Các bài toán thanh toán lương trong excel năm 2024

Mẫu bảng thanh toán tiền lương mới nhất của bộ tài chính Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho người lao động. Mẫu bảng thanh toán tiền lương trên excel là mẫu cho kế toán sử dụng để thống kê. Vậy trên mẫu bảng thanh toán tiền lương trên excel có các thông tin gì? Và điền các thông … [Đọc thêm...] vềMẫu bảng thanh toán tiền lương mới nhất của bộ tài chính

Bộ chứng từ công tác phí Chi phí công tác phí hợp lệ, kế toán cần những chứng từ gì? Quy định mức công tác phí được đưa vào chi phí trừ khi tính thuế TNDN như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết bạn nhé! Hình ảnh minh họa: Bộ chứng từ công tác phí Hồ sơ tạm ứng ban đầu ◊ Đề xuất công tác ◊ Dự toán chi cho đoàn công tác ◊ Quyết định của giám đốc … [Đọc thêm...] vềBộ chứng từ công tác phí

Bảng chấm công trên Excel Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc,… để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị. Vậy để tối ưu hóa quản lý việc chấm công bằng Excel, tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Hình ảnh: Bảng chấm công trên Excel Bảng chấm công trên … [Đọc thêm...] vềBảng chấm công trên Excel

Tải mẫu Bảng thanh toán tiền lương – Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương.Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ tên của người lao động … [Đọc thêm...] vềTải mẫu Bảng thanh toán tiền lương

Tính lương bằng Excel là phương pháp được nhiều doanh nghiệp sử dụng bởi các ưu điểm như cung cấp giao diện trực quan, dễ nhìn, linh động trong việc tạo mới và chỉnh sửa, dễ dàng tiếp cận…

Để tạo được bảng tính lương bằng Excel, một số yếu tố cần có bao gồm thông tin của nhân viên như số thứ tự, mã nhân viên, họ tên, vị trí, và các khoản để tính lương như số ngày công thực tế, số ngày đi làm trên lý thuyết, mức lương theo hợp đồng, các khoản phụ cấp, tiền thưởng, tiền phạt…

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ACheckin tìm hiểu cách làm bảng tính lương dễ dàng trên Excel, một số hàm thường dùng cũng như các thông tin cần có trong bảng.

1. Căn cứ để tính lương của người lao động

Các cơ sở để tính lương của người lao động bao gồm 4 phần:

  • Thông tin trong hợp đồng lao động
    • Loại hợp đồng [hợp đồng toàn thời gian, bán thời gian, thuê khoán …]
    • Mức lương [lương cơ bản, lương hiệu suất, lương theo vị trí…]
    • Thời gian & hình thức làm việc [VD: làm từ thứ 2 – sáng thứ 7, từ 8h30-18h00]
    • Các khoản phụ cấp hàng tháng [điện thoại, phụ cấp đi lại, laptop,…]
    • Các tính các khoản thưởng KPI [% hoa hồng …]
    • Thông tin cá nhân [số người phụ thuộc, …]
  • Tỉ lệ các khoản trích theo lương quy định trong luật [Nghị định 146/2018]
    • Tỉ lệ BHYT, BHXH, BHTN công ty trả
    • Tỉ lệ BHYT, BHXH, BHTN người lao động trả
    • Mức tính thuế TNCN
  • Tỉ lệ hoàn thành công việc & thời gian làm việc thực tế
    • Phiếu chấm công/Bảng chấm công [Mẫu bảng chấm công Excel]
    • Số giờ làm thêm, bảng xác nhận thời gian làm thêm giờ
    • Biên bản nghiệm thu, tính toán tỉ lệ công việc hoàn thành [với lương khoán]
    • Bảng tính KPI [tính lương P3]
      Căn cứ để tính lương cho người lao động

2. Hướng dẫn cách làm bảng tính lương trên Excel

Sau khi thống nhất hình thức tính lương sẽ đi vào làm bảng lương. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bảng tính lương trên file Excel.

