Bộ công thương phân phối hàng hóa thông tư năm 2024

quyền nhập khẩu hàng hóa khi tiến hành nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa phải đáp ứng các điều kiện sau: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu theo cam kết quốc tế; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, doanh nghiệp phải thực hiện theo lộ trình cam kết; mặt hàng xuất khẩu, xuất khẩu phải phù hợp với nội dung quyền xuất khẩu doanh nghiệp đã được cấp phép thực hiện.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu, nhập khẩu được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu nhưng chưa được cấp phép quyền phân phối chỉ được trực tiếp bán hàng nhập khẩu cho các thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền xuất khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó, không được tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam.

Ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn được phép phân phối hàng hóa, thành lập chi nhánh hoặc lập cơ sở bán lẻ gắn với thành lập chi nhánh, nhưng phải tuân thủ các điều kiện do pháp luật Việt Nam quy định.

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bổ sung mục tiêu hoạt động thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi trong trường hợp: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá có hành vi vi phạm quy định của pháp luật; dự án đầu tư vào hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Thông tư này có hiệu lực thực hiện kể từ ngày 07/6/2013. Thông tư này áp dụng đối với tất cả các trường hợp chưa được cấp phép hoặc chưa được sửa đổi, bổ sung, cấp lại tính đến hết ngày hiệu lực của Thông tư.

Thông tư số 39/2022/TT-BCT ngày 30/12/2022 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải, Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối và Thông tư số 30/2019/TT-BCT ngày 18/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải và Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối, đến các đơn vị nêu trên được biết và triển khai thực hiện

Ngày 29/6/2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư 15/2018/TT-BCT quy định về việc phân luồng trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi. Thông tư bao gồm 5 Chương, 15 Điều.

Chương I quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và giải thích từ ngữ. Chương II quy định về chế độ Luồng Xanh, bao gồm các điều khoản vể tiêu chí xác định thương nhân Luồng Xanh và ưu tiên của chế độ Luồng Xanh. Chương III quy định về chế độ Luồng Đỏ, bao gồm tiêu chí xác định thương nhân áp dụng chế dộ Luồng Đỏ, tiêu chí xác định mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ và yêu cầu đối với chế độ Luồng Đỏ. Chương IV quy định về tổ chức thực hiện, bao gồm việc triển khai phân luồng trong quy trình cấp C/O ưu đãi và nguyên tắc chuyển luồng. Chương V quy định về trách nhiệm của cơ quan tổ chức liên quan và điều khoản thi hành.

Cụ thể, Luồng Xanh là chế độ ưu tiên trong quy trình cấp C/O ưu đãi, theo đó thương nhân được ưu tiên miễn, giảm, nộp chậm chứng từ, giảm thời gian cấp C/O và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình đề nghị cấp C/O. Đối với Luồng Xanh, thương nhân được miễn, giảm chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp C/O ưu đãi; miễn kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất trong quá trình đề nghị cấp C/O ưu đãi; rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ cấp C/O; được phép gia hạn thời gian nộp chậm chứng từ trong vòng 45 ngày làm việc đối với các chứng từ được phép nộp chậm.

Luồng Đỏ là chế độ cần kiểm soát trong quy trình cấp C/O ưu đãi, theo đó thương nhân phải nộp chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa đối với tất cả các lô hàng, có thể được yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình đề nghị cấp C/O. Đối với Luồng Đỏ, thương nhân bắt buộc phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về bộ hồ sơ C/O, thời gian xét duyệt và kiểm tra năng lực sản xuất.

Việc phân luồng trong quy trình cấp C/O ưu đãi thực hiện theo cơ chế tự động. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi thông báo công khai các trường hợp áp dụng chế độ Luồng Xanh, Luồng Thông thường hoặc Luồng Đỏ tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (www.ecosys.gov.vn).