Báo cáo tài chính và quyết toán 日本語 năm 2024

Báo cáo tài chính được ví như “thư ký” thống kê lại tất cả các hoạt động kinh doanh và ngân sách của doanh nghiệp. Đồng thời, bảng báo cáo này còn như một bộ sơ yếu lí lịch về doanh nghiệp giúp nhà quản lý nắm bắt được những thông tin chi tiết về tình hình kinh doanh, cơ cấu tài sản cũng như dòng tiền của doanh nghiệp. Đây chính là các thông tin hữu ích giúp chủ doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó điều chỉnh và đưa ra các quyết định chính xác trên con đường phát triển doanh nghiệp lớn mạnh.

Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được kế toán trình bày dưới dạng các bảng biểu để cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp.

Như vậy từ định nghĩa báo cáo tài chính là gì từ đó các bạn có thể biết được chức năng của báo cáo tài chính. Đó chính là việc cung cấp thông tin tài chính, kinh doanh và luồng tiền của doanh nghiệp để chủ doanh nghiệp dựa vào đó để quản lý cũng như đưa ra các quyết định kinh tế như: Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh hay thu hẹp…

Báo cáo tài chính [BCTC] phải cung cấp những thông tin của doanh nghiệp về: Tài sản, Nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh [lãi, lỗ] cũng như luồng tiền của doanh nghiệp.

\=> Xem thêm: 5 hạn chế của báo cáo tài chính

Cách đọc báo cáo tài chính và những lưu ý cần thiết

Bước 1. Xác định phạm vi thời gian của báo cáo tài chính

Đầu tiên, hãy xác định xem báo cáo này cho biết tình trạng tài chính của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nào. Thông thường, khoảng thời gian của báo cáo sẽ được đề cập ngay trên cùng hoặc trong phần tiêu đề của báo cáo

Bước 2: Đọc ý kiến kiểm toán

Ý kiến kiểm toán đem đến cái nhìn chung nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Căn cứ trên những nhận xét của kiểm toán viên phần nào thể hiện tình trạng của doanh nghiệp. Nhìn chung, có các loại ý kiến kiểm toán như sau:

  • Ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần khi báo cáo tài chính của công ty phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ khi các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính; hoặc kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện [nếu có] có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính.
  • Ý kiến kiểm toán trái ngược khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính.
  • Từ chối đưa ra ý kiến khi được đưa ra trong trường hợp có giới hạn quan trọng tới phạm vi kiểm toán hoặc là thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục; tới mức mà kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về báo cáo tài chính.
  • Có đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”: được nêu ra khi kiểm toán viên thu hút sự chú ý của người sử dụng đối với một vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính, mà theo xét đoán của kiểm toán viên, vấn đề đó là đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải trình bày thêm đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong báo cáo kiểm toán.
  • Có đoạn “Vấn đề khác” khi kiểm toán viên thấy cần phải trao đổi về một vấn đề khác ngoài các vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính, mà theo xét đoán của kiểm toán viên, vấn đề khác đó là thích hợp để người sử dụng hiểu rõ hơn về cuộc kiểm toán, về trách nhiệm của kiểm toán viên hoặc về báo cáo kiểm toán, đồng thời pháp luật và các quy định cũng không cấm việc này thì kiểm toán viên phải trình bày về vấn đề đó trong báo cáo kiểm toán, với tiêu đề “Vấn đề khác” hoặc “Các vấn đề khác”.

Sau khi có được cái nhìn tổng quan về báo cáo tài chính, nhà quản lý đi sâu vào phân tích cụ thể từng yếu tố cấu thành báo cáo tài chính như sau:

Bước 3: Đọc hiểu và phân tích bảng cân đối kế toán

\>>> Xem thêm chi tiết cách đọc hiểu và phân tích bảng cân đối kế toán tại đây: Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán thể hiện rõ nhất tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, đồng thời giúp nhà quản lý đánh giá hiệu quả của các chính sách đầu tư.

Ngoài việc đánh giá chi tiết từng khoản mục trọng yếu trên bảng cân đối kế toán, doanh nghiệp còn cần phải chú ý đến mối quan hệ giữa các khoản mục.

