Các chất oxi hóa gồm các chất nào

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng trong đó nguyên tử hay ion này nhường điện tử cho nguyên tử hay ion khác.

Hay: Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng trong đó có sự cho, nhận điện tử; Hay: Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

Thí dụ:

Zn + CuSO4 ® ZnSO4 + Cu

0 +2 +2 0 Zn + Cu2+ ® Zn2+ + Cu

Các chất oxi hóa gồm các chất nào

Fe + 2HCl

® FeCl2 + H2­

0 +1 +2 0 Fe + 2H+ ® Fe2+ + H2­

Các chất oxi hóa gồm các chất nào

0 0 ® +3 -2 2Al + 3/2O2 Al2O3

Các chất oxi hóa gồm các chất nào

II.2. Chất oxi hóa (Chất oxid hóa, Chất bị khử)

Chất oxi hóa là chất nhận điện tử được hay là chất có số oxi hóa giảm sau phản ứng. Chất oxi hóa sau khi nhận điện tử sẽ tạo thành chất khử tương ứng (chất khử liên hợp). Do đó, chất oxi hóa còn được gọi là chất bị khử.

Thí dụ: Cu2+, H+ , O2

Chất oxi hóa càng mạnh khi càng dễ nhận điện tử.

II.3. Chất khử (Chất bị oxi hóa, Chất bị oxid hóa)

Chất khử là chất cho điện tửđược hay là chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng. Chất khử sau khi cho điện tử sẽ tạo thành chất oxi hóa tương ứng. Do đó, chất khử còn được gọi làchất bị oxi hóa.

Thí dụ: Zn, Fe, Al

Chất khử càng mạnh khi càng dễ cho điện tử.

Cách nhớ: Khử cho, O nhận(Chất khử cho điện tử, chất oxi hóa nhận điện tử)

II.4. Phản ứng oxi hóa (Quá trình oxi hóa, Sự oxi hóa, Phản ứng nhận điện tử)

Phản ứng oxi hóa là phản ứng trong đóchất khử cho điện tử để tạo thành chất oxi hóa tương ứng(chất oxi hóa liên hợp).

Thí dụ:

0 +2 Zn -2e ® Zn2+ Chất khử Chất oxi hóa

Zn2+ là chất oxi hóa tương ứng (chất oxi hóa liên hợp) của chất khử Zn. Zn là chất khử tương ứng (chất khử liên hợp) của chất oxi hóa Zn2+.

II.5. Phản ứng khử (Quá trình khử, Sự khử, Phản ứng nhận điện tử)

Phản ứng khử là phản ứng trong đóchất oxi hóa nhận điện tử để tạo thành chất khử tương ứng(chất khử liên hợp).

Thí dụ:

+2 0 Cu2+ + 2e ® Cu Chất oxi hóa Chất khử

Cu là chất khử tương ứng (chất khử liên hợp) của chất oxi hóa Cu2+. Cu2+ là chất oxi hóa tương ứng (chất oxi hóa liên hợp) của chất khử Cu.

II.6. Phản ứng oxi hóa và phản ứng khử luôn luôn đi chung với nhau và tạo thành phản ứng oxi hóa - khử.

Thí dụ:

Các chất oxi hóa gồm các chất nào
Zn - 2e ® Zn2+ Phản ứng oxi hóa Cu2+ + 2e ® Cu Phản ứng khử ________________________ Zn + Cu2+ ® Zn2+ + Cu Phản ứng oxi hóa - khử

II.7. Qui luật diễn tiến của phản ứng oxi hóa khử trong dung dịch

Phản ứng oxi hóa khử xảy ra trong dung dịch theo hướng giữa chất khử mạnh với chất oxi hóa mạnh để tạo chất oxi hóa và chất khử tương ứng yếu hơn.

Thí dụ:

Phản ứng Zn + Cu2+ ® Zn2+ + Cu xảy ra được là do Zn có tính khử mạnh hơn Cu và Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+.

Phản ứng Cl2 + 2KBr

® 2KCl + Br2 xảy ra được là do Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn Br2 và Br- có tính khử mạnh hơn Cl-.

II.8. Cặp oxi hóa khử (Đôi oxi hóa khử. Ký hiệu Ox/Kh)

Cặp oxi hóa khử là tập hợp gồm hai chất, chất oxi hóa và chất khử tương ứng (chất oxi hóa và chất khử liên hợp), trong đó chất oxi hóa được đặt phía trước, chất khử tương ứng đặt phía sau và cách nhau bằng một gạch dọc (Ox/Kh).

