Ca sĩ ái vân và chồng là ai?

 Nữ ca sỹ Ái Vân đã rời xa ánh đèn sân khấu nhiều năm. Mới đây, bà tái xuất trên kênh Jimmy TV. Nhiều khán giả khen bà vẫn giữ được diện mạo và phong cách trẻ trung, bất chấp tuổi tác.Trong chương trình, Ái Vân tiết lộ lý do bà để trống 7 trang sách trong cuốn hồi ký “Để gió cuốn đi” từng gây “bão” khi ra mắt tại Việt Nam gần 6 năm trước.

Nhan sắc của Ái Vân thời trẻ từng “đốn tim” bao chàng trai. Một nhà văn nổi tiếng từng xác nhận: “Thời trai trẻ tôi là fan cuồng của Ái Vân”. Bộ phim “Chị Nhung”, sản xuất năm 1970, của đạo diễn Nguyễn Đức Hinh và Đặng Nhật Minh, đã ghi lại nhan sắc xinh đẹp của Ái Vân khi chị mới chừng 16 tuổi. “Ái Vân xinh xắn xuất hiện từ đầu phim, nước da trắng ngần, chiếc răng khểnh thật duyên, mũi cao như mũi Tây và đôi mắt to tròn đen nhánh”, nhà văn là “fan cuồng” của Ái Vân viết.

Dù ghi dấu ấn với phim “Chị Nhung” nhưng Ái Vân không chọn điện ảnh làm nghiệp. Nhắc đến Ái Vân là nhắc đến sự nghiệp ca hát rực rỡ từ trong nước đến hải ngoại. Ở trong nước, chị thành công với nhiều ca khúc như “Triệu bông hồng” [nhạc Nga, lời Việt], “Trăng chiều”, “Ru con mùa đông” [Đặng Hữu Phúc]… Ở hải ngoại, Ái Vân và Evis Phương từng là một cặp ăn ý trên sân khấu qua những ca khúc: “Bài Tango cho em” [Lam Phương], “Tát nước đầu đình”…

Chị cũng tạo ấn tượng đặc biệt khi song ca với Hương Lan trong nhạc phẩm nổi tiếng “Tiếng sáo thiên thai”. Dù hoạt động nghệ thuật ở trong nước hay hải ngoại, giọng hát và nhan sắc của Ái Vân vẫn luôn được đánh giá cao. Nhiều khán giả nhất định dành tặng chị danh hiệu hoa hậu trong làng nhạc thời ấy.

Vẻ đẹp không dao kéo của Ái Vân thời xuân sắc.

Lần tái xuất này, “hoa hậu” của làng nhạc một thời đã kể lại phần đời bi đát của mình, phải chạy trốn, bỏ lại con thơ, mẹ già để tìm đường sống nơi đất khách: “Người đó có tài, rất giỏi giang, trừ mỗi điều trong tình cảm vợ chồng lúc vui không sao, những lúc không vừa ý, mình chẳng là gì cả, mình cũng chỉ như con chó, con mèo trong nhà thôi […]. Cho nên, cách tốt nhất là chia tay, nếu không cho chia tay một cách bình thường, bình yên, tốt nhất là chạy trốn. Đó là lý do tôi rời khỏi Việt Nam, giữa lúc sự nghiệp đang trên đỉnh”.

 Ái Vân tái xuất với phong cách trẻ trung ở tuổi 68. [Ảnh chụp màn hình]

Về cuốn hồi ký từng gây xôn xao ở Việt Nam những năm trước, “Để gió cuốn đi”, có 7 trang để trống, Ái Vân giải thích, nhiều người thân, bạn bè của bà đã biết quãng đời này của bà. Bà muốn giấu, muốn quên đi những năm tháng ấy, viết ra thấy đau, không thể hình dung được nó khốc liệt thế. Vì dòng đời và dòng hồi tưởng thì phải viết ra, chắc chắn độc giả cũng rất háo hức muốn biết, nhưng nếu phát hành thì sẽ làm đau lòng nhiều người liên quan.

“Cũng chẳng để làm gì, “tình ơi xin ngủ yên”, Ái Vân nói. Một lý do nữa khiến bà để trống 7 trang trong hồi ký: "Tôi còn một đứa con chung, dù cháu không đọc được nhiều tiếng Việt nhưng tôi không muốn cháu biết đến giai đoạn đó, biến cố đó”.

Nhìn lại quyết định “chạy trốn” cuộc hôn nhân địa ngục, Ái Vân vẫn cho rằng đó là quyết định đúng đắn. Bởi theo bà, nhờ tách nhau ra mà “mỗi người đều khẳng định được vị trí của mình, mỗi người đều chọn được cho mình cuộc sống tốt đẹp hơn rất nhiều, mỗi người đều có sự nghiệp riêng rất đáng để trân trọng”.

