Ca sĩ xuất thân từ cẩm phả là ai?

73 tuổi đời và 52 năm ca hát liên tục, NSND Quang Thọ chính là một cây đại thụ của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc đời ông như bao người khác cũng có những biến cố về sức khỏe do tuổi tác chi phối. “Một cơn tai biến nhẹ đã xảy ra với tôi vào sáng sớm đầu tháng 11/2020 sau buổi biểu diễn ở một địa phương. Với sự nỗ lực của bản thân, cùng sự chăm sóc tận tình của các thiên thần áo trắng tại bệnh viện Bạch Mai, cộng với sự động viên khích lệ của gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, khán giả yêu quý nên tôi dần trở lại trạng thái bình thường”, NSND Quang Thọ chia sẻ sau lần thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

NSND Quang Thọ

NSND Quang Thọ chia sẻ, ông sinh ra ở Quảng Ninh trong gia đình có 8 anh chị em: “Ông bà tôi ra Quảng Ninh làm trong khu mỏ, bố tôi là công nhân điện của Nhà máy cơ khí Cẩm Phả. Nhà tôi có 8 anh em, tôi làm thợ điện ở mỏ lộ thiên, nhiệm vụ là sửa chữa những máy xúc cỡ lớn. 3 em trai của tôi cũng theo tôi làm công nhân mỏ than và em gái thứ 4 cũng làm công nhân Nhà máy cơ khí Cẩm Phả”, NSND Quang Thọ cho biết.

Được nhận vào làm thợ điện, Quang Thọ được tuyển ngay vào đội văn nghệ của mỏ than Cọc 6. Ông cho rằng có được vinh dự này vì từ hồi học lớp 8 đã là quản ca của Trường cấp 3 Cẩm Phả. Đầu năm 1971, Quang Thọ được cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh cử vào đội văn công xung kích của tỉnh phục vụ chiến trường miền Nam, cụ thể là đường Trường Sơn. Vào đến Tây Ninh, Quang Thọ đi hát cho bộ đội tình nguyện của ta ở Campuchia. Đó là ngã rẽ thứ hai của ông trong cuộc đời. “Lúc đó, tiếng hát của tôi là tiếng hát của một người lính”, NSND Quang Thọ chia sẻ.

Nhớ về khoảng thời gian 7 năm làm việc tại mỏ than ở Quảng Ninh, NSND Quang Thọ không khỏi xúc động. Ngay từ đầu khi vào làm việc ở mỏ, ông đã cùng khoảng 10 anh chị em đứng trên cái xe thùng, đường thì dốc, xóc… nhưng vẫn đi đến tất cả các mỏ than từ Mông Dương đến Uông Bí, kể cả ngày lẫn đêm cứ vừa đi vừa hát. Dù đến các mỏ chỉ hát vài bài, 11 show/ngày từ sáng đến khoảng 10 giờ tối thì Quang Thọ vẫn hát tốt.

NSND Quang Thọ chính là người thể hiện thành công ca khúc “Tôi là người thợ lò”. Về ca khúc này, NSND Quang Thọ thán phục trí tuệ, sự tưởng tượng phong phú của nhạc sĩ Hoàng Vân. Chẳng hạn như câu: “Mỗi khi lò thủng đón cơn gió nồm nam mát rượi”. Bởi khi đào lò thì có hai nhóm cùng đào rồi gặp nhau tại một điểm, giờ phút thiêng liêng nhất của người thợ lò đó là khi lò thủng. Đúng là không có một cơn gió nào, không có một điều hòa nào tả được cái sự mát rượi trong lòng người thợ lò.

Cuối năm 1972 ông trở ra miền Bắc và đi học ở Trường Âm nhạc Việt Nam [nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia]. Sau khi tốt nghiệp, ông trở thành nghệ sĩ đơn ca của Nhà hát Ca múa Nhạc Việt Nam. Với kinh nghiệm thực tiễn và năng khiếu thanh nhạc, năm 1987, ông trở thành giảng viên khoa Thanh nhạc của Nhạc viện Hà Nội, đồng thời đảm nhiệm chức trưởng khoa từ năm 2000-2008.

