Bồi dưỡng kế toán trưởng tiếng anh là gì năm 2024

Vị trí kế toán trưởng [ Chief Accountant] có vai trò quan trọng như thế nào trong doanh nghiệp? Nhiệm vụ của họ có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế? Để có thể công tác tốt và hoàn thành công việc đầy đủ đúng thời hạn bạn cần hiểu rõ Vai trò chức năng và nhiệm vụ kế toán trưởng trong doanh nghiệp bài viết dưới đây Kế toán Vaft xin được tổng hợp và chia sẻ các bạn cùng tham khảo nhé.

Kế toán trưởng [KTT] là gì?

Kế toán trưởng tiếng anh là Chief Accountant, là người đứng đầu bộ phận kế toán của doanh nghiệp, phụ trách, chỉ đạo chung và tham mưu cho ban giám đốc về tài chính, các chiến lược tài chính, kế toán của tổ chức. Bên cạnh đó, họ cũng là người chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh các công việc mà nhân viên cấp dưới đã làm sao cho hợp lý nhất.

Xem thêm: chứng chỉ đại lý thuế là gì? thời hạn, điều kiện hành nghề đại lý thuế

Để trở thành kế toán trưởng cần có chuyên môn chướng chỉ và bằng cấp từ trung cấp trở lên. Song song với đó là công tác thực tế ít nhất từ 2 năm trở lên và được đào tạo qua lớp chứng chỉ kế toán trưởng.

.jpg]

Vai trò chức năng của kế toán trưởng trong doanh nghiệp:

  • Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán ….
  • Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
  • Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc [BTGĐ] về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
  • Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu.
  • Tham gia xây dựng Hệ thống Quản lý Chất lượng, Hệ thống Quản lý Mội trường và các hệ thống quản lý khác.
  • Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty về công tác Tài chính Kế toán.
  • Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty trong công tác quản lý, sử dụng vốn [tài sản, nguyên vật liệu, nguồn vốn, chi phí sản xuất kinh doanh].
  • Phân tích, đánh giá tài chính của các dự án, công trình trước khi trình lãnh đạo
  • Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về nguồn vốn và giá dự toán làm cơ sở ký kết các hợp đồng với đối tác.
  • Thu thập và xử lý thông tin có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong Công ty.
  • Đảm bảo nguồn vốn cho các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
  • Thu hồi vốn nhanh chóng tránh tình trạng bị chủ đầu tư, khách hàng chiếm dụng vốn.
  • Quản lý, theo dõi nguồn vốn của Công ty trong các liên doanh, công trình.
  • Giữ bí mật về số liệu kế toán – tài chính và bí mật kinh doanh của công ty
  • Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong quá trình đề xuất các chế độ thi đua khen thưởng, kỷ luật và nâng bậc lương đối với cán bộ, nhân viên của Công ty.
  • Thực hiện một số chức năng khác khi được Tổng Giám đốc giao.
  • Nhiệm vụ kế toán trưởng trong doanh nghiệp

Đối với công tác tài chính:

  • Kế toán trưởng trực tiếp tổ chức và giám sát quá trình lập ngân quỹ vốn. Vốn của các dự án đầu tư quan trọng được chi cho các kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh và Marketing…
  • Trực tiếp giám sát, theo dõi các nguồn vốn được tài trợ, quản trị khoản mục tiền mặt của công ty, quan hệ với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác, nhằm bảo đảm cho công ty thực hiện được nghĩa vụ của nó đối với các chủ đầu tư hoặc người nắm giữ cổ phiếu của công ty.
  • Đánh giá hiệu quả quản lý sử dụng vốn của công ty và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn.
  • Kế toán trưởng là người nghiên cứu, xây dựng hệ thống thu thập thông tin, hệ thống các báo biểu, biểu đồ; xác định phương pháp, chỉ tiêu phân tích… nhằm phân tích đánh giá hoạt động tài chính của công ty theo định kỳ.
  • Phân tích chi tiết từng khoản mục chi phí của Công ty, từ đó đề xuất các biện pháp điều tiết tăng giảm chi phí hiệu quả.
  • Kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tài chính đã xây dựng.