Đối với Tài sản và Nguồn vốn: cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong kỳ phản ánh chính sách tài trợ của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu NWC [vốn lưu động], hay còn gọi là nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp:

+ Với chỉ tiêu NWC giảm tiến đến âm, thể hiện doanh nghiệp có xu hướng giảm tỷ trọng Nợ dài hạn, tiến đến sử dụng Nợ ngắn hạn tài trợ cho Tài sản dài hạn. Phương thức tài trợ này làm giảm chi phí sử dụng vốn, nhưng đồng thời khả năng ổn định tài chính của doanh nghiệp cũng giảm theo do sự chênh lệch giữa tốc độ quay vòng Nợ ngắn hạn và Tài sản dài hạn.

+ Ngược lại, sử dụng Nợ dài hạn tài trợ cho Tài sản ngắn hạn [sau khi tài trợ cho toàn bộ Tài sản dài hạn] giúp doanh nghiệp đạt được an toàn tài chính, tuy nhiên cũng đem lại áp lực về chi phí sử dụng vốn cao.

Các hệ số trên bảng cân đối kế toán còn phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp, cụ thể:

Bước 4: Đọc hiểu và phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

\>>> Xem thêm chi tiết cách đọc hiểu và phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại đây: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Thông qua phân tích sự biến động của các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nhà quản lý có thể đánh giá được tốc độ tăng giảm của các khoản mục cũng như nhân tố chính ảnh hưởng đến tốc độ đó, tuy nhiên, để đưa ra ý kiến chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhà quản lý cần quan sát hệ thống chỉ tiêu hiệu quả hoạt động [khả năng sinh lời], cụ thể bao gồm các chỉ tiêu chính sau:

Bước 5: Đọc hiểu và phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ

\>>> Xem thêm chi tiết cách đọc hiểu và phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ tại đây: Bảng lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đem lại cái nhìn chi tiết nhất về tình hình biến động dòng tiền của doanh nghiệp từ đó giúp nhà quản trị lý giải sự thay đổi của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán cũng như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Đồng thời, bảng lưu chuyển tiền tệ thể hiện chi tiết dòng tiền vào ra của doanh nghiệp, phản ánh đúng lượng tiền hiện có tại doanh nghiệp cũng như biến động dòng tiền trong kỳ. Thông qua bảng lưu chuyển tiền tệ, nhà quản lý làm rõ được doanh thu thực tế thu được bằng tiền trong kỳ. Tiền thuần trong kỳ của doanh nghiệp nếu âm liên tiếp trong nhiều năm cảnh báo tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở mức đáng báo động, tiền thu không đủ bù đắp chi.

Bước 6: Đọc thuyết minh báo cáo tài chính

\>>> Xem thêm chi tiết cách đọc Thuyết minh báo cáo tài chính tại đây:Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp cho nhà quản lý thông tin chi tiết các thông tin số liệu đã trình bày ở các bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các thông tin cần thiết khác theo chuẩn mực kế toán cụ thể.

LƯU Ý 6 TIPS SỬ DỤNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ CHO NHÀ QUẢN LÝ

Tips sử dụng báo cáo tài chính hiệu quả

Tips sử dụng báo cáo tài chính hiệu quả

  1. Đo lường tác động

Là người quản lý, điều quan trọng là phải có một phương án để theo dõi những quyết định kinh doanh, những nỗ lực của bạn đã tác động đến lợi nhuận của công ty như thế nào. Hãy xem báo cáo kết quả kinh doanh của công ty và lưu ý các chi phí trực tiếp tương ứng với doanh thu trong khoảng thời gian đó.

Có lẽ bạn đã mua một phần mềm mới, yêu cầu chi tiêu nhiều hơn cho quảng cáo hoặc thuê một chuyên gia cho một dự án lớn. Những chi phí đó có dẫn đến thu nhập ròng mà bạn đang nhắm mục tiêu không? Tiếp bước tương lai, bạn có thể học hỏi từ những sai lầm của mình và nhân đôi số tiền đầu tư đã được đền đáp.