Trong bảng lương tiêu chuẩn thường bao gồm các tiêu chí:

  • Số thứ tự nhân viên
  • Mã nhân viên
  • Họ tên nhân viên
  • Vị trí: trưởng phòng, phó phòng
  • Phòng ban
  • Lương theo hợp đồng
  • Số ngày công đi làm thực tế: Số ngày người lao động đi làm thực tế được ghi lại trong bảng công
  • Số ngày đi làm lý thuyết
  • Lương P1, Lương P2, Lương P3 theo hợp đồng
  • Lương P1 P2 P3 theo thực tế
  • Các khoản phụ cấp: Các mức tiền phụ cấp của công ty dành cho nhân viên và được quy định trong hợp đồng lao động như phụ cấp ăn trưa, xăng xe, điện thoại…
  • Thưởng: các khoản thưởng kinh doanh, hoa hồng, thưởng lễ tết …
  • Phạt: các khoản phạt được tính trong tháng
  • Tổng thu nhập: Cột này bao gồm lương chính + phụ cấp
  • Cột bảo hiểm bắt buộc [BHBB] bao gồm các loại bảo hiểm dành cho người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ. Gồm 2 cột, bảo hiểm nhân viên trả [10.5%] bảo hiểm công ty trả [21.5%]
  • Thu nhập tính thuế TNCN: Tổng thu nhập thực tế – BHBB nhân viên
  • Giảm trừ cá nhân: mặc định theo luật là 11.000.000 VNĐ
  • Giảm trừ phụ thuộc: tính theo số người phụ thuộc người lao động đăng ký [4.400.000 * số người phụ thuộc]
  • Tổng giảm trừ: Thu nhập tính thuế TNCN – Giảm trừ cá nhân – Giảm trừ phụ thuộc
  • Mức tính thuế TNCN: Thu nhập tính thuế TNCN – Tổng giảm trừ [=0 nếu Tổng giảm trừ > Thu nhập tính thuế TNCN]
  • Thuế thu nhập cá nhân: Tính theo thang thuế TNCN 2023 dựa trên cột mức tính thuế TNCN
  • Cột tạm ứng: Là số tiền mà nhân viên đã tạm ứng trước khi được trả lương
  • Tổng lương thực lĩnh: Là lương cuối cùng được nhận sau khi đã cộng hay trừ các khoản trên và được áp dụng theo công thức:

Lương thực lĩnh = tổng lương thực tế + các khoản thưởng – các khoản bảo hiểm – tạm ứng – phạt [nếu có]

Cách làm bảng tính lương trên Excel

3. Cách tính các khoản chính trong bảng lương trên Excel

Hiện nay các doanh nghiệp đang áp dụng 6 hình thức tính lương chính

Tính lương theo thời gian:

Công thức tính:

Cách 1: Tổng lương tháng = [[ Lương + các khoản phụ cấp] / số ngày đi làm đã quy định trong hợp đồng]*số ngày thực tế theo bảng chấm công.

Cách 2: Tổng lương = [[Lương + các khoản phụ cấp] / 26]*số ngày đi làm thực tế

Cách tính lương dựa trên thời gian làm việc của người lao động

Áp dụng: Lao động làm việc theo ca [cố định, ca xoay, ca gãy]

Tính lương theo sản phẩm

Công thức tính:

Trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm nhân viên đạt được trong tháng đó

Tổng lương = đơn giá của sản phẩm * số lượng sản phẩm đạt được trong tháng

Cách tính lương dựa theo năng suất/số lượng sản phẩm thực tế của người lao động

Áp dụng:

Áp dụng cho nhân viên làm sản phẩm [công nhân may, công nhân nhà máy …]

Tính lương khoán:

Công thức tính:

Tổng lương = mức lương khoán đã đặt ra*tỷ lệ hoàn thành các công việc được giao

Là cách tính lương dựa trên khối lượng & số lượng cũng như chất lượng của công việc được giao.

Áp dụng:

Cho lao động làm việc theo dự án [xây dựng, …], các công việc cụ thể có thể đo lường chính xác tỉ lệ hoàn thành công việc

Dựa vào những căn cứ trên để kế toán có thể tính lương đi làm cho nhân viên một cách chính xác tuyệt đối.

Lương hoa hồng

Công thức:

Lương [hoa hồng] = % hoa hồng cá nhân * doanh thu cá nhân + % hoa hồng nhóm * doanh thu nhóm

Tính tiền lương dựa trên doanh số mà cá nhân hoặc nhóm đã đạt được trong quá trình làm việc.

Áp dụng:

Cho nhân viên bán hàng [sales]: VD nhân viên sales bất động sản, điện thoại, phần mềm

Lương ngạch bậc

Công thức:

[Lương cơ sở x Hệ số lương [theo ngạch/bậc]] + Phụ cấp

Lương tính theo ngạch và bậc của nhân viên trong công ty

Áp dụng: Cách tính lương này hiện tại không còn quá phổ biến, thường chỉ áp dụng trong doanh nghiệp nhà nước

Lương 3P

Công thức:

Lương = Lương P1 + Lương P2 + Lương P3

Lương tính theo 3P của người lao động [Position: vị trí, Person: năng lực, Perfomance: hiệu suất].