Đối với công tác kế toán:

  • Tổ chức kế toán, thống kê phù hợp với tình hình hoạt động của công ty theo yêu cầu của từng giai đoạn, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển chung của công ty.
  • Tổ chức cải tiến và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán, bộ máy kế toán thống kê theo mẫu biểu thống nhất, bảo đảm việc ghi chép, tính toán số liệu chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh trong toàn công ty.
  • Tổ chức chỉ đạo việc kiểm kê, đánh giá chính xác tài sản cố định, công cụ dụng cụ, tiền mặt, thành phẩm, hàng hóa, từ kết quả kiểm kê, đánh giá tình hình sử dụng và quản lý vốn cũng như phát hiện kịp thời các trường hợp làm sai nguyên tắc quản lý tài chính kế toán.
  • Tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hợp đồng kinh tế của Công ty nhằm bảo vệ cao nhất quyền lợi của Công ty.
  • Tổ chức đánh giá, phân tích tình hình hoạt động tài chính, kinh doanh của toàn công ty. Thông qua số liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh do các qui định tài chính không phù hợp để đẩy mạnh phát triển kinh doanh.
  • Tổ chức lập kế hoạch, kiểm tra báo cáo, đánh giá công tác thực hiện kế hoạch chi phí công ty, các đơn vị phụ thuộc công ty hàng tháng, quý, năm. ..
  • Bảo đảm yêu cầu về bảo mật thông tin kinh tế – tài chính.
  • Quan hệ với các ngành chức năng liên quan như: Thuế, Kế hoạch & Đầu tư, Chi cục Quản lý tài chánh doanh nghiệp.

Vai trò của kế toán trưởng trong đơn vị hành chính sự nghiệp [HCSN] Hành chính công:

  • Lập kế hoạch, hạch định tài chính thực hiện ngân sạch cho năm;
  • Thực hiện các công tác tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán, tài chính, thuế, ngân sách;
  • Giám sát, kiểm tra đôn đốc việc sử dụng nguồn vồn NSNN;
  • Báo cáo quyết toán theo quy định;
  • Tư vấn, tham mưu cho Lãnh đạo đơn vị vế sử dụng NSNN;
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật các vấn đề liên quan đến sử dụng NSNN.

Nhiệm vụ của kế toán trưởng trong đơn vị hành chính sự nghiệp [HCSN] Hành chính công:

  • Ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị.
  • Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi; Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư tài sản ở đơn vị; Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách của Nhà nước.
  • Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp dưới, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của các đơn vị cấp dưới.
  • Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính theo quy định, cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu; Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí ở đơn vị.

Tìm hiểu thêm: Nhiệm vụ và quyền hạn của kế toán trưởng

Yêu cầu đối với kế toán trưởng trong đơn vị hành chính sự nghiệp [HCSN] Hành chính công:

  • Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác và toàn diện mọi khoản vốn, quỹ, kinh phí, tài sản và mọi hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị.
  • Chỉ tiêu kinh tế phản ánh phải thống nhất với dự toán về nội dung và phương pháp tính toán.
  • Số liệu trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo cho các nhà quản lý có được những thông tin cần thiết về tình hình tài chính của đơn vị.
  • Tổ chức công tác kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm và có hiệu quả.

Quyền hạn của kế toán trưởng trong doanh nghiệp

  • Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán
  • Phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả các kế toán viên của công ty
  • Có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong công ty chuyền đầy đủ, kịp thời những tài liệu, số liệu cần thiết cho công việc kế toán và kiểm tra của kế toán trưởng.
  • Báo cáo bằng văn bản cho Giám đốc khi phát hiện các

Các báo cáo kế toán, các hợp đồng kinh tế, dịch vụ, các chứng từ tín dụng, các tài liệu có liên quan đến việc thanh toán, trả lương, trả tiền thưởng, thu chi tiền mặt… đều phải có chữ ký của kế toán trưởng mới có giá trị pháp lý.

Kế toán trưởng không được lập, ký hoặc duyệt các báo cáo, chứng từ, tài liệu khi không có ý kiến của Giám đốc, hoặc không phù hợp với các qui định hiện hành của nhà nước.

Certificate of Chief Accountant là gì?

Chứng chỉ kế toán trưởng là chứng chỉ chuyên về lĩnh vực kế toán được công nhận và có giá trị trong ngành kế toán.

Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng tiếng Anh là gì?

Chứng chỉ CMA [Certified Management Accountant]

Staff Accountant là gì?

Kế toán viên nói chung được gọi là Staff Accountant.

Kế toán trưởng nên học gì?

Để đạt được chứng chỉ Kế toán trưởng, người học cần phải có đủ kiến thức về kế toán, kiểm toán, thuế, các quy định pháp luật liên quan và hoàn thành khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ. Chứng chỉ Kế toán trưởng được cấp và quản lý bởi Bộ Tài chính trên toàn quốc, chứng chỉ này có thời hạn sử dụng là 5 năm kể từ ngày cấp.

Chủ Đề