Bộ chuẩn đánh giá trẻ 5 tuổi năm 2024

Theo dự thảo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi vừa được công bố, trẻ sẽ được đánh giá ở 6 lĩnh vực với 22 chuẩn và 70 chỉ số.

Học sinh mầm non 5 tuổi sẽ được đánh giá với các tiêu chuẩn mới. [Ảnh: PV/Vietnam+]

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo Thông tư ban hành Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi để lấy ý kiến đóng góp của người dân.

Theo đó, dự thảo bộ tiêu chuẩn gồm 6 lĩnh vực, 22 chuẩn, 70 chỉ số.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ chuẩn nhằm định hướng về sự phát triển của trẻ em 5 tuổi, giúp các nhà quản lý, nhà giáo dục, cha mẹ trẻ em và các tổ chức, cá nhân liên quan hiểu rõ về khả năng, mức độ đạt được của trẻ em 5 tuổi. Đây cũng là cơ sở xác định kết quả mong đợi ở trẻ trong xây dựng Chương trình giáo dục mầm non; làm căn cứ tham chiếu để xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển giáo dục mầm non tại cơ sở giáo dục mầm non, địa phương và Quốc gia.

[Hà Nội: Đóng cửa cơ sở Mầm non có giáo viên bạo hành trẻ 15 tháng tuổi]

Dự thảo quy định, trẻ em 5 tuổi là trẻ trong độ tuổi từ 60 tháng đến 71 tháng. Chuẩn là những mong đợi trẻ em 5 tuổi biết và có thể làm được.

Các lĩnh vực đánh giá cụ thể như sau:

Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển thể chất

Chuẩn 1. Trẻ có thể lực để tham gia tích cực vào các hoạt động Chuẩn 2. Trẻ thích ứng với sự thay đổi của hoạt động thể chất và môi trường Chuẩn 3. Trẻ có kỹ năng vận động thô [vận động cơ lớn] Chuẩn 4. Trẻ có kỹ năng vận động tinh [vận động cơ nhỏ] Chuẩn 5. Trẻ thực hành ăn, uống lành mạnh và thói quen vệ sinh cơ bản Chuẩn 6. Trẻ có kỹ năng an toàn

Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển tình cảm-xã hội

Chuẩn 7. Trẻ nhận thức và thể hiện thái độ đối với bản thân Chuẩn 8. Trẻ có thể quản lý cảm xúc và thể hiện trách nhiệm với người khác Chuẩn 9. Trẻ ứng xử phù hợp trong mối quan hệ với người khác và môi trường Chuẩn 10. Trẻ thể hiện sự trung thực trong giao tiếp và ứng xử với người khác

Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp

Chuẩn 11. Trẻ nghe hiểu và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp Chuẩn 12. Trẻ thể hiện ngôn ngữ sáng tạo Chuẩn 13. Trẻ sẵn sàng cho việc học đọc Chuẩn 14. Trẻ sẵn sàng cho việc học viết

Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức

Chuẩn 15. Trẻ thực hiện các kỹ năng liên quan đến số, đếm và đo Chuẩn 16. Trẻ xác định hình dạng, quy tắc sắp xếp, định hướng trong không gian và thời gian Chuẩn 17. Trẻ thể hiện hiểu biết và thực hiện khám phá khoa học Chuẩn 18. Trẻ nhận biết và thể hiện kỹ năng phù hợp khi tiếp cận công nghệ số

Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển thẩm mỹ

Chuẩn 19. Trẻ thể hiện khả năng cảm thụ cái đẹp trong thiên nhiên, nghệ thuật và cuộc sống Chuẩn 20. Trẻ sử dụng nghệ thuật để thể hiện sự sáng tạo của bản thân

Các chuẩn tiếp cận với việc học

Chuẩn 21. Tự chủ với việc học Chuẩn 22. Giải quyết vấn đề đơn giản trong cuộc sống

Mỗi chuẩn sẽ gồm các chỉ số. Thông tin chi tiết xem tại đây.

Cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường, phát triển chương trình giáo dục nhà trường, đổi mới phương pháp và hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định tại Bộ chuẩn. Các cơ sở cũng có trách nhiệm truyền thông, hướng dẫn cha mẹ trẻ em, người chăm sóc trẻ về hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sự phát triển liên tục, toàn diện của trẻ em./.

Chuẩn 14: Trẻ nghe, hiểu lời nói Chỉ số 61 Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi. Chỉ số 62 Nghe hiểu và thực hiện các chỉ dẫn có liên quan đến 2,3 hành động. Chỉ số 63 Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng gần gũi, đơn giản. Chỉ số 64 Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao, dành cho lứa tuổi của trẻ. Chuẩn 15: Trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp và biểu lộ cảm xúc ý nghĩa. Chỉ số 65 Nói rõ ràng. Chỉ số 66 Nói rõ ràng. Chỉ số 67 Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày. Chỉ số 68 Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩa và kinh nghiệm của bản than. Chỉ số 69 Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động. Chỉ số 70 Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được. Chỉ số 71 Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định. Chỉ số 72 Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện. Chuẩn 16: Trẻ thực hiện một số quy tắc thông thường trong giao tiếp. Chỉ số 73 Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp. Chỉ số 74 Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp. Chỉ số 75 Chờ đến lượt trong trò chuyện, không nói leo, không ngắt lời người khác. Chỉ số 76 Hỏi lại hoặc có biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói. Chỉ số 77 Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống. Chỉ số 78 Không nói tục, chửi bậy. Chuẩn 17: Trẻ thể hiện hứng thú đối với việc đọc. Chỉ số 79 Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh Chỉ số 80 Thể hiện sự thích thú với sách. Chỉ số 81 Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách. Chuẩn 18: Trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc. Chỉ số 82 Biết ý nghĩa một số kí hiệu, biểu tượng trong cuộc sống;. Chỉ số 83 Có một số hành vi như người đọc sách. Chỉ số 84 “Đọc” theo truyện tranh đã biết. Chỉ số 85 Biết kể chuyện theo tranh. Chuẩn 19: Trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viết. Chỉ số 86 Biết chữ số có thể đọc và thay cho lời nói. Chỉ số 87 Biết dùng các kí hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân. Chỉ số 88 Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái. Chỉ số 89 Biết “viết” tên của bản than theo cách của mình. Chỉ số 90 Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Chỉ số 91 Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.

Chủ Đề