giới thiệu về Khuê Văn Các Văn Miếu Quốc Tử Giám

1.1 Khuê Văn Các nghĩa là gì? Ý nghĩa biểu tượng Khuê Văn Các

Vào năm 1997, Khuê Văn Các đã được UBND TP. Hà Nội chọn trở thành biểu tượng chính thức của Thủ đô. Nghe tới đây, chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc Khuê Văn Các là gì? Cái tên Khuê Văn Các [Nơi đón vẻ đẹp của sao Khuê] hàm chứa rất nhiều ý nghĩa đặc biệt, khi phân tách các từ ra có thể giải thích tên gọi Khuê Văn Các như sau: Khuê là tên của một ngôi sao thuộc hệ thống chòm 28 sao, nghĩa là ngôi sao sáng. Chòm sao Khuê bao gồm 16 ngôi, bố trí khúc khuỷu tương tự như hình chữ Văn. Trong cuốn sách Hiếu kinh cũng đã có ghi chép lại: “Khuê chủ văn chương” [sao Khuê là ngôi sao chủ của văn chương]. Do đó, biểu tượng Khuê Văn Các được xem là đại diện cho đỉnh cao của trí tuệ đồng thời nhấn mạnh lại chân lý khắc trên văn bia Văn Miếu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

\>>> Bỏ túi: 12 địa điểm vui chơi ở trung tâm Hà Nội thú vị nhất

1.2 Khuê Văn Các xây dựng năm nào? Lịch sử hình thành Khuê Văn Các

Tại khu Văn Miếu Quốc Tử Giám, gác Khuê Văn là một trong những công trình có kiến trúc vô cùng ấn tượng, độc đáo, được xây dựng nhờ sự góp công của Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành - một vị quan võ vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long triều Nguyễn, nhằm đề cao giá trị của tri thức, học vấn. Đây cũng là nơi tổ chức khảo thí học trò vào mỗi mùa xuân và mùa thu hàng năm.

\>>> [LƯU NGAY] 19+ Địa điểm vui chơi Hà Nội hấp dẫn, thú vị không thể bỏ qua

1.3 Khuê Văn Các ở đâu?

  • Địa chỉ: nằm bên trong khu tổ hợp Văn Miếu Quốc Tử Giám, tại số 58 Đ. Quốc Tử Giám, P. Văn Miếu, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.

Văn Miếu Quốc Tử Giám có tổng cộng 5 cửa, phân chia không gian khu nội tự của Văn Miếu thành 5 lớp không gian riêng biệt, Khuê Văn Các thuộc khu Thành Đạt là lớp thứ 2, nằm giữa cổng Đại Thành và Đại Trung.

2. Tìm hiểu kiến trúc Khuê Văn Các

Gác Khuê Văn có kiến trúc tam quan truyền thống với Khuê Văn Các là cổng chính, hai bên là hai cổng Súc Văn và Bí Văn, sở hữu hình dáng như một cổ lâu nhỏ nhắn, tinh tế. Tầng gác trên cùng được làm bằng chất liệu gỗ với nước sơn màu đỏ nổi bật. Mái ngói xây theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái, được nâng đỡ bởi các giá gỗ, trông có vẻ đơn giản, nhỏ gọn nhưng lại rất vững chắc, tạo nên sự thanh thoát cho tổng thể công trình.

Tầng gác ở dưới là bốn trụ gạch hình vuông, mỗi cạnh có kích thước chiều dài 1m, trên tất cả các mặt trụ đều được chạm khắc hoa văn đẹp mắt, tinh xảo, mang tính nghệ thuật cao.

Điều tạo nên sức cuốn hút cho biểu tượng gác Khuê Văn chính là những ô cửa tròn, tái hiện sống động hình ảnh ngôi sao Khuê sáng lấp lánh trên bầu trời, giống như thần thái của những vị hiền tài luôn toát lên vẻ đẹp của sự thông tuệ, tri thức, thông qua thiết kế 8 tiếp điểm, tỏa những đường thẳng chiếu ra xung quanh. Bốn mặt trên tầng lầu đều có chạm trổ một cặp câu đối viết bằng chữ Hán, nội dung đề cao đạo học và vẻ đẹp tuyệt mỹ của nơi đây. Ngay phía trên của khung cửa tròn là bức Đại Tự cổ đề dòng chữ Khuê Văn Các. Bao bọc xung quanh là dải lan can mềm mại hình con tiện.

Nhìn sâu hơn vào kiến trúc của Khuê Văn Các, có thể thấy những dụng ý sâu xa ẩn chứa phía sau đó, liên quan đến truyền thuyết “trời tròn, đất vuông”. Hình tròn bên ngoài nhắc nhở ý thức bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Còn hình vuông ở chân đế đại diện cho cánh cửa, đưa mỗi người con đất Việt đến gần hơn với tri thức, tương lai rộng mở, thành công.