Thí dụ:

Fe2+/Fe, Ag+/Ag, Al3+/Al, 2H+/H2, Cl2/2Cl-, Fe3+/Fe2+, Cu2+/Cu, Cu2+/Cu+

Trong một cặp oxi hóa khử thì độ mạnh của chất oxi hóa và của chất khử ngược nhau. Nghĩa là nếu chất oxi hóa rất mạnh thì chất khử tương ứng sẽ rất yếu và ngược lại, nếu chất khử rất mạnh thì chất oxi hóa tương ứng sẽ rất yếu.

Thí dụ:

Với cặp K+/K thì do K có tính khử rất mạnh nên K+ có tính oxi hóa rất yếu. Với cặp Au3+/Au thì do Au có tính khử rất yếu nên Au3+ có tính oxi hóa rất mạnh.

II.9. Dãy thế điện hóa (Dãy hoạt động hóa học các kim loại, Dãy Beketov)

Trong dãy thế điện hóa, người ta sắp các kim loại (trừ H là phi kim) theo thứ tự, từ trước ra sau, có độ mạnh tính khử giảm dần; Còn các ion kim loại tương ứng (ion dương) theo thứ tự, từ trước ra sau, có độ mạnh tính oxi hóa tăng dần.

K Ca Na Mg Al Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb H Cu Ag Hg Pt Au --® Chiều độ mạnh tính khử giảm dần.

K+ Ca2+ Na+ Mg2+ Al3+ Mn2+ Zn2+ Cr3+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ Ag+ Hg2+ Pt2+ Au3+ --® Chiều độ mạnh tính oxi hóa tăng dần.

Cách nhớ: Khi Cần Nạt, Má Nhôm Mang Záp Crom- Sắt, Nịt Thiếc - Chì, Hay Đồng- Bạc. Hao Phí Vàng.

II.10. Thế điện hóa chuẩn (E0 OX/Kh)

Thế điện hóa chuẩn của cặp oxi hóa khử nào càng lớn về đại số thì chất oxi hóa đó càng mạnh, chất khử tương ứng càng yếu; Còn thế điện hóa chuẩn của cặp oxi hóa khử nào càng nhỏ về đại số thì chất oxi hóa đó càng yếu, chất khử tương ứng càng mạnh.

E0Ox1/Kh1 > E0Ox2/Kh2 Þ Tính oxi hóa: Ox1 > Ox2 Tính khử: Kh1 < Kh2

Thí dụ:

Thực nghiệm cho biết: E0Ag+/Ag > E0Fe3+/Fe2+ >E0Cu2+/Cu > E0Fe2+/Fe

Do đó,

tính oxi hóa: Ag+ > Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ tính khử: Ag < Fe2+ < Cu < Fe

Sau đây là trị số thế điện hóa chuẩn của một số cặp oxi hóa khử thường gặp (Người ta xác định được các trị số này là do thiết lập các pin điện hóa học giữa các cặp oxi hóa khử khác với cặp oxi hóa khử hiđro . Với điện cực hiđro được chọn làm điện cực chuẩn và qui ước E02H+/H2 = 0 V)

Cặp oxi hóa/khử Thế điện hóa chuẩn (E0Ox/Kh, Volt, Vôn) (Thế khử chuẩn) K+/K -2,92 Ca2+/Ca -2,87 Na+/Na -2,71 Mg2+/Mg -2,37 Al3+/Al -1,66 Mn2+/Mn -1,19 Zn2+/Zn -0,76 Cr3+/Cr -0,74 Fe2+/Fe -0.44 Ni2+/Ni -0,26 Sn2+/Sn -0,14 Pb2+/Pb -0,13 Fe3+/Fe -0,04 2H+(axit)/H2 0,00 Cu2+/Cu+ +0,16 Cu2+/Cu +0,34 Cu+/Cu +0,52 Fe3+/Fe2+ +0,77 Ag+/Ag +0,80 Hg2+/Hg +0,85 Pt2+/Pt +1,20 Au3+/Au +1,50

Lưu ý

L.1.

E0Ag+/Ag > E0Fe3+/Fe2+ > E0Cu2+/Cu > E02H+/H2 > E0Fe2+/Fe > E0Zn2+/Zn (+0,80V) (+0,77V) (+0,34V) (0,00V) (-0,44V) (-0,76V)

Þ

Tính oxi hóa: Ag+> Fe3+ > Cu2+ > H+ > Fe2+ > Zn2+ Tính khử: Ag < Fe2+ < Cu < H2 < Fe < Zn

L.2.

