Ca sĩ jimmy nguyễn ở phương đông là ai?

Jimmii Nguyễn [sinh năm 1970], còn gọi là Jimmii J.C Nguyễn, là một ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Việt ở hải ngoại.

Jimmii NguyễnTên khai sinhNguyễn Thanh Dũng Ngọc LongSinh1 tháng 11, 1970 [51 tuổi]
Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòaWebsitewww.jimmiinguyen.com

Jimmii Nguyễn tên thật là Nguyễn Thanh Dũng Ngọc Long, sinh ngày 1 tháng 11 năm 1970 tại Sài Gòn, trong một gia đình có năm con trai và một con gái. Tuy vậy, cha mẹ anh lại là người gốc Huế. Chịu ảnh hưởng của cha mẹ từng là những nghệ sĩ nghiệp dư thời trẻ [cha là nhạc công guitar và mẹ là một ca sĩ], nên các anh em đều biểu lộ khả năng âm nhạc của mình.[1]

Jimmii Nguyễn bắt đầu biểu diễn khi còn rất nhỏ tuổi và nhận được những khoản thù lao là "một cái sáo tre và một ít bánh kẹo" khi mới 5 tuổi và "một chuyến đi Sở thú Sài Gòn và một vé xem bộ phim Kung Fu" vào năm 7 tuổi.

Năm lên 10 tuổi, Jimmii Nguyễn cùng cha đến định cư tại Hoa Kỳ, để lại mẹ và các em ở quê nhà. Anh lấy tên tiếng Anh của mình là Jimmii J.C Nguyễn, đặt theo tên "những con chó" của mình. Năm lớp 6, anh tham gia ban nhạc H&N [Hocka & Nguyễn], sau đó là Melody.

Khi lớn lên, Jimmii Nguyễn theo học trường Luật tại Golden Gate University of Law, thành phố San Francisco. Vào năm 1992, toàn bộ gia đình của anh được đoàn tụ. Cũng trong năm này, anh thành lập công ty thu âm và phát hành băng đĩa JC Records tại San Francisco, bang California với mục đích phát hiện, nâng đỡ và phát triển những tài năng âm nhạc trong lĩnh vực sáng tác và biểu diễn.

Năm 1993, em gái út của anh qua đời do một tai nạn ôtô vào ngày Lễ Độc lập của Mỹ. Đau đớn trước sự việc này, anh sáng tác nhạc phẩm đầu tay Mãi mãi bên em, để tưởng nhớ đến người em gái đã mất, nằm trong album đầu tay cùng tên. Album này trở thành hiện tượng vào năm 1993 và đã đưa tên tuổi Jimmii Nguyễn trở nên nổi tiếng trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại và tại Việt Nam. Anh tiếp tục phát hành nhiều album tiếp theo, bao gồm: Người con gái [năm 1994]; Một hình dung [Nguyên Từ Mỹ, năm 1995]; Tình như lá bay xa [Calvin Music, năm 1996]; Hỏi đá buồn không [đĩa đơn, năm 1996]; và Seasons of Love [Intrsumental, năm 1996].

Năm 1997, anh trở về Việt Nam biểu diễn xuyên Việt với chương trình Tuổi 20 và những Tình khúc của Jimmii Nguyễn do Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam tổ chức, với đơn vị tài trợ chính thức là Carlsberg. Kỷ niệm sự kiện này, nhà báo Lưu Trọng Văn đã đặt cho anh nghệ danh Việt Nguyễn.[2] Cũng trong năm này, Jimmii Nguyễn tiếp tục cho ra đời album mới với chủ đề Tình và Đời [cũng được phát thanh trên các sóng radio công cộng của Hoa Kỳ] và video âm nhạc Ngồi đây vẫn mong đợi. Đến thời điểm này, Jimmii Nguyễn đã sáng tác được khoảng 70 tác phẩm bằng tiếng Anh và tiếng Việt với các chủ đề: tình yêu, con người và thiên nhiên. Với khối lượng tác phẩm đồ sộ như thế, Jimmii Nguyễn đã tạo cho mình một phong cách và một vị trí đặc biệt trong cộng đồng nghệ thuật. Dòng nhạc tự sự mang màu sắc của thể loại pop, ballad cùng với chất giọng riêng đã tạo dựng thương hiệu âm nhạc của Jimmii Nguyễn.