3. Khuê Văn Các những ngày đầu xuân có hoạt động gì thú vị?

Không chỉ riêng ngày thường mà Khuê Văn Các cũng là địa điểm chơi Tết ở Hà Nội được nhiều người dân và du khách yêu thích. Vào mỗi dịp đầu xuân, khi ghé thăm gác Khuê Văn, bạn sẽ có dịp tham gia các hoạt động truyền thống hấp dẫn, chẳng hạn như: khai bút đầu năm, xin chữ ông Đồ,...

Nếu bạn muốn mua quà lưu niệm về tặng người thân, thì có thể mua móc khóa, áo, tranh thêu có in hình biểu tượng này, đây chắc chắn sẽ là món quà cực kỳ ý nghĩa đấy!

\>>> Hà Nội: Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 2024

4. Một số lưu ý khi đi tham quan Khuê Văn Các

Khi đến gác Khuê Văn, có một số lưu ý mà bạn cần biết để chuyến đi tham quan của bạn được suôn sẻ nhất:

  • Mặc trang phục lịch sự, nghiêm túc, gọn gàng.
  • Không được viết hay vẽ bậy lên tường hay bất cứ nơi nào khác.
  • Không xả rác bừa bãi, đảm bảo giữ gìn vệ sinh chung, để rác đúng nơi quy định.
  • Không chạy nhảy, nói chuyện, cười đùa quá to, gây ồn ào trong khuôn viên.

5. Địa điểm tham quan nổi tiếng gần Khuê Văn Các

Nếu có thời gian, bạn nên sắp xếp lịch trình để kết hợp đi khám phá các địa điểm nổi tiếng, nằm rất gần gác Khuê Văn, thuận tiện cho việc di chuyển của bạn như:

  • Công viên Thống Nhất.
  • Chùa Một Cột.
  • Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Đền Ngọc Sơn.
  • VinKE & Vinpearl Aquarium Times City.

Nhắc đến du lịch Hà Nội chắc chắn không thể bỏ qua thiên đường vui chơi, giải trí VinKE & Vinpearl Aquarium Times City. Vinpearl Aquarium Times City hay còn gọi là Thủy cung Times City hấp dẫn du khách bởi không gian hoành tráng, được thiết kế vô cùng sáng tạo. Vừa đặt chân đến “đại dương thu nhỏ” giữa lòng Thủ đô, bạn sẽ bị choáng ngợp trước hình ảnh muôn vàn loài cá khác nhau đang tung tăng bơi lội. Với số lượng lên đến hơn 30.000 cá thể sinh vật biển đang sinh sống cùng các hoạt động tương tác thú vị, show diễn nghệ thuật dưới nước đặc sắc, Thủy cung Times City hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm độc nhất vô nhị, đồng thời cung cấp nhiều kiến thức hữu ích, giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về thế giới đại dương đầy bí ẩn.

Đối với các gia đình có con nhỏ thì khu vui chơi cho trẻ em ở Hà Nội VinKE sẽ là lựa chọn hàng đầu. Tại VinKE, các bé sẽ được thỏa thích tham gia các trò chơi vận động phù hợp với sở thích cũng như độ tuổi của mình và thử một lần hóa thân thành đầu bếp, lính cứu hỏa, cảnh sát giao thông, MC,... xử lý các tình huống thực tế. Qua đó có thể khai thác được niềm đam mê đang ẩn giấu bên trong trẻ, giúp tìm ra ước mơ và định hướng nghề nghiệp tương lai cho bé.

\>>> Nhanh tay booking vé vào cửa VinKE & Vinpearl Aquarium để cùng gia đình trải qua những giây phút thư giãn, vui chơi sảng khoái nhất!

Có thể nói di tích Khuê Văn Các đã thành công thể hiện được truyền thống hiếu học cũng như nền văn hiến lâu đời của nước ta. Nếu bạn đang có dự định đến Hà Nội trong thời gian sắp tới thì hãy dành cho nơi này một chỗ trong lịch trình của bạn nhé!

Biểu tượng Hà Nội lấy từ đâu?

Biểu tượng cột cờ Hà Nội nằm trong Khu công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau, thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Biểu tượng cột cờ Hà Nội nằm trong Khu công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau, thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Biểu tượng của thành phố Hà Nội là gì?

Khuê Văn Các được chọn làm biểu tượng Thủ đô Hà Nội - Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam. Tại phiên biểu quyết thông qua Luật Thủ đô chiều ngày 21/11/2012, 385/468 đại biểu đã đồng ‎‎‎ý với việc chọn hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Biểu tượng của Thủ đô là gì?

Biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bên cạnh đó, tại Luật này còn có quy định về trách nhiệm của Thủ đô Hà nội như sau: - Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước.

Năm bao nhiêu Khuê Văn Các được chọn làm biểu tượng của Thủ đô Hà Nội?

Vào năm 1997, Khuê Văn Các đã được UBND TP. Hà Nội chọn trở thành biểu tượng chính thức của Thủ đô.

Chủ Đề