NSND Quang Thọ là một giọng ca xuất sắc, một trong những ca sĩ hát opera hàng đầu của Việt Nam. Tên tuổi của NSND Quang Thọ gắn liền với hàng loạt tác phẩm kinh điển như Sông Lô [Văn Cao], Hướng về Hà Nội [Hoàng Dương], Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam [Chu Minh], Hà Nội niềm tin và hy vọng [Phan Nhân], Sơn nữ ca [Trần Hoàn], Biệt ly [Dzoãn Mẫn], Tình ca [Hoàng Việt], Lá đỏ [Hoàng Hiệp]... Năm 1993 ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú và năm 2001 - Nghệ sĩ nhân dân.

Đã qua cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, tuy nhiên NSND Quang Thọ vẫn cho thấy sự trẻ trung, đầy lòng nhiệt huyết và tình yêu lớn với âm nhạc. Trong nhiều sự kiện, chương trình trên sóng truyền hình... khán giả vẫn thấy NSND Quang Thọ đứng trên sân khấu thể hiện các bản nhạc cách mạng. Chỉ cần giọng hát ông cất lên, khán giả đã say đắm vì không hòa lẫn với bất cứ ai. NSND Quang Thọ chia sẻ, ông hát để giữ lửa nghề, thỏa mãn đam mê. Qua mỗi buổi biểu diễn, tình yêu âm nhạc trong ông được thăng hoa nhờ những tràng vỗ tay của khán giả.

Trở về sau tai biến, NSND Quang Thọ cho biết ông vẫn đang bận rộn với sự nghiệp ca hát và dạy hát của mình. Tuy đã nghỉ quản lý từ năm 2008 nhưng từ đó đến nay, NSND vẫn tham gia giảng dạy tại Khoa Thanh nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, trường Sư phạm Nghệ thuật Trung ương và các trung tâm nghệ thuật khác để đào tạo các ca sĩ, nghệ sĩ tương lai. “Ngoài ra, tôi đang soạn một số giáo trình cho Khoa Thanh nhạc - Học viên Âm nhạc Quốc gia Việt Nam”, NSND Quang Thọ cho biết.

Và ít ai biết, nhờ ông mà đã có rất nhiều thế hệ học trò trưởng thành và trở thành những ca sĩ có tiếng trong làng âm nhạc từ sự dìu dắt của ông như ca sĩ Hoàng Thái, Tùng Dương, Khánh Linh, NSƯT Đức Long, NSƯT Việt Hoàn, Trọng Tấn, Đăng Dương… Đối với các học trò của NSND Quang Thọ, họ xem ông là một người thầy lớn và tận tụy, luôn sẵn lòng làm tất cả để học trò bay cao và vươn xa.

Sinh ra ở Quảng Ninh trong gia đình có 8 anh chị em và tài năng âm nhạc được phát lộ từ những năm tháng đất nước còn chiến tranh, đến nay NSND Quang Thọ đã gắn bó với âm nhạc hơn nửa thế kỷ. Trong chương trình “Tiếng còi tầm”, NSND Quang Thọ chia sẻ với khán giả cả nước: “Ông bà tôi ra Quảng Ninh làm trong khu mỏ, bố tôi là công nhân điện của Nhà máy cơ khí Cẩm Phả. Nhà tôi có 8 anh em, tôi làm thợ điện ở mỏ lộ thiên, nhiệm vụ là sửa chữa những máy xúc cỡ lớn. 3 em trai của tôi cũng theo tôi làm công nhân mỏ than và em gái thứ 4 cũng làm công nhân Nhà máy cơ khí Cẩm Phả”.

NSND Quang Thọ là một giọng ca xuất sắc, một trong những ca sĩ hát opera hàng đầu của Việt Nam. Tên tuổi của NSND Quang Thọ gắn liền với hàng loạt tác phẩm kinh điển như Sông Lô [Văn Cao], Hướng về Hà Nội [Hoàng Dương], Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam [Chu Minh], Hà Nội niềm tin và hy vọng [Phan Nhân], Tôi là người thợ lò [Hoàng Vân], Sơn nữ ca [Trần Hoàn], Biệt ly [Dzoãn Mẫn], Tình ca [Hoàng Việt], Lá đỏ [Hoàng Hiệp]... Năm 1993 ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú và năm 2001 - Nghệ sĩ Nhân dân.