Ngoài bộ ba ca khúc Mãi mãi bên em, Nhớ về em và Tình như lá bay xa, các album của anh cũng được nhiều người biết đến như Vĩnh biệt màu xanh [Calvin Music Entertainment, năm 1998]; Tưởng đã phôi pha [Calvin ME, năm 2000]; Còn đây nỗi nhớ [Tình Music Entertainment, năm 2001] và Best Hits of Jimmii Nguyễn [Tình Music Entertainment, năm 2002].

Năm 2003, Jimmii Nguyễn thành lập ban nhạc riêng với tên gọi Jimmii Band, mang đậm phong cách nghệ thuật Việt Nam, xuất hiện nhiều lần trên các đài phát thanh và truyền hình quốc gia của Việt Nam như sóng AM, HTV, VTV... Tiêu biểu trong giai đoạn này là các ca khúc: Nhớ mẹ Việt Nam, Nỗi niềm kẻ ở miền xa, Quê hương tôi nhớ lắm… Anh cũng cho phát hành nhiều video clip ấn tượng như Hỏi đá buồn không, Người nói, Người tình nơi chốn xa, Niềm đau chớm hạ, Tôi đã, Fantasy và Cuộc tình ở lại.

  • Mãi Mãi Bên Em [Jimmii Music, 1993]
  • Người Con Gái [Jimmii Music, 1994]
  • Một Hình Dung [Heart Productions, 1995]
  • Seasons of Love [Intrsumental, 1996]
  • Hỏi Đá Buồn Không [Đĩa đơn, 1996]
  • Tình Như Lá Bay Xa [Calvin ME, 1996]
  • Tình Và Đời [Calvin ME, 1997]
  • Tình Xưa Nghĩa Cũ [Calvin ME, 1997]
  • Vĩnh Biệt Màu Xanh [Calvin ME, 1998]
  • Tưởng Đã Phôi Pha [Calvin ME, 2000]
  • Còn Đây Nỗi Nhớ [Tình Productions, 2001]
  • The Best of Jimmii Nguyễn [Tình Productions, 2002]

Bên cạnh hoạt động âm nhạc, Jimmii Nguyễn còn tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện, thông qua tổ chức phi lợi nhuận có tên VUA [Vietnamese Unified Artists] do chính anh điều hành, trực tiếp hiến tặng rất nhiều vật phẩm-trang thiết bị y tế, tài chính cho các bệnh viện, các trại dưỡng lão và trẻ mồ côi, nhất là ở Việt Nam. Toàn bộ lợi nhuận của chuyến biểu diễn xuyên Việt nói trên cũng dành cho hoạt động này. VUA đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các cá nhân và nhiều tổ chức nhân đạo khác như: Paster Esther and Pastor Tino from Open Your Heart To Hati, Magik; Mother Wright; VUA members; sinh viên Berkley và những người hâm mộ khắp thế giới.

Năm 22 tuổi, Jimmii Nguyễn từng dự định kết hôn với một cô gái người gốc Hà Nội. Tuy nhiên, trước ngày cưới không lâu, vợ sắp cưới của anh bị cưỡng bức và giết chết với 187 vết chém trên người. Cộng với cái chết của em gái, anh bị trầm cảm nặng, phải trải qua một năm điều trị ở bệnh viện tâm thần và mất một thời gian dài sau đó để trở lại với cuộc sống bình thường.[3]

Sau khi về Việt Nam biểu diễn, từng có nhiều đồn đoán về mối quan hệ của Jimmii Nguyễn với nhiều người đẹp, trong đó có cả Hoa khôi Thể thao năm 2000 Nguyễn Hồng Hà. Tuy nhiên, nhiều thông tin truyền thông cho rằng anh và trợ lý của mình [cũng là một ca sĩ] Ngọc Phạm có mối quan hệ khăng khít và đã có chung với nhau một đứa con nhưng cho đến nay hai người vẫn không làm lễ cưới.[4] Thông tin mới nhất thì hai người sống rất hạnh phúc, và Jimmii Nguyễn có một gia đình hạnh phúc với Ngọc Phạm.[5]

  1. ^ “An Interview With JIMMII J.C. NGUYEN”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ Đừng gọi tôi là Jimmii Nguyễn[liên kết hỏng]
  3. ^ “Những người đàn bà đặc biệt trong đời ca sĩ Jimmy Nguyễn [kỳ I]”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2012.
  4. ^ “Người đàn bà không danh phận của Jimmi Nguyễn - VTC News”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2013.
  5. ^ Jimmii Nguyễn - Ngọc Phạm không còn trói buộc nhau

