Bộ phận sinh dục bé trai bị nổi mẩn đỏ

Vùng kín của bé bị đỏ thường là do gặp phải một số vấn đề sức khỏe dưới đây:

1. Vùng kín của bé bị đỏ do hăm tã

Hăm tã là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ trong độ tuổi mặc tã. Bé thường bị hăm tã ít nhất 1 lần trong chu kỳ 2 tháng. Nguyên nhân là do trẻ sơ sinh, trẻ dưới 12 tháng tuổi làn da mỏng manh và nhạy cảm. Việc mặc tã nhiều, bé bị tiêu chảy kéo dài, thường xuyên tiếp xúc với bề mặt tã dơ nhiều vi khuẩn sẽ khiến vùng kín của bé bị đỏ do hăm tã.

Nước tiểu của trẻ vô trùng nhưng khi được thải ra môi trường tã sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành amoniac gây mẩn ngứa trên da.

2. Mụn rộp bộ phận sinh dục [Herpes]

Bệnh herpes ở trẻ nhỏ do virus HSV1 và HSV2 gây ra, lây truyền phổ biến nhất là truyền qua các vết xước nhỏ trên da, sau khi xâm nhập vào cơ thể 2-9 ngày sẽ có biểu hiện ra bên ngoài.

Các hoạt động vui chơi, chạy nhảy của bé có thể để lại những vết xước vô hại ở vùng mông, ngoài da vùng kín,… dễ dàng nhiễm mầm bệnh, lại không được vệ sinh kỹ và đúng cách. Virus phát triển trên vết xước khiến vết thương lan rộng.

Ngoài ra nếu mẹ mắc bệnh mụn rộp sinh dục thời kì mang thai thì khi sinh con ra, bé cũng rất dễ mắc bệnh Herpes.

Ban đầu, bộ phận sinh dục sẽ xuất hiện những mụn nhỏ li ti, sau đó sẽ hình thành từng cụm, phồng rộp to, vỡ ra gây vết thương hở dễ dẫn đến những biến chứng như viêm âm đạo, viêm niệu đạo, viêm bàng quang,… gây vô sinh nếu không điều trị kịp thời.

3. Bé bị nổi mẩn đỏ ở vùng kín

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị mẩn đỏ xung quanh vùng kín. Đa phần là do mẹ mặc quần áo quá chật và bí bít cho bé, tã không khô thoáng, hoặc mẹ đổi loại tã mới không phù hợp với làn da của bé. Bên cạnh đó, một số mẹ sử dụng xà phòng tắm rửa có tính sát khuẩn mạnh khiến vùng da nhạy cảm của bé bị dị ứng, mẩn đỏ.

Đặc biệt tình trạng mẩn đỏ và ngứa xung quanh vùng kín rất hay gặp ở các bé gái trước độ tuổi đi học vì lượng estrogen thấp, cấu tạo bộ phận sinh dục phát triển chưa hoàn thiện, thiếu các rào chắn sinh lý để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn.

Ngoài ra, pH trung tính và thiếu kháng thể bảo vệ là điều kiện tốt để vi khuẩn phát triển. Việc chăm sóc và bảo vệ vùng kín bé gái đòi hỏi tính đúng đắn, cẩn thận và tỉ mỉ hơn các bé trai nên các mẹ cần thận trong lưu tâm.

4. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh phổ biến ở trẻ do vi khuẩn E.Coli ở đường ruột thâm nhập vào đường tiểu từ hậu môn. Những triệu chứng thường gặp là trẻ buồn tiểu liên tục kèm theo buốt, rát, nếu nặng có thể kèm theo máu và mủ, sưng niệm đạo và lỗ tiểu, sốt nhẹ.

Đối với bé gái, do niệu đạo ngắn, nằm gần với hậu môn nên dễ nhiễm khuẩn hơn bé trai.

Đối với bé trai, bao quy đầu hẹp có thể khiến nước tiểu đọng lại tạo điều kiện cho khuẩn phát triển.

Hơn nữa, trẻ tiếp xúc với đất bẩn, đóng bỉm thường xuyên, khi mẹ vệ sinh không đúng cách, lau rửa từ hậu môn sang bộ phân sinh dục sẽ khiến trẻ dễ mắc khuẩn E.Coli. Viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ là bệnh khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của bé hiện tại mà còn gia tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng kín khi đến tuổi trưởng thành.

5. Ngứa vùng kín do nhiễm giun kim

Ngứa vùng kín do giun kim rất thường gặp ở bé gái. Giun kim ký sinh và hoạt động trong cơ thể người khá đặc biệt. Loại giun này thường hay đẻ trứng vào cuối giờ chiều [18-19h], nên nhiều trẻ nhỏ thường hay kêu bị ngứa phần phụ vào thời điểm đó. Đặc biệt, ở các bé gái, giun kim thường bò ra âm đạo đẻ trứng gây khó chịu.

Tuy nhiên, vì quá lo lắng, nhiều gia đình khi thấy trẻ kêu ngứa ngáy, khó chịu lại nghĩ đến viêm nhiễm phụ khoa mà bỏ qua bệnh về ký sinh trùng. Từ 1 tuổi trở lên, trẻ thường xuyên vui chơi và tiếp xúc với môi trường có trứng giun lại thêm ít vệ sinh vùng kín hoặc vệ sinh không đúng cách tạo môi trường cho giun kim phát triển.