Đọc thêm: Lương 3P & Cách tính lương 3P

Áp dụng:

Đây là hình thức tính lương hiện đại đang được áp dụng hầu hết tại các doanh nghiệp & phù hợp với hầu hết người lao động.

4. Các hàm thường được sử dụng trong bảng tính lương trên Excel

Loại hàm Tên hàm Công dụng Hàm tra cứu nhân viên Hàm VLOOKUP Là hàm truy vấn và tìm kiếm thông dụng nhất hiện nay. Đối tượng để tìm kiếm cần phải nằm trong cột đầu tiên từ bên trái của vùng bảng tìm kiếm. Hàm INDEX + MATCH Là sự kết hợp của hai hàm để có thể tìm kiếm, truy vấn thông tin nhân viên một cách nhanh chóng. INDEX + MATCH mang lại hiệu quả tốt hơn so với hàm VLOOKUP vì nó không bị giới hạn các cấu trúc tìm kiếm. Hàm xử lý thời gian DATE Tạo ra 1 giá trị ngày tháng xác định rõ ràng, chính xác theo năm, tháng, ngày cụ thể YEAR Lấy ra năm của ô đã chọn [VD: year[03/04/2023] = 2023] MONTH lấy tháng của 1 giá trị ngày tháng nào đó [VD: month[03/04/2023] = 4] DAY lấy số ngày của 1 giá trị ngày tháng nào đó [VD: day[03/04/2023] = 03] HOUR lấy số giờ của 1 giá trị có chứa giờ, phút [VD: hour[15:30]=15] MIN lấy số phút của 1 giá trị có chứa giờ, phút [VD: min[15:30] = 30] Hàm chấm công COUNTIF Đếm số ký hiệu trong các bảng chấm công dựa theo một điều kiện nhất định COUNTIFS Đếm số ký hiệu công trong bảng chấm công theo nhiều điều kiện cùng một lúc SUMIF Tính tổng số giờ công theo bảng chấm công và căn cứ vào điều kiện duy nhất SUMIFS Tính bảng chấm công theo điều kiện cùng một lúc Hàm tính lương IF Hàm này dùng để phản biện logic trong khi tính toán. Ví dụ: Nếu theo yêu cầu thứ 1 thì sẽ ra kết quả như thế nào? Nếu không thỏa mãn được yêu cầu đó thì kết quả sẽ ra sao? Hàm AND/ OR Sử dụng hàm này khi cần phải biện luận nhiều điều kiện khác nhau, phức tạp thì AND/ OR có thể ghép nối các điều kiện đó với nhau. Hàm LOOKUP/ VLOOKUP Dùng hàm này để truy vấn đến các thông tin về nhân viên, kết quả chấm công, thông tin lương,… Hàm SUM/ SUMIF/ SUMIFS Dùng để tính tổng số tiền lương thực lĩnh cho nhân viên

Tuy nhiên, làm bảng tính lương trên Excel vẫn có một số hạn chế nhất định, có thể thể kể đến như bị lỗi hàm, mất nhiều thời gian và công sức, khả năng bảo mật kém, không phù hợp với các doanh nghiệp quy mô lớn có nhiều nhân viên. Để giải quyết các vấn đề này, bạn có thể sử dụng phần mềm tính lương chuyên dụng, chẳng hạn như ACheckin để giải quyết các sai sót, đảm bảo tính chính xác và công bằng.

5. ACheckin – Tối ưu hóa tính lương bằng phần mềm nhân sự

ACheckin là phần mềm tính lương tự động hiệu quả, tính chính xác cao, đảm bảo sự công bằng và minh bạch. Phần mềm ACheckin có thể tính lương theo nhiều cách khác nhau, bao gồm lương theo thời gian, lương theo sản phẩm, lương hoa hồng, lương khoán, lương theo ngạch bậc và lương theo quy tắc 3P. Ngoài ra còn có nhiều ưu điểm khác như:

  • Tính lương tự động 100%.
  • Gửi phiếu lương đến nhân viên và quản lý quỹ lương của công ty, tự động thống kê khoản lương thưởng.
  • Áp dụng cách tính lương phù hợp với từng loại công việc.
  • Rút gọn thời gian hoàn thành phiếu lương.
  • Báo cáo thống kê quỹ lương theo từng mục như lương cơ bản, thưởng, trợ cấp, hoa hồng…

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn đầy đủ cho các bạn cách làm bảng lương trên Excel mới nhất 2023. Chúc bạn thành công và chuyên nghiệp như một kế toán thực thụ.

Chủ Đề