NSND Quang Thọ chia sẻ với khán giả về những ngày tháng khó quên khi làm thợ điện ở mỏ than Quảng Ninh 

Được nhận vào làm thợ điện, Quang Thọ được tuyển ngay vào đội văn nghệ của mỏ than Cọc 6. Ông cho rằng có được vinh dự này vì từ hồi học lớp 8 đã là quản ca của Trường cấp 3 Cẩm Phả. Bằng tiếng hát của mình, ông đã phục vụ những người công nhân, nhân dân vùng mỏ Quảng Ninh.

Đầu năm 1971, Quang Thọ được cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh cử vào đội văn công xung kích của tỉnh phục vụ chiến trường miền Nam, cụ thể là đường Trường Sơn. Vào đến Tây Ninh, NSND Quang Thọ đi hát cho bộ đội tình nguyện của ta ở Campuchia. Đó là ngã rẽ thứ hai của ông trong cuộc đời. “Lúc đó, tiếng hát của tôi là tiếng hát của một người lính” – NSND Quang Thọ chia sẻ. Cuối năm 1972 thì tôi trở ra miền Bắc và đi học ở trường nhạc. Theo đó, Quang Thọ được đào tạo tại Trường Âm nhạc Việt Nam [nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia]. Sau khi tốt nghiệp, ông trở thành nghệ sĩ đơn ca của Nhà hát Ca múa Nhạc Việt Nam. Với kinh nghiệm thực tiễn và năng khiếu thanh nhạc, năm 1987, ông trở thành giảng viên khoa Thanh nhạc của Nhạc viện Hà Nội, đồng thời đảm nhiệm chức trưởng khoa từ năm 2000-2008.

NSND Quang Thọ thể hiện ca khúc “Tôi là người thợ lò” trong Quán thanh xuân tháng 4/2021

Nhớ về khoảng thời gian 7 năm làm việc tại mỏ than ở Quảng Ninh, NSND Quang Thọ không khỏi xúc động. Ông cho biết, khi làm thợ lò thì sợ nhất là trời mưa bão. “Tôi nhớ có một buổi trưa đang trực thì mưa đổ xối xả, sấm chớp ầm ầm nhưng vẫn phải trèo lên trên vì không lên kéo được điện thì nó sẽ nhấn chìm cái máy xúc khi ấy là tiền tấn. Tôi cẩn thận lấy cái kìm gõ gõ vào dây điện, yên tâm thì tôi móc dây an toàn vào cột điện để gỡ mối dây. Đang gỡ thì tôi thấy trên đồi nhoằng một cái [sét đánh] thì tôi buông hai tay ra, nhưng không kịp và tôi rơi xuống ngay. Rất may tôi đeo dây an toàn và treo lơ lửng rồi không biết gì nữa. Sau đó mọi người lên đỡ tôi xuống và mang đi bệnh xá của mỏ để cấp cứu” – người thợ điện của mỏ than ở Quảng Ninh ngày nào hồi tưởng.

Cũng trong ký ức của NSND Quang Thọ, cuộc đời làm thợ mỏ của ông gắn với ca hát. Ngay từ đầu khi vào làm việc ở mỏ, ông đã cùng khoảng 10 anh chị em đứng trên cái xe thùng, đường thì dốc, xóc…nhưng vẫn đi đến tất cả các mỏ than từ Mông Dương đến Uông Bí, kể cả ngày lẫn đêm cứ vừa đi vừa hát. Dù đến các mỏ chỉ hát vài bài, 11 show/ngày từ sáng đến khoảng 10 giờ tối thì Quang Thọ vẫn hát tốt.

