Buôn lậu thuốc lá xử lý như thế nào 2023 năm 2024

(LSVN) - Tôi có anh rể, vừa qua bị quản lí thị trường bắt với tội vận chuyển 15.930 bao thuốc lá lậu. Vậy, theo quy định của pháp luật, trường hợp này thì hình phạt là như thế nào? Bạn đọc L.H. hỏi.

Buôn lậu thuốc lá xử lý như thế nào 2023 năm 2024

Ảnh minh họa.

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, việc vận chuyển thuốc lá nhập lậu là hành vi trái pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm thì hành vi này có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

Về xử lý hành chính: Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thì tùy thuộc vào số lượng bao thuốc lá điếu nhập lậu vận chuyển trái phép (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) mà người vận chuyển có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đồng cho đến tối đa 100.000.000 đồng.

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau: Tịch thu tang vật; Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu trong trường hợp thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.000 bao trở lên, hoặc trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm. Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu huỷ tang vật hoặc buộc nộp lại số lợi bất chính do thực hiện hành vi vi phạm mà có.

Về chế tài hình sự: Hành vi tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao trở lên sẽ cấu thành “Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm” theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, với loại và mức hình phạt là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm. Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội này thì tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm, có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm, hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại phạm tội này còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trong trường hợp bạn hỏi thì người vi phạm đã có hành vi vận chuyển 15.930 bao thuốc lá điếu nhập lậu nên đã có dấu hiệu của “Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm” theo quy định tại điểm b Khoản 3, Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, với tình tiết định khung tăng nặng là “thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên” và khung hình phạt quy định là phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Điều 191. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

[...]

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  1. Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;
  1. Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;
  1. Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
  1. Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.

Vừa qua, tại Kiên Giang, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với mặt hàng thuốc lá và đường cát.

Buôn lậu thuốc lá xử lý như thế nào 2023 năm 2024
Buôn lậu đường cát và thuốc lá vẫn "nóng"

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Đặng Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng thuốc lá, đường cát vẫn còn diễn biến phức tạp, các đối tượng móc nối, cấu kết hình thành các đường dây buôn lậu, gian lận thương mại với thủ đoạn tinh vi, gây nhiều khó khăn cho các lực lượng chức năng trong việc phát hiện, xử lý vi phạm.

Theo đó, trong 8 tháng đầu năm 2023, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ trái phép thuốc lá, đường cát diễn ra ở hầu hết các tuyến, địa bàn trọng điểm các tỉnh, thành phố.

Buôn lậu thuốc lá xử lý như thế nào 2023 năm 2024
Toàn cảnh Hội nghị

Trong 8 tháng năm 2023, các lực lượng chức năng ở trung ương và các tỉnh, thành phố đã phát hiện, xử lý: Đối với mặt hàng thuốc lá: Kiểm tra, phát hiện 2.799 vụ việc vi phạm; tịch thu 3.099.309 bao thuốc lá điếu, 31.690 sản phẩm thuốc lá điện tử, 3,1 tấn nguyên liệu thuốc lá, tiêu hủy 159.697 bao thuốc lá điếu, 2.513 sản phẩm thuốc lá điện tử; xử phạt vi phạm hành chính 2.365 vụ, 510 đối tượng, tổng số tiền phạt là 20.062.000.000 đồng; xử lý hình sự 174 vụ, 189 bị can. Mặt hàng đường cát: Kiểm tra, phát hiện 661 vụ việc vi phạm; 111.994 đối tượng; tịch thu 684.492 kg đường cát, tiêu hủy 99.944 kg; xử phạt vi phạm hành chính 523 vụ, 654 đối tượng, tổng số tiền phạt là 900.755.000 đồng; xử lý hình sự 03 vụ, 03 bị can.

Tại Hội nghị đại diện các lực lượng chức năng nêu khó khăn như: Các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép mặt hàng thuốc lá, đường cát hoạt động có tổ chức chặt chẽ, trên địa bàn rộng, liên tuyến, liên tỉnh, xuyên quốc gia, thường xuyên thay đổi quy luật hoạt động, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây khó khăn trong phát hiện, bắt giữ, xử lý của lực lượng chức năng.

Hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng xã hội, chuyển phát nhanh, dịch vụ bưu chính ngày càng phát triển, trong khi đa số lực lượng thực thi nhiệm vụ chưa được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kinh nghiệm nên gặp nhiều khó khăn trong các khâu nắm tình hình, phát hiện, điều tra, xác minh, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả liên quan phương thức này.

Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; nhất là các văn bản chỉ đạo về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả mặt hàng thuốc lá, đường cát; Chủ động nắm chắc tình hình, làm tốt công tác điều tra cơ bản; nhận diện phương thức, thủ đoạn, quy luật hoạt động, đối tượng, đường dây, tuyến địa bàn trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Các lực lượng, đơn vị, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp… thường xuyên trao đổi tình hình, chia sẻ thông tin, phối hợp phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả mặt hàng thuốc lá, đường cát.... Tiếp tục rà soát, kiến nghị xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với mặt hàng thuốc lá, đường cát.