Cà phê hồ tiêu là loại cây gì năm 2024

Vụ thu hoạch trái cây hè năm nay, nhiều loại cây ăn trái như: xoài, sầu riêng, chôm chôm… bị giảm sút năng suất.

Theo Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc, vụ này năng suất sầu riêng giảm so với mọi năm.

Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Xuân Định (huyện Xuân Lộc) Đặng Thị Thúy Nga nhận xét: “Năm nay, sầu riêng của nhiều nhà vườn bị giảm năng suất do tình trạng bị khô bông hoặc rụng trái non. Nguyên nhân, cây ra bông vào cao điểm những đợt nắng nóng”.

Ngay cả những cây trồng chịu hạn tốt như điều, hồ tiêu… cũng bị ảnh hưởng nặng nề do khô hạn, nắng nóng kéo dài.

Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đang ảnh hưởng tới hầu hết các vườn cà phê tại Việt Nam. Mức nước ngầm, yếu tố quan trọng để tưới tiêu, hiện tại ở một số nơi phải khoan sâu đến 140 mét mới có thể đạt được, trong khi trước đây chỉ cần 90 mét đã có nước.

Hiệp hội cà phê – Ca cao Việt Nam dự báo sản lượng niên vụ 2024 - 2025 sẽ giảm 15%.

Theo nông dân Nguyễn Văn Thu (ở xã An Viễn, huyện Trảng Bom), vụ thu hoạch năm nay, cây điều cho năng suất thấp so với mọi năm vì thời tiết khô hạn, không có mưa trái mùa. Không chỉ giảm năng suất, do hạn hán nên chất lượng hạt điều kém, nông dân chỉ bán được 20 ngàn đồng/kg hạt, lợi nhuận thu được thấp.

Hiện nhiều nhà vườn đã cạn nguồn nước tưới khiến cây trồng bị suy kiệt. Ngay cả nhà vườn có giếng sâu, đủ nguồn nước tưới thì cây trồng vẫn bị ảnh hưởng. Mọi năm, khoảng 25 ngày sẽ tưới nước một lần, nhưng năm nay do nhiệt độ cao nên phải rút ngắn thời gian tưới nước xuống 15 ngày/lần.

Tuy được tưới nước thường xuyên hơn, đẫm nước hơn nhưng nắng gắt thiêu đốt khiến lá cây không phát triển được, thậm chí bị héo lá, khô lá. Cây bị suy kiệt, nông dân tốn chi phí tưới nước, phân bón, chăm sóc hơn nhưng dự báo năng suất cây trồng sẽ giảm.

Ông Hồ Văn Giáo, nông dân trồng tiêu ở ấp 5, xã Lâm San (huyện Cẩm Mỹ), cho hay từ tháng 9 năm ngoái, thời tiết đã bắt đầu vào mùa khô. Cao điểm nắng nóng bắt đầu từ tháng 2-2024, sớm hơn hẳn mọi năm. Giờ về Lâm San rất khó tìm được vườn tiêu nào tươi tốt, đặc biệt là khu vực ấp 5, tình trạng khô hạn còn nặng hơn các khu vực khác.

“Do nguồn nước ngầm bị giảm mạnh so với cùng kỳ mọi năm nên tôi phải cho máy bơm hoạt động liên tục. Chi phí điện tưới tăng cao hơn nhưng cây trồng vẫn bị thiếu nước” - ông Giáo cho biết.

Chuyển đổi sản xuất hữu cơ để giữ đất, giữ cây

Trong mùa khô hạn, nông dân chú trọng thực hiện đồng loạt các giải pháp trữ nước, tưới nước, chăm cây đúng cách... Ông Sú Sắng Sau, nông dân tại xã Xuân Tây (huyện Cẩm Mỹ) chia sẻ, trong vườn ông đào ao để trữ nước, đảm bảo nguồn nước tưới. Ao trữ nước ông cho lợp mái để không bị đóng rong, vừa giảm bốc hơi nước. Ông cũng đầu tư hệ thống tưới công nghệ mới với nhiều cải tiến, không chỉ đảm bảo tưới nước đẫm hết quanh gốc cây mà còn có béc tưới cao phủ từ trên ngọn cây xuống. Giải pháp này vừa giữ mát cho lá, vừa rửa được nhiều loại sâu, rầy gây hại cho cây trồng. Đặc biệt, giúp diệt trừ hiệu quả loài nhện đỏ bám trên lá gây hại cho cây trồng.