  • "Có đấu đá thế mới vui", bài viết về Jimmii Nguyễn by petrotimes.vn
  • "Jimmii Nguyễn diễn tình tứ với bạn gái" Lưu trữ 2010-05-04 tại Wayback Machine, bài viết tại Ngoisao.net
  • "Bài phỏng vấn Jimmii Nguyễn" tại Giadinh.net.vn
  • "Jimmii Nguyễn lần đầu tiên ra album tại VN", bài viết tại vnexpress.net tháng 5 năm 2008
  • "Đàm Vĩnh Hưng hóa quỷ dự tiệc của ca nhạc sĩ Jimmii Nguyễn" Lưu trữ 2010-05-26 tại Wayback Machine - 2sao.vietnamnet.vn
  • "Tình yêu giúp tôi đi tiếp" Lưu trữ 2009-12-19 tại Wayback Machine, bài phỏng vấn Jimmii Nguyen tại ngoisao.net

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Jimmii_Nguyễn&oldid=68106966”

Thứ ba, 02/06/2020 - 09:35 AM

Nhạc sĩ kiêm ca sĩ Jimmy Nguyễn. Ảnh: NVCC.

Ở tuổi 50, xem như Jimmy Nguyễn có được một cuộc “tri thiên mệnh” qua hành trình sáng tác và biểu diễn. Jimmy Nguyễn không đột phá gì về nghệ thuật, nhưng cũng tạo ra được một kênh thẩm mỹ riêng để được công chúng đón nhận.

Tên tuổi Jimmy Nguyễn không xa lạ với người yêu nhạc. Ca khúc của Jimmy Nguyễn vẫn được hát thầm thì trên môi nhiều thế hệ.

Tuy nhiên, vị trí Jimmy Nguyễn trong đời sống nghệ thuật vẫn cứ hư hư thực thực. Có thể vì Jimmy Nguyễn không mấy mặn mà với chốn thị phi show biz, mà cũng có thể vì Jimmy Nguyễn không theo đuổi cá tính sáng tạo rõ ràng.

Tác phẩm Jimmy Nguyễn trôi nổi trên mạng và trong các sản phẩm băng đĩa, cũng rất khó đoán định chính xác về bản quyền.

Jimmy Nguyễn nên được gọi là ca sĩ hay nhạc sĩ? Nếu là ca sĩ thì chất giọng của Jimmy Nguyễn trên sân khấu chuyên nghiệp, không thể xưng tụng xuất sắc. Nếu là nhạc sĩ thì ca khúc của Jimmy Nguyễn lại rất ít được giới biểu diễn ưa chuộng.

Khi và chỉ khi, Jimmy Nguyễn tự hát các ca khúc của mình thì mới tạo được dấu ấn nhất định. Thực tế, Jimmy Nguyễn chưa từng chứng minh bản lĩnh ca hát với nhạc phẩm của người khác, Anh chỉ hát ca khúc của mình, với sự mê đắm và sự tôn thờ bản thân.

Jimmy Nguyễn tên thật Nguyễn Thanh Dũng Ngọc Long, sinh năm 1970 tại Sài Gòn. Cha là nhạc công, mẹ là ca sĩ, nên Jimmy Nguyễn cũng có sẵn năng khiếu âm nhạc.

Từ năm 10 tuổi, Jimmy Nguyễn định cư tại Mỹ và theo học ngành luật. Tuổi đôi mươi, Jimmy Nguyễn có thu nhập ổn định và có cuộc sống khá êm ấm với vị hôn thê là một người mẫu quê gốc Hà Nội.

Thế nhưng, một biến cố xảy ra, vị hôn thê của Jimmy Nguyễn đã trở thành nạn nhân một vụ án mạng thê lương. Cú sốc ấy quá khủng khiếp đối với Jimmy Nguyễn. Anh mang tro cốt của vị hôn thê về chùa Quán Sứ, và bắt đầu vùi mình vào những ủ dột hoang mang đến mức phải chấp nhận điều trị tâm lý.