  1. Xác định ngân sách

Báo cáo tài chính cũng hữu ích khi quản lý và lập kế hoạch ngân sách.Thực tế, ngân sách là một danh sách tất cả các khoản chi phí và doanh thu được tổng hợp bằng cách ước lượng, dự đoán, tính toán trước. Nó cũng chính là một kế hoạch chi tiêu, nhằm cung cấp góc nhìn tổng thể về hiệu quả hoạt động hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

Tuy nhiên hiện nay nhiều doanh nghiệp đang sử dụng các báo cáo tài chính trước đây làm nơi bắt đầu cho các ngân sách trong tương lai. Nhưng thực tế thì bối cảnh tài chính luôn thay đổi, các chuyên gia tài chính tại TACA luôn đưa lời khuyên đến khách hàng chủ doanh nghiệp rằng :“Dữ liệu lịch sử là điều cần thiết để xây dựng ngân sách, nhưng nên được sử dụng làm điểm tham chiếu và không nhất thiết phải là điểm bắt đầu,”

Thật vậy, sự hiểu biết về lịch sử và sức khỏe tài chính của công ty bạn là cần thiết khi lập ngân sách và nên được kết hợp với tư duy cầu tiến và tầm nhìn tương lai.

  1. Cắt giảm chi phí không cần thiết

Việc có thể xem từng dòng chi phí của công ty bạn trên cả báo cáo thu nhập và lưu chuyển tiền tệ có thể làm nổi bật những lĩnh vực có thể cắt giảm chi phí. Có thể bạn đã trả tiền thuê bao hàng tháng cho một dịch vụ mà bạn không còn cần nữa hoặc các chuyến đi chơi nhóm của bạn có thể được tiết kiệm lại để có lợi cho các hoạt động ít tốn kém hơn. Xem danh sách mọi chi phí và cách nó tác động đến thu nhập ròng của công ty bạn có thể là cơ hội giúp bạn tiết kiệm tiền và phân bổ lại chi tiêu ở những nơi cần thiết nhất.

  1. Nghĩ về bức tranh lớn

Luôn ghi nhớ sức khỏe tổng thể của công ty là điều tối quan trọng trong việc quản lý kinh doanh. Phân tích bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể cho phép bạn hiểu chi tiết về tình hình tài chính của công ty và cung cấp cho bạn bức tranh toàn cảnh rõ ràng hơn để định hướng quá trình thiết lập mục tiêu và ra quyết định.

  1. Lấy ý kiến từ các phòng ban

Báo cáo tài chính của công ty bạn có thể được sử dụng để đảm bảo nhiều phòng ban ở trên cùng một mục tiêu quản lý. Khi các nhà quản lý từ mỗi bộ phận đã phân tích các báo cáo, các cuộc thảo luận về mục tiêu và ngân sách có thể tập trung vào sự hiểu biết chung về tình hình tài chính hiện tại của tổ chức và đưa ra quan điểm về các mục tiêu và động lực của các nhà quản lý khác.

  1. Thúc đẩy động lực của nhóm

Sử dụng báo cáo tài chính của công ty bạn làm công cụ để thúc đẩy và gắn kết nhóm của bạn. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể cho thấy dự án của nhân viên tác động tích cực đến doanh thu của công ty như thế nào, điều này có thể thúc đẩy hiệu suất và động lực của họ.

Khi đặt mục tiêu cho nhóm, hãy tận dụng các báo cáo tài chính để cung cấp lý do vì sao mục tiêu đã được hiện thực hóa và quá trình suy nghĩ đằng sau kế hoạch của bạn để đạt được chúng. Truyền cho nhân viên tư duy nhìn xa trông rộng như bạn và nói cho họ biết rằng những nỗ lực của họ tạo ra sự khác biệt rõ rệt cho công ty.

\>>> Xem thêm:

Phân tích báo cáo tài chính

Kế toán trong kinh doanh

Setup hệ thống kế toán

How & Why Managers financial statements

Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính [Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ]

Lợi nhuận trong P/L được tích trữ trong tài sản thuần trong B/S

B/S – bảng cân đối kế toán, P/L – báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, và C/F – báo cáo lưu chuyển tiền tệ, chúng không độc lập với nhau mà có mối quan hệ mật thiết. Nếu nhà quản lí hiểu được mối quan hệ của chúng, nhà quản lí cũng sẽ hiểu được cấu tạo của báo cáo tài chính, ngoài ra bạn cũng có thể nắm bắt một cách kịp thời sự thay đổi trong tình hình tài chính của công ty thông qua sự bất thường của những con số kế toán.