Cũng trong "Tiếng còi tầm", NSND Quang Thọ đã cất giọng và thể hiện ca khúc “Tôi là người thợ lò” gắn liền với tên tuổi và nghiệp cầm ca, nghiệp đầu đời của mình. Về ca khúc này, NSND Quang Thọ thán phục trí tuệ, sự tưởng tượng phong phú của nhạc sĩ Hoàng Vân. Chả hạn như câu : “Mỗi khi lò thủng đón cơn gió nồm nam mát rượi”. Bởi khi đào lò thì có hai nhóm cùng đào rồi gặp nhau tại một điểm, giờ phút thiêng liêng nhất của người thợ lò đó là khi lò thủng. Đúng là không có một cơn gió nào, không có một điều hòa nào tả được cái sự mát rượi trong lòng người thợ lò.

“7 năm làm ở mỏ thì tôi đã hưởng lương bậc 4/7, thời ấy tiền lương khoảng 52 đồng. Tôi không phải một công nhân bình thường, mà tôi là ca sĩ công nhân” – NSND Quang Thọ chia sẻ với khán giả Quán thanh xuân tháng 4/2021.

Xem thêm: NSND Quang Thọ - người truyền lửa âm nhạc


Thanh Hóa đang là cái nôi của nhiều tài năng âm nhạc. Ở họ, cùng có điểm chung đó chính là sức trẻ, chiến thắng bằng những nỗ lực và sự phấn đấu không ngừng.

1. Trọng Tấn

Ca sĩ Trọng Tấn sinh năm 1976, từng là giảng viên Học viện âm nhạc Quốc gia. Có thể nói Trọng Tấn là người có lập trường và quyết đoán, không chiều theo thị hiếu ca nhạc thị trường, nam ca sĩ luôn chọn những ca khúc cách mạng, của những nhạc sĩ như Huy Du, Hoàng Việt, Thái Cơ, Phan Huỳnh Điểu,... để hát.

Không những thế, những bản tình ca lãng mạn về tình yêu mà một số nhạc sĩ đã “rút ruột nhả tơ cho đời" cũng được anh lặng lẽ đón nhận và chuyển tải nó một cách cảm động đến với công chúng yêu nhạc.

Ca sĩ Trọng Tấn.

Trọng Tấn hiện đang là một trong những giọng ca được mọi thế hệ, tầng lớp khán giả yêu mến và trở nên vô cùng thân quen với khán giả khắp các vùng, miền đất nước, không chỉ bởi giọng hát mà còn cả sự đức độ, khiêm tốn, lòng đam mê với âm nhạc và ca hát của anh.

2. Anh Thơ

Ca sĩ Anh Thơ sinh năm 1976 tại Quảng Xương, Thanh Hóa, là nữ ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc thính phòng và Cách mạng Việt Nam. Hiện nay, cô đang đảm nhiệm vai trò giảng viên thanh nhạc tại Học viện âm nhạc Quốc gia.

Anh Thơ đã giành các giải thưởng lớn của âm nhạc như: Giải Nhất Tiếng hát Truyền hình Hà Nội 1998, Giải Ba Liên hoan Tiếng hát truyền hình toàn quốc 1999, Giải Nhì nhạc thính phòng toàn quốc 2000, Giải Nhất giọng ca Sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam 2001.

Ca sĩ Anh Thơ.

Sở hữu một chất giọng nữ cao, trong sáng, tinh tế, dạt dào cảm xúc, nhắc đến Anh Thơ, khán giả nhắc đến: Xa khơi, Tình ta biển bạc đồng xanh, Khúc hát sông quê, Người con gái sông La, Dòng sông quê em, dòng sông quê anh...

3. Phương Thanh

Ca sĩ Phương Thanh được khán giả gọi thân mật là chị "Chanh”. Từ khi phát triển hoạt động nghệ thuật Phương Thanh chuyển vào TP.HCM sinh sống.

Là một ca sĩ có chất giọng khàn đặc biệt, Phương Thanh cùng Thanh Thảo, Lam Trường đã làm khuấy đảo khán giả trẻ từ những năm 1997 đến đầu 2000. Nhắc đến "Chanh" là nhắc đến: Giã từ dĩ vãng, Một thời đã xa, Lang thang...

Ca sĩ Phương Thanh.

Hiện nay, không chỉ ca hát Phương Thanh còn lấn sân sang điện ảnh. Khi những giải trưởng chuyên môn âm nhạc không có duyên với Thanh thì điện ảnh lại mang đến giải Cánh diều vàng hạng mục Diễn viên phụ xuất sắc tại LHP Việt Nam lần thứ 17.

Các bộ phim Phương Thanh đã tham gia như: Vừa đi vừa khóc, Đẻ mướn, Khi đàn ông có bầu, Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Nụ hôn thần chết, Đẹp từng centimet, Giải cứu thần chết, Hot boy nổi loạn.

4. Phương Linh

Phương Linh xuất thân trong một gia đình có nguồn gốc nghệ thuật, bố và mẹ cô là diễn viên của Nhà hát Ca - Múa - Kịch Lam Sơn của tỉnh Thanh Hóa. Cô sinh ra ở Thanh Hóa, sau đó Phương Linh và gia đình đã chuyển lên Hà Nội để học tập và sinh sống.

Từng đạt giải Á quân Sao Mai năm 2005 và là gương mặt ấn tượng tại Sao Mai điểm hẹn năm 2006. Phương Linh chính thức chiếm một vị trí quan trọng trong thị trường nhạc trẻ khi cùng Hà Anh Tuấn ra mắt album Ngày hát đôi rất ấn tượng.

Ca sĩ Phương Linh.

Sống khá khép kín nên con đường đến với nghệ thuật của Phương Linh không mạnh bạo, quyết liệt như nhiều ca sĩ cùng thời điểm. Cô bình thản và từ tốn, không thường xuyên xuất hiện trên báo chí, không chiêu trò.

Sở hữu gương mặt khả ái và giọng hát mượt mà tràn đầy cảm xúc, Phương Linh đã chiếm chọn tình cảm của công chúng yêu nhạc.

5. Lê Anh Dũng

Lê Anh Dũng là thành viên của nhóm nhạc đầu tiên tại Việt Nam - Chìa khóa vàng. Anh tham dự Sao Mai 2007, giành 2 giải thưởng lớn là Giải nhất phong cách thính phòng và ca sĩ được yêu thích nhất do khán giả bình chọn.

Ca sĩ Lê Anh Dũng.

Lê Anh Dũng là tấm gương tiêu biểu của người nghệ sĩ vừa hát vừa học, với 10 năm được đào tạo chuyên môn bài bản, giải Nhất Cuộc thi Giọng hát Hà Nội, Huy chương Bạc Hội diễn Nghệ thuật Chuyên nghiệp toàn quốc.

Hiện nay anh đảm nhiệm vai trò giảng viên tại Học viện âm nhạc Quốc gia và giám khảo các cuộc thi chuyên môn như Sao Mai 2013.

6. Nhật Kim Anh

Nhật Kim Anh khởi nghiệp là ca sĩ với album Chuyện tình Ka. Sau đó, cô lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh và rất thành công. Nói về âm nhạc, Nhật Kim Anh cũng được đông đảo khán giả yêu mến qua các bài hát như: Lâu đài cát, Mưa đã tạnh, Món quà cuối, Đoạn đường vắng...

Ca sĩ Nhật Kim Anh.

Các giải thưởng Nhật Kim Anh đã đạt được như Nữ diễn viên xuất sắc tại LHP Quốc tế Việt Nam lần thứ nhất cho vai Cầm trong phim Long thành cầm giả ca; Nữ diễn viên phim truyền hình [điện ảnh] được yêu thích nhất ở giải Mai vàng 2011 với vai Hà Linh trong phim Gieo gió; Nữ diễn viên chính được yêu thích nhất tại HTV Awards 2012 cũng với vai diễn trong phim Gieo gió.

7. Quang Anh

Nổi danh từ khi tham gia và đoạt giải Quán quân của chương trình truyền hình thực tế Giọng hát Việt nhí năm 2013, Quang Anh bắt đầu tham gia các hoạt động âm nhạc. Nhưng không tận dụng sức nóng để tham gia showbiz, thay vào đó, ca sĩ nhí đến từ Thanh Hoá hạn chế đi diễn và tập trung dành thời gian cho học tập.

Hiện tại, Quang Anh đang theo học khoa Jazz của Học viện Âm nhạc Quốc gia. Gout thời trang của ca sĩ nhí này ngày càng sành điệu và chất hơn.

Ca sĩ nhí Quang Anh "lột xác" sau 6 năm đăng quang.

8. Trần Hữu Kiên

Mùa thứ 2 của Vietnam’s Got Talent chứng kiến “hiện tượng” Trần Hữu Kiên - một giọng ca không chuyên nhưng gây ấn tượng sâu sắc.

Chàng luật sư tập sự sở hữu khả năng khá đặc biệt với chất giọng opera cao hiếm có, không hề thua kém so với những ca sĩ được đào tạo bài bản. Và từ vòng tuyển sinh cho đến tận đêm chung kết, Hữu Kiên đã khiến khán giả, ban giám khảo phải “tâm phục khẩu phục” anh.

Ca sĩ Trần Hữu Kiên.

Sau chiến thắng vinh quang, chàng trai sinh năm 1986 chia sẻ rằng anh không bao giờ nghĩ mình sẽ chiến thắng và cảm thấy vô cùng phấn khích. Anh tâm sự rằng từ chỗ đi thi cho vui và chiến thắng này thực sự là một bước ngoặt lớn.

9. Trần Hữu Tuấn

Trần Hữu Tuấn được khán giả yêu nhạc biết đến từ các đêm thi của cuộc thi Sao Mai 2015. Anh luôn ghi điểm với ban giám khảo và khán giả bằng sự thông minh, trong cách chọn bài và một giương mặt sáng sân khấu.

Năm 2016, ghi danh tại cuộc thi Tuyệt đỉnh song ca, với chất giọng ngọt ngào mang đậm âm hưởng dân ca trữ tình cùng sự hòa quyện trong trình diễn, Trần Hữu Tuấn đã tạo được sức hút đặc biệt với công chúng.

Ca sĩ Trần Hữu Tuấn.

Dù bố mẹ thuần nông, nhưng cả gia đình Tuấn đều có năng khiếu thổi sáo. Ít người biết rằng người anh trai của Tuấn chính là luật sư Trần Hữu Kiên, người sở hữu giọng opera đáng kinh ngạc đã đăng quang quán quân cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam năm 2013.

Trong khi anh trai Hữu Kiên quyết định vào Nam lập nghiệp còn Tuấn theo đuổi dòng nhạc Dân gian, học Thanh nhạc tại Học viện âm nhạc Quốc gia.

10. Lê Huệ Thương

Bước ra từ cuộc thi Vietnam Idol 2012, Lê Huệ Thương được khán giả yêu mến bởi ngoại hình đẹp; giọng hát nội lực, trầm ấm, sang trọng.

“Đầu quân” vào Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam, Huệ Thương đã và đang xây dựng một hình ảnh của ca sĩ hiện đại, không chạy theo scandal mà chọn cho mình một lối đi riêng, có một cá tính âm nhạc sắc sảo…

Ca sĩ Lê Huệ Thương.

Dù showbiz luôn có sự cạnh tranh quyết liệt, nhưng Huệ Thương dường như lại nằm ngoài guồng quay đó. Mỗi lần xuất hiện trên sân khấu, cô đều tạo cảm giác dễ chịu cho khán giả bởi luôn chừng mực trong mọi khía cạnh.

“Chiêu trò” duy nhất đến giờ Huệ Thương sử dụng để đứng vững trong showbiz chính là hát bằng trái tim của người con gái quê Thanh: tình cảm, thoải mái và tự tin.

11. Ngô Thanh Huyền

Thanh Huyền được coi là “hiện tượng” của mùa giải Sao Mai 2013 ở dòng nhạc nhẹ. 18 tuổi, sở hữu một giọng hát đầy nội lực và phong cách trình diễn tự tin, chuyên nghiệp, Thanh Huyền liên tục gặt hái thành công từ ngày đầu bước chân vào con đường ca hát.

Ca sĩ Ngô Thanh Huyền.

Sau khi bước ra khỏi cuộc thi với ngôi vị Quán quân dòng nhạc nhẹ, Ngô Thanh Huyền đang trên con đường khẳng định bản thân và định hình phong cách âm nhạc riêng, được khán giả trẻ mến mộ.