Cũng may, trong chới với tuyệt vọng thì Jimmy Nguyễn đã tìm được cứu cánh trong âm nhạc. Ca khúc đầu tay “Tình như lá bay xa” viết năm 1992 được vụt thoát từ phiền lụy: “Chiều nay ta bơ vơ trên cát dài hoang vắng/ Xót thương cho cuộc tình tan/ Nhìn sóng vỗ miên mang/ Thương cho đời cay đắng/ Người yêu hỡi có biết hay chăng/ Tình yêu ta như muôn vàn giấc mơ mỏng manh/ Với những ước mơ cho đêm về ta vẫn còn mãi bên nhau”.

Công việc viết ca khúc không chỉ giúp Jimmy Nguyễn thoát khỏi trầm cảm mà còn cho anh cơ hội chia sẻ với công chúng. Album “Mãi mãi bên em” ra đời năm 1993 đã đưa Jimmy Nguyễn lên thành một hiện tượng âm nhạc hải ngoại.

Năm 1994, ca khúc “Mãi mãi bên em” của Jimmy Nguyễn được đề cử giải Grammy. Tuy không được vinh danh, nhưng ca khúc “Mãi mãi bên em” cũng xem như thương hiệu của Jimmy Nguyễn: “Tìm được gì khi ta đã mất, dĩ vãng bay xa tầm tay/ Và một người ra đi cuối trời/ Cho một người ngồi đây nhớ thương/ Khi bên nhau sợ câu giã từ/ Sợ một ngày ta sẽ mất nhau/ Mà cuộc đời làm sao ta đoán được/ Nhắm mắt xuôi tay tình xa”.

Vì sao Jimmy Nguyễn bùng lên như một hiện tượng âm nhạc nửa đầu thập niên 90 của thế kỷ trước? Rất đơn giản, vì một cơ duyên đặc biệt là lúc ấy giới trẻ Việt Nam ở trong nước lẫn hải ngoại đều thích thú với nhạc Hoa lời Việt.

Các bài hát Jimmy Nguyễn thể hiện đều na ná Tứ Đại Thiên Vương của Hồng Kong lúc ấy là Trương Học Hữu, Lê Minh, Lưu Đức Hoa và Quách Phú Thành, nên nhanh chóng nhận được sự đồng cảm từ đám đông. Thậm chí, không ít ca khúc của Jimmy Nguyễn y hệt bản sao từ Tứ Đại Thiên Vương.

Jimmy Nguyễn và Ngọc Phạm trên sân khấu.

Giới nhạc sĩ dĩ nhiên không đánh giá cao các sáng tác của Jimmy Nguyễn. Thế nhưng, Jimmy Nguyễn hình như cũng không có ý định thiết lập phong cách độc đáo nên cũng không đính chính mà cũng không phân bua về những ca khúc hơi giống nhạc Hoa lời Việt.

Cần nói thêm, lúc ấy vấn đề bản quyền cũng chưa đặt ra nghiêm túc như hiện nay, và cũng chưa có internet để công chúng dễ dàng kiểm chứng về mức độ mô phỏng.

Vì vậy, Jimmy Nguyễn vẫn hồn nhiên với sự chinh phục khán giả theo kiểu của anh. Người ta đồng cảm với Jimmy Nguyễn khi “Nhớ về em” tha thiết: “Nhớ về em, nhớ những lúc cô đơn trở về/ Nhớ về em, nhớ ánh mắt môi cười thơ ngây”.

Người ta chia sẻ với Jimmy Nguyễn khi “Chiều nghe biển khóc” âm thầm: “Cho tôi xin cơn sóng chỉ xô bờ/ Đừng quay ra khơi cho tình phải bơ vơ/ Cho tôi xin cơn gió hãy ru hời/ Đại dương trong tim tôi đừng khóc/ Cho tôi xin em vẫn đứng bên đời/ Để cho con tim tôi còn mãi chơi vơi/ Cho tôi xin em tóc xõa trong chiều/ Biển xanh muôn đời đẹp mãi”.

Người ta cũng phấn khích với Jimmy Nguyễn khi tán tỉnh “16 mắt nai” nhí nhảnh: “Này cô bé có cặp mắt nai vàng/ Này cô bé và mái tóc thề, bàn tay thon từng ngón nõn nà/ Tôi lâng lâng ngây ngất chơi vơi khi nhìn em”.