Về cơ bản B/S và P/L chỉ là hai phần trong kết quả ghi chép lại hoạt động giao dịch bằng kế toán kép, nên chúng có mối quan hệ là điều đương nhiên. C/F phản ánh sự xuất nhập của tiền trong một năm, và số dư tiền mặt cuối kỳ là kết quả sau khi gia giảm các tài khoản của nguồn vốn, tài sản và nợ phải trả trong B/S, cũng như chi phí lợi nhuận trong P/L. Như vậy, quả thực là B/S và P/L có mối liên hệ với nhau.

Mối liên hệ giữa bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mối liên hệ giữa bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đầu tiên, nhà quản lý nhìn vào tài sản thuần [hay còn gọi là nguồn vốn chủ sở hữu] ở phía dưới cùng bên phải của bảng B/S. Đoạn mũi tên từ “vốn điều lệ” đến “lợi nhuận giữ lại” là “tài sản thuần đầu kỳ”, tuy nhiên trải qua 1 năm, chúng ta cộng thêm “lợi nhuận ròng [lợi nhuận trong kỳ]” từ bảng P/L ta sẽ có “tài sản thuần cuối kỳ”. Như vậy, lợi nhuận mà một công ty sinh ra trong một năm sẽ được lưu lại trong mục tài sản thuần ở bảng B/S dưới tên “lợi nhuận thặng dư” [lợi nhuận giữ lại].

Về khoản lợi nhuận giữ lại [khoản lợi nhuận thuần được doanh nghiệp giữ lại], ý nghĩa của khoản này là khoản lợi nhuận doanh nghiệp sẽ không sử dụng mà tích lũy với nhiều mục đích.

Mối liên hệ của ba báo cáo tài chính [ba bảng quyết toán]

Mối liên hệ giữa bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng lưu chuyển tiền tệ

Mối liên hệ giữa bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng lưu chuyển tiền tệ

Để thành lập một công ty, thứ quan trọng chính là tiền. Đầu tiên nhà quản lý [1] đi thu hút nguồn vốn đầu tư, sau đó là vay tiền ngân hàng hoặc dùng tới lợi nhuận để có được nguồn vốn để đi vào [2] đầu tư và vận hành. Đầu tư chủ yếu sẽ sử dụng tiền cho tài sản trong bảng B/S như là việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng: mua mới trang thiết bị, xây dựng công trường… “Vận hành” ở đây nghĩa là sử dụng tiền cho các hoạt động kinh doanh.

Sau khi đầu tư và vận hành, nhà quản lý sẽ [3] tăng doanh thu, [4] tạo ra lợi nhuận và cả hai điều này đều được ghi lại trên P/L. Sau một năm, giá trị lợi nhuận thu được này sẽ được tích trữ ở mục lợi nhuận thặng dư trong phần tài sản thuần ở bảng B/S. Mặt khác, sau khi doanh thu tăng, khoản doanh thu tiền mặt thu hồi được sẽ được ghi chép vào bảng C/F. Tiếp theo, nhà quản lý sẽ trừ đi các khoản chi tiền mặt để có được phần chênh lệch thu chi. Sau đó, nhà quản lý cần cộng số chênh lệch này với số dư tiền mặt đầu kỳ để có [5] số dư tiền mặt cuối kỳ. Số dư tiền mặt cuối kỳ trong bảng C/F sẽ cùng một giá trị với tiền mặt và tiền gửi trong bảng B/S.

Cách thức kiểm tra tình trạng sức khỏe của công ty thông qua bản báo cáo tài chính

Khác với những gì thông lệ thị trường mang lại, ngày nay, điều kiện để một doanh nghiệp “gia nhập cuộc đua đường dài” không chỉ nằm ở khả năng tích lũy kinh nghiệm – tích lũy các mối quan hệ mở rộng – tích lũy tài chính. Mà còn nằm ở “năng lực” bắt mạch và đo lường SỨC KHỎE DOANH NGHIỆP nhằm xây dựng hệ thống tài chính lành mạnh phòng khi “mối quan hệ” có “trúng gió” thì doanh nghiệp vẫn còn cơ sở để phát triển sau này.

Đồng thời, trước tình thế: “Số lượng doanh nghiệp mới thành lập giảm mạnh, số lượng phải rút lui khỏi thị trường tiếp tục tăng nhanh”, không ít nhà quản lý/ chủ doanh nghiệp “chật vật” trước những suy tính [dòng tiền, trả nợ, chiến thuật này, kế hoạch kia…] >> Họ không còn tâm trí nào để đi vào xử lý chi tiết đống báo cáo tài chính, kế toán “chất chồng”.