Nguồn: Tiền Phong

[PLO]- Hồi ký Để gió cuốn đi của ca sĩ Ái Vân từng gây xôn xao khi để trắng bảy trang giấy viết về người chồng thứ hai mà chị cho là quá đau đớn, tủi nhục cũng như sợ con trai mình tổn thương. 

Đó cũng là nguyên nhân khiến chị trốn chạy, rời xa Tổ quốc… Nhưng sau hồi ký, chuyện bất ngờ đã xảy ra, gió đã cuốn đi đớn đau, hận thù…


NSND Trần Bình, ca sĩ Ái Vân cùng ông xã hiện nay và ông Nguyễn Văn Phước.

Khi quyển hồi ký Để gió cuốn đi  ra mắt, dù bảy trang viết với hơn 8.000 chữ kể về người chồng thứ hai - NSND Trần Bình đã bị ca sĩ Ái Vân quyết định để trắng nhưng câu chuyện về quãng đời này của Ái Vân lại sục sôi trên báo chí lẫn bàn luận của khán giả.

Nhiều lời bàn luận kể chuyện xưa, nhiều nhân chứng trong cuộc xuất hiện và cả những nghệ sĩ cùng thời cũng nhắc nhớ giai đoạn ca sĩ Ái Vân sống đau đớn trong sự ghen tuông bạo lực của chồng cũ.

Ái Vân từng tính đến trường hợp mua vé máy bay về Pháp ngay sau khi họp báo ra mắt sách vì: "Các em không biết đâu - ông ấy dữ lắm - có thể làm bất cứ chuyện gì mà chị cũng không thể biết được”.


Vẻ đẹp của ca sĩ Ái Vân hồi trẻ.

Vậy nhưng rồi bỏ qua hết dư luận, với sự thể hiện của ca sĩ Ái Vân bằng bảy trang giấy trắng, rất bất ngờ, NSND Trần Bình đã chuyển lời thông qua First News - Trí Việt [công ty làm Để gió cuốn đi] đề nghị được tổ chức buổi gặp Ái Vân cùng “tập ba” - người chồng hiện nay của Ái Vân với tất cả bạn bè, thân hữu một thời của hai người. Bởi ông nhận thấy đây là cơ hội hiếm có để ông có thể hóa giải và bước qua vực sâu ngăn cách giữa hai người đằng đẵng suốt 25 năm qua mà trước giờ, không bên nào dám chủ động thể hiện.

Cuộc gặp đã diễn ra tại một không gian ấm cúng cạnh Hồ Gươm, có mặt những tên tuổi nghệ sĩ lớn của làng nhạc Việt như NSND Quang Thọ, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc, NSND Thái Bảo và trên 30 người là bạn bè, đồng nghiệp từng chia ngọt sẻ bùi cùng Ái Vân trong những năm tháng hoạt động tại Nhà hát Ca nhạc nhẹ Trung ương.


Theo nhiều người cùng thời, ca sĩ Ái Vân đã sống rất khốn khổ dưới sự ghen tuông đáng sợ của người chồng thứ hai.

Tại đây, NSND Trần Bình đã nhận được bó hoa từ ca sĩ Ái Vân mà mọi người gọi đây là bó hoa mang tên “tha thứ”, cũng như nhận Để gió cuốn đi từ ông Nguyễn Văn Phước - Giám đốc First News trong tiếng vỗ tay của mọi người.

Nghệ sĩ Trần Bình bộc lộ: "Thực ra khi nghe tin cuốn sách này tôi đã lén mua trước một cuốn và đọc một mạch hết cuốn sách, không ngờ cô ấy viết hay thế. Cám ơn First News - Trí Việt đã để trắng phần riêng tư giông bão của tôi và Ái Vân. Nếu tái bản cuốn sách này, xin First News hãy dành bảy trang trắng này cho tôi được bày tỏ cảm xúc của mình. Cô ấy viết tự truyện Để gió cuốn đi thì nay mai tôi sẽ viết tự truyện Để bão cuốn gió đi.  


Ái Vân thời tuổi trẻ.

Được biết sau nhiều lời mời, First News - Trí Việt và ca sĩ Ái Vân đã chọn một hãng phim để ký hợp đồng đưa cuộc đời đầy bão tố Để gió cuốn đi từ trang sách lên phim.