“Tôi còn ứng dụng các giải pháp sinh học và ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ chăm sóc giúp cây trồng sinh trưởng tốt hơn vào mùa khô hạn” - ông Sau nói.

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Lâm San Nguyễn Ngọc Luân nhấn mạnh, với sản xuất nông nghiệp, nguồn nước tưới rất quan trọng. Hiện nguồn nước tưới của nông dân trồng tiêu ở Lâm San và nhiều vùng lân cận rất căng thẳng vì phụ thuộc vào giếng khoan. Mùa khô hạn, nguồn nước này bị giảm sút nghiêm trọng. Giải pháp lâu dài là phải giữ được nguồn nước ngầm. Muốn giữ nước ngầm thì phải giữ được đất, vì đất với nước đi đôi với nhau. Theo ông Luân: “Một trong những giải pháp hữu hiệu là chuyển đổi sang canh tác hữu cơ để tăng độ mùn cho đất, vừa chống xói mòn, vừa giữ nước cho đất. Bên cạnh đó, về lâu dài cần đầu tư thủy lợi, ứng dụng các giải pháp tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước. Ngoài ra, phải bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm không bị ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp và công nghiệp”.

Trưởng cơ quan phụ trách phía Nam Hội Làm vườn Việt Nam Nguyễn Văn Mười gợi ý, tuần hoàn nước là giải pháp để tiết kiệm cũng như sử dụng hiệu quả tối đa nguồn nước, nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu gia tăng như hiện nay. Trong đó, phát triển kinh tế vườn - ao - chuồng theo hướng nông nghiệp tuần hoàn rất quan trọng, vì vai trò của ao hồ sẽ quay trở lại phục vụ cho chăm sóc cây trồng, trữ nước, thoát nước và có tác dụng điều hòa tiểu khí hậu trong vườn cây... Bên cạnh đó, cần hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, thuốc hóa học, khuyến khích phát triển các mô hình tái sử dụng phế, phụ phẩm trồng trọt, chất thải chăn nuôi để phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái bảo vệ môi trường.

Tại khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT có quy định về cây công nghiệp lâu năm như sau:

Cây công nghiệp lâu năm là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm được dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu.

Cà phê hồ tiêu là loại cây gì năm 2024

Cây công nghiệp lâu năm là loại cây gì? Loại cây lâu năm nào được chứng nhận quyền sở hữu? (Hình từ Internet)

Loại cây lâu năm nào được chứng nhận quyền sở hữu?

Tại Điều 4 Thông tư liên tịch 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT có quy định cụ thể loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu như sau:

Quy định cụ thể loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu
1. Loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu gồm:
a) Cây công nghiệp lâu năm;
b) Cây ăn quả lâu năm;
c) Cây dược liệu lâu năm;
d) Cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh quan lâu năm.
2. Cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu phải có các đặc tính như sau:
a) Cây gieo trồng một lần, cho thu hoạch sản phẩm (mà thân chính vẫn giữ nguyên) hoặc sử dụng làm cây lấy gỗ, cây cảnh quan, cây bóng mát, có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thanh lý trên năm (05) năm:
b) Thuộc một trong các nhóm cây sau: cây thân gỗ, cây thân bụi hoặc cây thân leo.

Như vậy, loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu bao gồm:

- Cây công nghiệp lâu năm;

- Cây ăn quả lâu năm;

- Cây dược liệu lâu năm;

- Cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh quan lâu năm.

Loại giấy tờ nào chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm?

Tại Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định các loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm bao gồm:

(1) Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng cây lâu năm phù hợp với mục đích sử dụng đất ghi trên giấy tờ đó;

(2) Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với cây lâu năm đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định;

(3) Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu cây lâu năm đã có hiệu lực pháp luật;

(4) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ quy định tại mục (1), (2), (3) thì phải được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;

(5) Đối với tổ chức trong nước thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư để trồng cây lâu năm theo quy định của pháp luật về đầu tư;

(6) Trường hợp chủ sở hữu cây lâu năm không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ theo quy định tại mục (1), (2), (3), (4) và (5), phải có văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng cây lâu năm đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu?

Tại Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân như sau: