Bố trí thép sàn như thế nào la dung

Bố trí thép sàn là bước quan trọng trong bất kỳ công trình xây dựng nào. Đây là thành phần chủ chốt trong kết cấu và có công dụng chịu tải trọng trực tiếp. Vậy, khi bố trí thép sàn cần những kỹ thuật gì và tuân theo nguyên tắc nào để thành phẩm không bị võng nứt, bị thấm và an toàn cho người sử dụng? Xin mời bạn đọc cùng Kiến Thiết Việt điểm qua những nguyên tắc và cách bố trí thép sàn đúng kỹ thuật theo TCVN mới nhất trong bài viết dưới đây nhé!

Bố trí thép sàn 2 lớp đúng kỹ thuật

1. Nguyên tắc bố trí thép sàn chuẩn nhất

Khi bố trí thép sàn đúng kỹ thuật thì khả năng chịu lực của sàn được tăng lên và ngược lại. Trên cùng 1 tiết diện và khoảng cách đan thép nhưng nếu bố trí không đạt tiêu chuẩn thì khả năng chịu tải trọng của sàn giảm. Chính vì vậy, khi thực hiện bố trí thép sàn cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Thanh thép sàn chịu lực chính được bố trí với chiều cao làm việc tối đa [h0]. Chiều cao làm việc h0 của sàn là khoảng cách từ mép bê tông chịu nén đến trọng tâm của thanh thép chịu kéo.
  • Chiều dày lớp bê tông bảo vệ thép sàn tối ưu là 15mm và không nhỏ hơn tiết diện thanh thép [D thép].
  • Thép sàn phải được neo vào dầm đúng tiêu chuẩn: thép tròn trơn phải được uốn móc vào dầm, thép có vằn lớp trên đủ chiều dài neo 30D, thép có vằn lớp dưới neo 20D thép.

Bố trí thép sàn đúng tiêu chuẩn gia tăng tính chịu lực của sàn

2. Cách bố trí thép sàn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

Bản sàn được phân thành hai loại:

  • Bản loại dầm: Khi bản sàn được liên kết [dầm hoặc tường] ở một cạnh [liên kết ngàm] hoặc ở hai cạnh đối diện [kê tự do hoặc ngàm] và chịu tải phân bố đều. Bản chỉ chịu uốn theo phương có liên kết, bản chịu lực một phương gọi là bản một phương hay bản loại dầm.
  • Bản kê bốn cạnh: Khi bản có liên kết ở cả bốn cạnh [tựa tự do hoặc ngàm], tải trọng tác dụng trên bản truyền đến các liên kết theo cả hai phương. Bản chịu uốn hai phương được gọi là bản hai phương hay bản kê bốn cạnh.

Dựa vào hệ số chiều dài/chiều rộng [l2/l1, trong đó chiều dài là I2, chiều rộng là I1] người ta phân chia ô sàn làm 2 loại là: sàn làm việc 2 phương và bản sàn làm việc 1 phương. Cách bố trí thép cho từng loại sàn cụ thể như sau.

2.1. Bố trí thép sàn 1 phương

Khi hệ số l2/l1 > 2: thuộc loại bản dầm, bản sàn làm việc một phương theo cạnh ngắn [Thường dùng trong các nhà công nghiệp có hoạt tải lớn]. Bố trí thép cho sàn 1 phương đặt theo nguyên tắc sau:

  • Thép sàn lớp dưới: thanh thép ngắn sẽ được ưu tiên đặt trước, thép dài đặt sau và bố trí theo cấu tạo.
  • Thép sàn lớp trên: Thanh thép dài đặt trước và thanh thép ngắn đặt trên.

Lưu ý: Cách đặt thép sàn mà Kiến Thiết Việt hướng dẫn tuân theo trình tự thi công tại công trường.

2.2. Bố trí thép sàn 2 phương

Khi hệ số l2/l1

Chủ Đề