Do vậy mà sức khỏe doanh nghiệp cũng dần bị rơi vào “quên lãng”, các thông số tài chính hay báo cáo tài chính cũng không còn được ‘trọng dụng” đối với công tác dự đoán về quy mô – tình hình – xu hướng của công ty và các quyết định đưa ra phương thức quản trị – vận hành doanh nghiệp.

Để giải quyết nỗi phiền muộn ấy, TACA gửi đến bạn cách thức “bắt bệnh” sức khỏe doanh nghiệp từ 4 góc nhìn dưới đây:

Thứ nhất: Kiểm tra sự thay đổi cưa ba bảng báo cáo tài chính:

– Các báo cáo tài chính nói lên những câu chuyên khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết về tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp

– Thay vì chỉ nhìn vào các khoản tiền trên từng bảng báo cáo tài chính, sẽ thú vị hơn nếu bạn có một bảng biểu báo cáo bao gồm: gồm khoản tiền – tỷ lệ cấu thành [cơ cấu] – khoản tăng giảm – tỷ lệ tăng giảm cho từng báo cáo tài chính.

\>> Đối mặt với sự thay đổi đó, nhiều câu hỏi sẽ được nảy sinh trong bạn như: “Tại sao chỉ số này lại tăng giảm như vậy? Nguyên nhân của doanh thu tăng lên là gì? Phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại sao lại tăng lên như vậy?…” và câu trả lời cũng dần được “bộc phát” dễ dàng.

Thứ 2: Quan sát toàn cảnh bức tranh tài chính từ các báo cáo tài chính

– Chúng ta sẽ dễ bị thu hút bởi sự tăng giảm của TỔNG TÀI SẢN ở bảng cân đối kế toán, sự tăng giảm của DOANH THU và LỢI NHUẬN THUẦN ở bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, và sự tăng giảm của SỐ DƯ TIỀN MẶT ở bảng lưu chuyển tiền tệ. Khi đó sẽ có 2 trường hợp phổ biến sau:

  • Tổng tài sản không tăng – doanh thu và lợi nhuận tăng cao:

Lúc này doanh nghiệp có thể an tâm hơn vì đây chính là “bằng chứng” cho thấy doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả.

  • Tổng tài sản tăng – doanh thu và lợi nhuận không tăng:

“Cái tài sản tăng lên” lúc này đôi khi lại là các khoản nợ, tiền đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị, và đầu tư chứng khoán… Điều này có thể không giúp ích gì cho tăng trưởng doanh thu và lợi nhận của doanh nghiệp.

– Bỏ qua sự khó khăn từ thị trường, thì một câu hỏi “quan trọng” được đặt ra là:

“Bạn đang hướng doanh nghiệp mình theo phát triển “bền vững” hay phát triển “chộp giật”?

\>> Nếu một công ty chỉ nhăm nhăm kiếm lợi nhuận về mua vàng, mua đất, mua xe… thì dù bất cứ công ty nào? Có kiếm được nhiều tiền tới đâu? => Thì công ty đó vẫn đang phát triển theo hướng “chộp giật” do không tạo ra được “hệ thống tốt dần lên”.

\>> Ngược lại, nếu một công ty sở hữu các khoản mục chi phí dành cho phát triển đội ngũ, dành cho phát triển nội bộ, dành cho chăm sóc khách hàng… thì công ty đang phát triển theo hướng “bền vững”. Lúc này một “hệ thống tốt dần lên” cả về con người – công nghệ – hạ tầng là một điều nên hướng tới. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp trong dài hạn nhưng trong ngắn hạn doanh nghiệp nên đặt nhẹ việc theo đuổi sự tăng trưởng thuần túy trong “khả năng tài chính” của mình.