Với khả năng ca hát thiên phú cùng sự nỗ lực hết mình, cô ca sĩ xứ Thanh đã đi đến được với nhiều sân khấu lớn và cống hiến nhiều hơn nữa cho khán giả yêu nhạc.

12. Hoàng Thủy

Năm 2015, Hoàng Thủy quyết định tham gia cuộc thi Sao mai điểm hẹn và giành vị trí Á quân dòng nhạc nhẹ. Ngay từ khi xuất hiện, Hoàng Thủy chinh phục khán giả truyền hình bằng giọng hát trầm ấm, quãng giọng đẹp và khả năng xử lý tinh tế, uyển chuyển.

Năm 2017, Hoàng Thủy tham gia cuộc thi Hoa hậu doanh nhân thế giới người Việt và giành ngôi vị cao nhất. Với nữ ca sĩ xứ Thanh, việc có một danh hiệu sẽ rất tốt cho con đường nghệ thuật của bản thân sau này.

Ca sĩ Hoàng Thủy.

13. Phương Thủy

Phương Thủy được biết đến trong cuộc thi Sao Mai điểm hẹn 2014 với Giải nhất do khán giả bình chọn với phong cách pop và có hơi hướng dân gian.

Bước ra từ cuộc thi, cô trở thành một ca sĩ thực thụ, được tham dự những chương trình nghệ thuật lớn. Ở Phương Thủy có sự kết hợp giữa kỹ thuật được đào tạo bài bản và cảm thụ âm nhạc tinh tế. Không ít lần cô khiến cho những người nghe nhạc khó tính phải khâm phục.

Ca sĩ Phương Thủy.

Tự đánh giá bản thân không thuộc về những chốn ồn ào, náo nhiệt, cô bằng lòng đặt mình đứng ngoài cuộc đua, cuộc cạnh tranh quyết liệt và gay gắt vốn dĩ vẫn thường thấy trong showbiz Việt.

14. Phương Ly

Phương Ly nổi tiếng nhờ cái danh “em gái Phương Linh”, là cô hot girl sở hữu gương mặt xinh đẹp hết nấc, biết biểu cảm nhấn nhá hút hồn người đối diện, sở hữu gu thời trang “chất ngất” làm mê mẩn giới trẻ. Sau đó, cô dần thoát bóng của chị gái nhờ khả năng ca hát tuyệt vời.

Thành công sau loạt hit Mặt trời của em, Thằng điên, Anh là ai?… Phương Ly đã ghi dấu ấn, được công nhận là một màu sắc thú vị trong thế giới âm nhạc muôn màu muôn vẻ!

Ca sĩ Phương Ly.

Thẩn thờ cùng ca từ, rong ruổi với lời ca có lẽ là những từ ngữ miêu tả chính xác nhất tâm hồm âm nhạc hiên tại của cô nàng.

Không chạy đua trên chiến trường âm nhạc, nhưng những bài hát của Phương Ly luôn làm nên những kì tích bất ngờ nhờ vào sự nghiêm túc và đầu tư kỹ lưỡng mỗi lần cho ra mắt.

15. Thu Trang

Thu Trang sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Là người năng động, cá tính, thích khám phá, đam mê nghệ thuật, Thu Trang đã hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực ca hát, MC, diễn viên…

Ca sĩ Thu Trang.

Nói về con đường âm nhạc của mình, Thu Trang cho biết cô thừa hưởng những tinh túy tốt đẹp nhất từ đấng sinh thành, đó là giọng hát và chất văn từ bố. Gia đình cô nhiều thành viên làm nghệ thuật theo phong trào quần chúng, chỉ mỗi Thu Trang đi theo con đường ca hát chuyên nghiệp.

10 năm trong nghề, đảm nhiệm các cương vị khác nhau, Thu Trang ngày càng khảng định tên tuổi và tài năng của mình trong showbiz Việt. Ngoài nghệ thuật, cô cũng tham gia hoạt động kinh doanh.

GD&TĐ/Chí Tín

Video liên quan

Chủ Đề