HÒA BÌNH

Ái Vân - Đóa hồng trong bão: 3 ông chồng tuổi Dần

Tôi tuổi Giáp Ngọ, gặp cả 3 ông chồng đều tuổi Canh Dần năm 1950, đấy là sự lạ. Dường như trời sai 2 ông chồng đầu cho tôi biết thế nào là khổ đau rồi sai ông chồng thứ ba cho tôi biết thế nào là hạnh phúc

Tôi lần lượt đi qua những mối tình hờ, tình câm, tình con nít…, kết cục chỉ để lại tiếng “linh tinh” chứ chẳng được gì. Cho đến năm 1970 hay 1971 gì đó, Hà Nội có một sự kiện văn hóa đặc biệt: Nghệ sĩ kịch câm nổi tiếng thế giới Marcel Marceau từ Pháp bay sang biểu diễn tại Nhà hát Lớn.

Tập Một

Tôi may mắn được xem chương trình của Marcel Marceau. Được chiêm ngưỡng thì đúng hơn. Chưa bao giờ xem một tác phẩm nghệ thuật mà tôi rạo rực ngây ngất đến vậy.

Từ khi ông rời Hà Nội, tôi những mong ông trở lại, nếu không thì học trò của ông, đồng nghiệp bộ môn kịch câm của ông trở lại để tôi chiêm ngưỡng lần nữa. Mơ được ước thấy, chàng Tập Một trở về.

Vào giữa năm 1976, tự nhiên Hà Nội lao xao có một anh chàng đi học Nga về, “diễn kịch câm hay lắm”. Hai tiếng kịch câm làm tôi háo hức bồn chồn. Nghe nói sẽ có một buổi báo cáo ở Nhà hát Lớn. Tôi thích lắm, phải đi xem cho bằng được.

Ái Vân và cậu con trai [với người chồng Tập Hai]. [Ảnh tư liệu của tác giả]

Giống như sau đêm diễn của Marcel Marceau, tôi cũng lặng người đi sau đêm diễn của chàng. Tôi bị chàng hớp hồn và đổ đánh rầm kể từ đêm diễn ấy, khi mà chàng chưa biết tôi là ai.

Sau đó, chàng diễn báo cáo một số nơi, trong đó có Trường Nhạc - nơi tôi đang học. Chẳng hiểu vô tình hay duyên số, chương trình ở Trường Nhạc, chàng có nguyện vọng muốn tìm một MC theo phong cách kịch câm. Được lời như cởi tấm lòng, con bé mê kịch câm thích thử nghiệm xung phong ngay.

Để ra dáng một MC kịch câm, chàng phải dạy cho tôi một vài động tác. Gặp và nói chuyện với chàng, lần đầu tiên trong đời tôi đã bị tiếng sét ái tình. Sau đó, tôi cứ lẽo đẽo theo chàng vừa làm MC vừa diễn cùng chàng. Dần dà “tình yêu nảy nở trong công tác”, tôi và chàng phải lòng nhau, đúng ra đến lúc này chàng mới phải lòng tôi.

Năm 1977, chàng đi Nga học 2 năm. Trước khi chàng đi học, hai gia đình tổ chức lễ đính hôn. Mọi người khen chúng tôi đẹp đôi nhất Hà Nội. Có ngờ đâu, chàng và nàng đang dắt nhau vào một chương đầy nước mắt.

Năm đầu yêu nhau da diết, chàng ở Nga viết thư đều đặn mỗi tháng 2 lần. Sang năm thứ hai, tự nhiên thư chàng thưa thớt một cách đặc biệt. Đùng cái, anh trai tôi học ở Kiev viết thư về kể: “Em coi chừng, nó ở bên Nga đang nợ nần lôi thôi lắm”. Hoảng hốt, tôi tìm cách kiểm chứng thông tin thì biết rằng: Sang Nga, chàng tiêu xài kinh lắm, cứ như đại gia… Viết thư cho chàng xem thế nào, 3 tháng sau không thấy hồi đáp. Khóc một trận rồi gạt nước mắt, quyết định dứt khoát phải chia tay.

Tháng 9-1979, tôi sang Nga tham gia chương trình Mùa thu vàng, dự kiến gặp chàng để nói lời chia tay. Gặp nhau, chàng cứ ngồi thuyết phục rồi nói: “Tình hình này học xong là mình cưới ngay, để lâu lời ra tiếng vào khó giữ được nhau lắm”. Con gái 25 tuổi nghe nói cưới, ai cũng mừng, tôi đồng ý liền.

Cưới nhau ngày 16-12-1979, năm 1980, ra Tết, hai đứa dọn về nhà bố mẹ chồng. Một hôm, em trai chàng về nhà khóc lóc. Các cụ lôi vào phòng tra hỏi, cậu em bảo phải đi vay tiền để trả nợ cho chàng. Tôi hoảng lên tra hỏi chàng số tiền nợ bên Nga là bao nhiêu. Chàng cứ quanh co mãi cuối cùng mới vỡ lẽ ra chàng nợ gần 2 vạn rúp. Tôi chết sững, như rơi xuống vực thẳm.