– Bên cạnh đó khi đi vào phân tích báo cáo tài chính, bạn có thể sử dụng:

+ Phân tích ngang – Tăng trưởng, biến động giữa các kỳ

+ Phân tích dọc – Đánh giá tỷ trọng từng chỉ tiêu nhỏ so với tổng số [Trong đó: 2 chỉ tiêu quan trọng là doanh thu thuần, tổng chi phí]

\>> Trên thực tế, bất cứ nhà quản trị nào cũng muốn được đánh giá dựa trên Báo cáo phân tích [có tính quản trị cao hơn] thay vì Báo cáo trình bày [quá dài dòng và phức tạp] do báo cáo phân tích không phải tự nhiên có được mà nó “kế thừa” từ báo cáo trình bày. Mà bào cáo trình bày được lấy kế quả từ việc “hạch toán”. Như vậy, lại quay trở lại câu chuyện nếu muốn tốt từ “nguồn” phải bắt nguồn từ việc “Tổ chức hạch toán tốt”.

Phân chia theo bộ phận

Đây là cách thức khá phổ biết ở các doanh nghiệp hiện nay, do thực trạng kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp SME thậm trí là các tập đoàn lớn đang lùi dần về “tối ưu bộ máy kinh doanh” của mình. Doanh nghiệp bạn cũng có thể “đi sâu” vào nhiều góc độ [như: từng cơ sở kinh doanh, từng mặt hàng, từng khách hàng, từng nhân viên…].

\>> Qua đó, bạn có thể dưa ra được đối sách cụ thể cho công việc kinh doanh của mình.

Giả sử: Do mặt hàng áo sơ mi hướng tới nữ, độ tuổi 25 – 40 tuổi của doanh nghiệp A có tỷ lệ DT tăng cao. Kỳ sau, doanh nghiệp mở rộng quy mô bán hàng thông qua việc: tăng diện tích trình bày trong cửa hàng + kết hợp các chiến dịch quảng cáo trên Social mạnh mẽ đặc biệt [Thuê KOL/KOC review sản phẩm nhằm tạo trend xu hướng..] và thu lại doanh thu vượt mức kỳ vọng.

Lưu ý: Việc này sẽ không có ý nghĩa nếu doanh nghiệp không tiến hành đồng thời phân tích tất cả các mục trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ tất cả các góc độ.

Sử dụng tỷ số phân tích tài chính doanh nghiệp một cách hiệu quả

Hiện nay, các nhà quản lý thường sử dụng các nhóm tỷ số phân tích như:

+ Các tỷ số khả năng sinh lời: Tỷ số ROS, ROA, ROE, tỷ số lợi nhuận gộp, tỷ số thu nhập trước lãi suất và thuế để so sánh các công ty với nhau nhằm theo dõi hiệu quả hoạt động của công ty minh theo thời gian và phát hiện rủi ro tiềm ẩn.

+ Các tỷ số hiệu quả hoạt động: Vòng quay tài sản, chu kỳ khoản phải thu, chu kỳ khoản phải trả, chu kỳ tồn kho. Sẽ rất hữu ích nếu bạn so sánh sự thay đổi của các tỷ số này từ một kỳ kế toán sang kỳ kế toán tiếp theo và theo dõi xu hướng của chúng trong giai đoạn 3 năm hoặc hơn.

+ Các tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn: Tỷ số thanh toán ngắn hạn, tỷ số thanh toán nhanh giúp bạn nhận biết khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính hiện tại của doanh nghiệp như trả nợ, trả lương, thanh toán cho nhà cung cấp.

+ Các tỷ số đòn bẩy tài chình: Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Tương tự gia đình có các khoản vay thế chấp, công ty cũng sẽ phải sử dụng vốn vay để thực hiện các khoản đầu tư mà họ không đủ tiền. Các khoản nợ chỉ trở thành vấn đề nếu vượt quá khả năng chi trả của công ty.

+ Hoặc doanh nghiệp có thể đánh giá sức khỏe tài chính thông qua định giá, giá trị kinh tế qua tăng [EVA] hoặc các công cụ đo lường sự tăng trưởng và năng suất khác.

\>> Cũng giống như công tác “tầm soát” sức khỏe định kỳ, mỗi cá nhân sẽ có rất nhiều chỉ số đo lường, nhưng chỉ các các chỉ số nhịp tim – huyết áp – đường huyết… mới “đáng” bận tâm. Tương tự, bạn cũng nên chọn tối đa 10 chỉ số tài chính như các “key chính” để phân tích để tránh dàn trải.

Đặc biệt, mỗi một mô hình khác nhau sẽ có sự lựa chọn tỷ số tài chính khác nhau, vì thế bạn nên lựa chọn cho mình những “KEY CHÍNH” phù hợp với quy mô – mô hình và chiến lược kinh doanh của riêng doanh nghiệp bạn.