Bộ phận sinh dục của bé trai bị đỏ là dấu hiệu khiến nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng. Bởi trẻ còn nhỏ nên hệ miễn dịch còn chưa tốt, do đó dễ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm, nhất là các bệnh nam khoa gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản về sau.

Xem ngay: Phải làm sao khi bộ phận sinh dục của bé trai bị đỏ

Vậy bộ phận sinh dục của bé trai bị đỏ là dấu hiệu của bệnh gì? Cách phòng tránh bệnh như thế nào tốt? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

I. Bộ phận sinh dục của bé trai bị đỏ là dấu hiệu của bệnh gì?

Bộ phận sinh dục bị đỏ là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu dấu hiệu này chỉ xuất hiện trong vài ngày thì là hiện tượng sinh lý bình thường, còn nếu dấu hiệu này kéo dài thì các cha mẹ cần lưu ý, bởi rất có thể nó là dấu hiệu của các bệnh lý.

VTC14 | Hàng nghìn bé trai có bộ phận sinh dục bất thường

Vậy bộ phận sinh dục của bé trai bị đỏ là dấu hiệu của bệnh gì? Một số bệnh lý dưới đây sẽ khiến bé trai bị đỏ ở bộ phận sinh dục:

1. Bộ phận sinh dục của bé trai bị đỏ do hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu là tình trạng phần da trên cùng của dương vật trùm kín lỗ niệu đạo, chỉ để lộ một khe hở nhỏ và không thể tụt xuống.

Bình thường, bé trai sau khi sinh được 3 tháng bao quy đầu có thể lộn xuống. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bé bị hẹp bao quy đầu, phần da quy đầu sẽ dính chặt và làm bộ phận sinh dục của bé trai bị đỏ.

Một số triệu chứng hẹp bao quy đầu ở bé trai mà cha mẹ có thể nhận biết:

  • Khi trẻ đi tiểu tiện, nước tiểu chảy thành từng dòng nhỏ, lực chảy yếu.
  • Đầu dương vật phồng và sưng khi đi tiểu tiện.
  • Nước tiểu bị tắc không thoát hết ra ngoài.
  • Ngứa dương vật
  • Khó quan sát lỗ niệu đạo của bé

2. Bộ phận sinh dục bé trai bị đỏ do dài bao quy đầu

Nếu bỗng nhiên bộ phận sinh dục bé trai bị đỏ thì các cha mẹ cũng có thể nghĩ đến bệnh dài bao quy đầu.

Theo một báo cáo thống kê, có đến 90% bé trai bị dài bao quy đầu, do vậy đây là hiện tượng tự nhiên nên các cha mẹ không cần quá lo lắng. Khi trẻ vào tuổi dậy thì tình trạng dài bao quy đầu sẽ được cải thiện.

Khi bé trai bị dài bao quy đầu, phần da ở đỉnh dương vật dài bằng lỗ niệu đạo. Bao quy đầu của trẻ vẫn có thể tuột xuống được nhưng cần có tác động bằng tay. Do vậy, có nhiều trường hợp trong quá trình vệ sinh, cha mẹ dùng tay lột bao quy đầu của trẻ quá mạnh dẫn đến tình trạng bộ phận sinh dục của bé trai bị đỏ.

3. Bé trai bị nghẹt bao quy đầu khiến bộ phận sinh dục bị đỏ

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bộ phận sinh dục của bé trai bị đỏ.

Khi bị nghẹt bao quy đầu, lớp da bao quy đầu của trẻ vẫn có thể lộn xuống được, nhưng khi lộn xuống sẽ thắt chặt dương vật, khiến dương vật bị tụ máu và bộ phận sinh dục bị đỏ.

Đối với trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo các cha mẹ nên hạn chế lột bao quy đầu cho bé bởi lớp da bị nghẹt có thể khiến bé gặp khó khăn khi đi tiểu tiện.

4. Bộ phận sinh dục của bé trai bị đỏ do viêm nhiễm bao quy đầu 

Do bao quy đầu của trẻ không thể tuột xuống nên việc vệ sinh bộ phận sinh dục của trẻ gặp nhiều khó khăn, khiến vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục. Chính vì thế, khiến bộ phận sinh dục của bé trai bị đỏ và đau nhức khó chịu.

Ngoài dấu hiệu bị mẩn đỏ ở bao quy đầu, bé trai khi bị mắc bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như:

  • Lỗ sáo của trẻ xuất hiện lớp bựa bẩn màu trắng đục và sạn.
  • Trẻ ngại đi tiểu tiện vì vết lở loét gây đau rát
  • Nước tiểu có màu vàng đục và khai nồng, nhiều trường hợp nước tiểu của trẻ có lẫn máu
  • Trẻ bỏ ăn, cơ thể mệt mỏi, ngồi một chỗ, ít hoạt động. Một số trẻ khác còn có triệu chứng sốt.