Nói chung, ca khúc của Jimmy Nguyễn quyến rũ vì được hát theo kiểu riêng Jimmy Nguyễn. Chứ giai điệu thì không có gì đáng chú ý, còn ca từ thì hơi sến súa.

Trong hàng trăm ca khúc của Jimmy Nguyễn, thì bài hát mang chất Jimmy Nguyễn rõ nhất và cũng ít ảnh hưởng nhạc Hoa nhất, có lẽ là “Hoa bằng lăng” vừa có nét lý sự vừa có nét bi lụy: “Nhà bên đang đón dâu rộn tiếng cười vui/ Tôi làm thân khách đến chúc phúc mà thôi/ Quà tôi mang đến trao chỉ mỗi hoa bằng lăng/ Bởi mình nghèo nên chỉ đứng nép ngoài sân/ Ôi tình xưa đã phai, nay bàn tay nàng đan với ai/ Em giờ đây nỡ quên mối tình thơ ấu/ Thôi đành mang đớn đau cho người vui trọn đến kiếp sau/ Riêng mình tôi ôm lấy ngàn nỗi đau”.

Năm 1997, Jimmy Nguyễn về nước biểu diễn vài lần, rồi quyết định hồi hương. Anh sống ở Sài Gòn, vẫn sáng tác, vẫn ca hát, vẫn nổi tiếng nhưng không phải ngôi sao thượng thặng.

Khách quan mà đánh giá, lối trình diễn của Jimmy Nguyễn không còn phù hợp với thị trường âm nhạc bây giờ. Công chúng của Jimmy Nguyễn chủ yếu là độ tuổi trung niên, nghe lại dòng nhạc từng quen thuộc thuở mộng mơ mà thôi.

Phần lớn ca khúc của Jimmy Nguyễn được viết từ nỗi nhớ thương vị hôn thê bạc mệnh. Thật kỳ duyên, một cô ca sĩ gốc Hải Phòng là Ngọc Phạm đã thấu hiểu được góc khuất tâm hồn Jimmy Nguyễn và tình nguyện gắn bó cuộc đời với anh.

Ca sĩ Ngọc Phạm tiết lộ: “Tôi yêu thầm ảnh từ năm 13 tuổi khi nghe ảnh hát "Mãi mãi bên em". Tới năm 19 tuổi gặp nhau là quyết định mãi mãi với ảnh luôn”. Không chỉ chăm sóc Jimmy Nguyễn miếng ăn giấc ngủ, ca sĩ Ngọc Phạm còn sinh cho Jimmy Nguyễn cả thảy ba đứa con.

Còn Jimmy Nguyễn thường xuyên đánh đu với mấy anh tri thức nhàn rỗi nên cũng thích lối phát ngôn à ơi chiêm nghiệm khi thổ lộ về người phụ nữ bên cạnh mình: “Tôi từng nói với Ngọc Phạm: Anh là cây xương rồng bị gãy gần hết gai rồi. Nếu cắt những cái gai còn lại, anh sẽ thành quả dưa chuột, không còn là anh nữa".

Gia đình nhỏ của Jimmy Nguyễn - Ngọc Phạm.

Jimmy Nguyễn cho biết thần tượng của anh là ca nhạc sĩ Nhật Bản - Kazumasa Odai. Và Jimmy Nguyễn ở tuổi 50 vẫn tiếp tục cuộc chơi âm nhạc đầy hào hứng và cũng đầy tự chủ: “Với tôi, âm nhạc đến từ nỗi đau rồi hóa thành nhân duyên và một khi nó là nhân duyên, mình có tính cũng không bằng trời tính. Những sự việc xảy ra đã làm tôi mất khá nhiều thời gian và tiền bạc, tuy nhiên tôi vẫn chưa bao giờ bỏ cuộc. 

Từ xưa đến nay, tôi chưa bao giờ lấy được một xu từ băng đĩa của tôi bày bán ngoài thị trường nên tôi không bao giờ hoàn thành bằng mọi giá để cho biết mình đang có mặt. Tôi chỉ phải hứa với lòng mình một ngày gần nhất sẽ quay lại ca hát để bày tỏ lòng biết ơn đến khán giả. 

Thật ra, từ xưa đến nay tôi chưa bao giờ có hoặc đạt được cái thời hoàng kim. Với tôi, nó chỉ là chút hào quang nào đấy lóe lên rồi chợt tắt”.

Video liên quan

Chủ Đề