Tóm lại, hiểu được tài chính là một phần cốt lõi nhưng chưa đủ, để nắm bắt và đo lường sức khỏe tài chính, bạn cần “nằm lòng” cách thức phân tích, hoạch định báo cáo tài chính tối ưu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và nghiên cứu sâu sắc các Báo cáo tài chính – nhận biết dấu hiệu khả nghi – đưa ra các nhận định và quyết định đúng đắn khi vận hành và quản trị tài chính hiệu quả.

Kiểm tra tình trạng doanh nghiệp qua chỉ số trên bảng báo cáo tài chính

1. Tỷ số thanh toán hiện thời [%] [Current ratio]

Tài sản lưu động [tài sản ngắn hạn] / Nợ ngắn hạn ×100

2. Hệ số/ Chỉ số thích ứng dài hạn [%] [Fixed-assets-to long-term-liabilities ratio]

Tài sản cố định / [Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu] × 100

3. Kỳ thu tiền bình quân/ Thời gian quay vòng khoản phải thu [tháng] [Receivables turnover period]

[Phải thu khách hàng + Thương phiếu phải thu] / Doanh thu trung bình 1 tháng

4. Thời gian quay vòng hàng tồn kho/ Thời gian tồn kho bình quân [tháng] [Inventory turnover period]

Hàng tồn kho / Doanh thu trung bình 1 tháng

5. Tỷ suất sinh lời trên tài sản [%] [ROA]

Lợi nhuận ròng [Lợi nhuận sau thuế] / Tổng tài sản [Tổng nguồn vốn] × 100

6. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên doanh thu [%]

Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh / Doanh thu × 100

7. Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản/ Hệ số tự tài trợ [%]

Tài sản thuần [Vốn chủ sở hữu] / Tổng tài sản [Tổng nguồn vốn] ×100

8. Vòng quay tổng tài sản [lần]

Tổng doanh thu / Tổng tài sản [Tổng nguồn vốn]

9. Tỷ lệ tăng tưởng doanh thu [%]

[Doanh thu kỳ này – Doanh thu kỳ trước] / Doanh thu kỳ trước × 100

10. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh [%]

[Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ này – Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ trước] / Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh kỷ trước ×100

11. Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần [EPS: Earning Per Share]

Lợi nhuận ròng / Số cổ phiếu phát hành

12. Giá trị sổ sách trên 1 cổ phiếu] [Book Value per Share]

Tài sản thuần / Số cổ phiếu phát hành

Ngoài ra, còn chỉ số ROE – tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữ hay tỷ số lợi nhuận trên vốn. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn dĩ họ có vốn chủ sở hữu ít hơn so với các công ty niêm yết, nên ROE của họ sẽ cao. Do vậy chỉ số ROE không hẳn có thể giữ chức năng như là một KPI [Key Performance Indicators = chỉ số đo lường, đánh giá Hiệu quả công việc].

\=> Xem thêm:

  • Phân tích báo cáo tài chính
  • 12 chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp

Trên đây, TACA đã cung cấp cho quý doanh nghiệp giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp tận dụng triệt để bảng báo cáo tài chính thông qua cách đọc, cách kiểm tra tình trạng của doanh nghiệp dựa trên các chỉ số thể hiện trong bảng báo cáo tài chính. Đây là việc vô cùng quan trọng giúp chủ doanh nghiệp nhìn nhận quá trình hoạt động của doanh nghiệp để từ đó có những đề xuất và hướng phát triển mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tối ưu hóa trong việc biến những con số vô tri thành những con số biết nói nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và đưa ra các quyết định, định hướng cho hoạt động kinh tế – tài chính của doanh nghiệp một cách cụ thể và chính xác, TACA hân hạnh giới thiệu đến quý bạn đọc “Dịch vụ tư vấn kế toán”.

Với xuất phát điểm là Học viện đào tạo kế kiểm toán hàng đầu, dày dặn kinh nghiệm nhiều năm hoạt động cung cấp dịch vụ, công ty đã xử lý công việc hiệu quả, thành công cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ. Chúng tôi cam kết mang lại kết quả cải thiện hiệu quả nhất phù hợp với tình hình hiện tại và mục tiêu tương lai theo từng giai đoạn phát triển của quý doanh nghiệp.

Chủ Đề