Fe + Fe2+(dd)

Các chất oxi hóa gồm các chất nào

0 +3 +2 Fe + Fe3+(dd) ® 2Fe2+ Chất khử Chất oxi hóa Chất khử Chất oxi hóa

Phản ứng trên xảy ra được là do: Tính khử: Fe > Fe2+ Tính oxi hóa: Fe3+ > Fe2+

Thí dụ:

Fe + FeCl2

Các chất oxi hóa gồm các chất nào

Fe + 2FeCl3

® 3FeCl2

Fe + Fe2(SO4)3

® 3FeSO4

L.3.

Cu + Fe2+ (dd)

Các chất oxi hóa gồm các chất nào

0 +3 +2 +2 Cu + 2Fe3+ ® (dd) Cu2+ + 2Fe2+ Chất khử Chất oxi hóa Chất oxi hóa Chất khử

Phản ứng trên xảy ra được là do: Tính khử: Cu > Fe2+ Tính oxi hóa: Fe3+ > Cu2+

Thí dụ: Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu

Cu + FeSO4

Các chất oxi hóa gồm các chất nào

Cu + Fe2(SO4)3

® CuSO4 + 2FeSO4

Cu + 2Fe(NO3 )3

® Cu(NO3 )2 + 2Fe(NO3 )2

Cu + Fe(CH3 COO)2

Các chất oxi hóa gồm các chất nào

Cu + 2Fe(HCOO)3

® Cu(HCOO)2+ 2Fe(HCOO)2

L.4.

Ag+(dd) + Fe3+(dd)

Các chất oxi hóa gồm các chất nào

(Dung dịch muối bạc với dung dịch muối sắt (III) không có xảy ra phản ứng oxi hóa khử, nhưng có thể xảy ra phản ứng trao đổi)

+1 +2 0 +3 Ag+(dd) + Fe2+(dd) Ag + Fe3+ Chất oxi hóa Chất khử Chất khử Chất oxi hóa

Phản ứng trên xảy ra được là do: Tính khử: Fe2+ > Ag Tính oxi hóa: Ag+ > Fe3+

Thí dụ:

AgNO3 + Fe(NO3 )3

Các chất oxi hóa gồm các chất nào

AgNO3 + Fe(NO3 )2

® Ag + Fe(NO3 )3

3AgNO3 + 3Fe(CH3 COO)2

® 3Ag + 2Fe(CH3 COO)3 + Fe(NO3 )3

AgNO3 + Fe(CH3 COO)3

Các chất oxi hóa gồm các chất nào

Nhưng:

3AgNO3 + FeCl3 ® 3AgCl¯+ Fe(NO3 )3 (Phản ứng trao đổi)

3CH3 COOAg + FeBr3

® 3AgBr¯+ Fe(CH3 COO)3 (Phản ứng trao đổi)

L.5.

Fe(dư) + 2Ag+(dd) ® Fe2+ + 2Ag

Fe + 3Ag+(dd, dư)

® Fe3+ + 3Ag

Vì:

Fe + 2Fe3+(dd) ® 3Fe2+

Ag+(dd) + Fe2+(dd)

® Ag + Fe3+

Thí dụ:

Fe(dư) + 2AgNO3 ® Fe(NO3 )2 + 2Ag

Fe + 3AgNO3 (dư)

® Fe(NO3 )3 + 3Ag

Fe + 3CH3 COOAg (dư)

® Fe(CH3 COO)3 + 3Ag

Fe(dư) + 2AgClO3

® Fe(ClO3 )2 + 2Ag

L.6.

3Zn(dư) + 2Fe3+(dd) ® 3Zn2+ + 2Fe

Zn + 2Fe3+(dd, dư)

® Zn2+ + 2Fe2+

Vì: Zn + Fe2+

® Zn2+ + Fe

2Fe3+ + Fe

® 3Fe2+

Thí dụ:

3 Zn(dư) + 2FeCl3 ® 3ZnCl2 + 2Fe

Zn + 2FeCl3 (dư)

® ZnCl2 + 2FeCl2

Zn + FeCl2

® ZnCl2 + Fe

Zn + Fe2(SO4 )3 (dư)

® ZnSO4 + 2FeSO4

3Zn(dư) + 2Fe(NO3 )3

® 3Zn(NO3 )2 + 2Fe

L.7.

Tổng quát, kim loại đồng (Cu) không tác dụng với dung dịch muối đồng (II), nhưng đồng có thể tác dụng với dung dịch muối đồng (II) clorua để tạo đồng (I) clorua. Nguyên nhân là do CuCl kết tủa (không tan trong dung dịch nước).