Trả nợ liên tục cho đến cuối năm 1982, tôi được mời dự Festival Dresden năm 1982 với tư cách khách mời danh dự rồi sau đó diễn vòng quanh nước Đức. Chương trình kéo dài 2 tháng, sau đó tôi được mời qua tiếp Ba Lan biểu diễn. Sau mấy tháng đi biểu diễn xa nhà, đến cuối tháng 11-1982, tôi về nước.

Về phòng hai vợ chồng, vừa mở cửa, tôi sững lại. Có gì đó rất lạnh và rất trống ập vào ngực tôi. Khoảng 10 giờ hôm sau, ba tôi và Ái Xuân đi sang. Ái Xuân vào phòng tôi thì thầm: “Có bất kỳ thứ gì đáng giá thì mang về nhà ngay lập tức. Ổng nợ khắp Hà Nội rồi chị ơi, hết một triệu bảy!”. Sét đánh ngang đầu tôi. Vàng lúc đó 1 chỉ 80 đồng, một triệu bảy nó khủng khiếp đến thế nào!

Phải li dị thôi, tôi quyết định. Theo thủ tục của tòa, chúng tôi phải gặp nhau hòa giải. Cuộc hòa giải êm thấm. Chúng tôi ngồi nói chuyện, cuối cùng chàng hiểu ra và chấp nhận. Cuộc chia tay lặng lẽ và lịch sự.

Tập Ba

… Chia tay với chàng Tập Hai, tôi mệt mỏi đến mức coi hôn nhân lần nữa là chuyện điên rồ, không bao giờ dám nghĩ tới nữa. Lúc này tôi đang ở Đức.

Tôi có cô con gái nuôi tên Hằng ở Munchen [Munich]. Năm 1989, sang Đức tập huấn vừa lúc bức tường Berlin đổ, Hằng chạy sang Tây Đức và ở Munchen luôn. Trong lúc nói chuyện với Hằng, tôi ngỏ ý muốn tập lái xe. Hằng bảo: “Con biết một chú có thể giúp được nhưng mẹ phải về Munchen”. Một lần, Hằng gọi điện và cho tôi nói chuyện trực tiếp qua điện thoại với “thầy giáo” tương lai. Hằng bảo: “Chú ấy đang buồn lắm vì vừa chia tay hôn thê”.

Khi biết tôi muốn nhờ dạy lái xe, chàng đồng ý ngay. Lần đầu gặp, thấy chàng thật hiền, ít nói. Chàng cũng đã biết tôi. Tôi chỉ biết chàng đang làm giám đốc kỹ thuật của SPEA, một hãng chuyên về IT. Cứ như vậy rồi dính nhau lúc nào không biết.

Một bữa cơm tối, khi đã đủ tin cậy và quyến luyến, được chàng hỏi han và khuyến khích, tôi đã kể về quãng đời đã qua, hoàn cảnh hiện tại, về nỗi nhớ nhà, nhớ con... Trong câu chuyện, nhiều lúc không thể nén được cảm xúc, cứ khóc.

Chàng lặng đi không nói, chỉ nhẹ nhàng áp bàn tay lên tay tôi, giọng thật ấm áp: “Đừng buồn, bây giờ em đã có anh, mình sẽ cùng chia sẻ với nhau tất cả”. Chỉ một câu ngắn ngủi thế thôi, tôi xúc động nhận ra đây chính là người mình muốn tìm. Ơn trời, lần này tôi đã không lầm.

Hôm cưới, cảm động nhất là tuy ở bên Đức có một mình nhưng cuối cùng tôi cũng có hẳn một đoàn đại diện nhà gái. Đó là chị Thúy của Trung tâm Thúy Nga với vài người bạn ở Pháp sang, vợ chồng anh Thành - Thảo ở Munchen, Giàu và Bích ở Berlin cũng về. Điều đó khiến tôi được an ủi rất nhiều.

[*] Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 5-5

Kỳ tới: Hát ở xứ người

Tập Hai

Tôi đã cố gắng viết cho xong mục này - 8.808 từ cả thảy. Câu chuyện chưa từng kể ra này cho biết lý do vì sao tôi buộc phải rời Tổ quốc năm 1990 khi đang được nhà nước có nhiều ưu ái. Nhưng vì câu chuyện quá đau đớn, khi đọc lại tôi không thể chịu nổi. Con trai tôi - nếu đọc được phần này - chắc chắn cũng sẽ không chịu nổi.

Vì thế - sau nhiều đêm suy nghĩ - tôi xin lỗi bạn đọc - cho phép tôi được xóa trắng mục này!

ÁI VÂN

Video liên quan

Chủ Đề