5. Viêm lỗ niệu đạo khiến bộ phận sinh dục của bé trai bị đỏ

Cha mẹ vệ sinh dương vật cho trẻ không sạch sẽ, không đúng cách cũng là nguyên nhân gây viêm lỗ niệu đạo ở trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh lý này, trẻ sẽ bị ngứa rát khi đi tiểu tiện, dương vật ngứa ngáy khiến trẻ thường đưa tay gãi khiến bộ phận sinh dục bị đỏ.

Một số triệu chứng khác cha mẹ có thể nhận biết của bệnh viêm niệu đạo như:

  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không hết, nước tiểu đục
  • Trẻ bị sốt nhẹ
  • Niệu đạo và lỗ niệu đạo bị sưng, tấy

II. Phải làm sao khi bộ phận sinh dục của bé trai bị đỏ

Có thể thấy, bộ phận sinh dục của bé trai bị đỏ rất có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, nếu bé trai có những triệu chứng trên và kéo dài, cha mẹ cần đứa bé đi khám để được điều trị kịp thời.

Tùy vào tình trạng và bệnh lý mà trẻ gặp phải mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau:

  • Bệnh dài bao quy đầu, hẹp hoặc nghẹt bao quy đầu: tùy vào độ tuổi và tình trạng của trẻ, mà bác sĩ sẽ điều trị bằng cách hướng dẫn nong, lộn bao quy đầu ở nhà hoặc cũng có thể chỉ định cắt bao quy đầu.
  • Viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo: sử dụng thuốc kháng sinh là giải pháp hiệu quả trong việc điều trị viêm nhiễm. Lưu ý, các cha mẹ chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa trị vì có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

III. Cách phòng tránh hiệu quả các bệnh lý ở bộ phận sinh dục của bé trai

Để phòng tránh các bệnh lý ở bộ phận sinh dục của bé trai, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Khi vệ sinh dương vật cho trẻ, cha mẹ chỉ nên dùng nước ấm, không nhất thiết phải dùng dung dịch vệ sinh bởi da trẻ nhỏ rất dễ bị mẫn cảm, dễ bị kích ứng da.
  • Đối với những trẻ vẫn cần phải đóng bỉm, cha mẹ cần lưu ý lựa chọn bỉm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng. Nên thay bỉm cho bé thường xuyên và dùng khăn mềm và nước ấm vệ sinh xung quanh cơ quan sinh dục cho bé khi thay bỉm.
  • Khi bé bị nổi mẩn đỏ ở dương vật, cha mẹ nên lựa chọn bỉm chất liệu thấm hút tốt, mềm mại. Lưu ý không nên đóng quá chặt sẽ khiến tình trạng bị hăm sưng đỏ nặng nề hơn.
  • Cha mẹ nên vệ sinh bộ phận sinh dục của trẻ, nhất là khi dương vật bị mẩn đỏ sạch sẽ và đúng cách, đặc biệt là mỗi lần trẻ đi tiểu tiện hay đại tiện. Điều này sẽ giúp loại bỏ được những vi khuẩn, ký sinh trùng còn sót lại, ngăn ngừa viêm nhiễm dương vật của trẻ tốt hơn.
  • Chọn quần áo cho trẻ bằng những chất liệu mềm mại, thoáng mát. Không cho trẻ mặc quần áo còn ẩm ướt bởi đây là môi trường thuận lợi khiến vi khuẩn phát triển và lây lan sang các bộ phận khác.
  • Nhiều bậc cha mẹ thường sử dụng phấn rôm cho trẻ sau khi tắm. Tuy nhiên, các cha mẹ không nên lạm dụng phấn rôm bởi có thể da trẻ bị mẫn cảm kích ứng do bị bịt lỗ chân lông.
  • Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ, bởi móng tay chứa rất nhiều vi khuẩn. Đặc biệt khi bộ phận sinh dục của bé trai bị đỏ và ngứa ngáy, bé sẽ gãi ngứa gây trầy xước, giúp tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây bệnh viêm nhiễm.
  • Đối với những trẻ cần lột bao quy đầu, thì cha mẹ nên thực hiện theo dưỡng dẫn của bác sĩ. Trước khi lột bao quy đầu cho trẻ, nên rửa sạch tay và dương vật của trẻ để hạn chế vi khuẩn tấn công.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bôi hoặc thuốc uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bài viết vừa rồi, các bác sĩ chuyên khoa tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đã chia sẻ cho bạn đọc dấu hiệu và cách điều trị khi bộ phận sinh dục của bé trai bị đỏ. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc con yêu của mình. Mọi thông tin thắc mắc, các bậc cha mẹ vui lòng gọi ngay đến số điện thoại Hotline của chúng tôi………. để được hỗ trợ nhanh nhất.

Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Chương trình tri ân khách hàng tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng với nhiều ưu đãi đặc biệt:

  • Miễn phí 100k chi phí khám ban đầu.
  • Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật.
  • CHỈ 150K nội soi hậu môn – trực tràng.

Áp dụng cho bệnh nhân đặt lịch trước và đến khám từ ngày 01/10 – 31/12/2021

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.

Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng – 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.

Video liên quan

Chủ Đề