Các chế độ lấy nét của Fujifilm

Fujifilm X-T2 được đánh giá là một trong những bản nâng cấp rất thành công từ trước đến giờ của Fujifilm. Đặc biệt là tính năng lấy nét của máy ảnh Fujifilm X-T2. Lần trước, chuyenmayanhso.com đã gửi đến các bạn bài viết đánh giá khả năng lấy nét tự động của máy ảnh X-T2. Hôm nay, hãy cùng đánh giá khía cạnh khác về khả năng lấy nét của máy ảnh X-T2. Đó chính là khả năng lấy nét bằng tay của Fujifilm X-T2.

Các chế độ lấy nét của Fujifilm

Xác định chính xác điểm cần lấy nét ở chế độ MF

Máy ảnh Fujifilm X-T2 được Fujifilm trang bị nhiều chức năng hỗ trợ khả năng lấy nét bằng tay. Giúp xác định chính xác điềm cần lấy nét ở chế độ Manua Focus. Để kích hoạt chế độ Manua Focus trên máy X-T2, bạn di chuyển xoay vòng điều chỉnh chế độ lấy nét sáng MF. Và xoay vòng lấy nét để sử dụng các chế độ hỗ trợ lấy nét bằng tay MF. Các tính năng hỗ trợ khả năng lấy nét bằng tay như:

  • Focus Peaking: Là khả năng lấy nét ở các điểm có độ tương phản cao nhất của bức ảnh và làm nổi bật các đối tượng với màu sắc tươi sáng.Khi lấy nét trong chế độ Focus Peaking thì máy ảnh sẽ hiển thị các phần màu đỏ, xanh, xanh lá cây, trắng, vàng hoặc các màu khác. Các phần màu hiển thị này sẽ cho phép các nhiếp ảnh gia biết được mình đang tập trung vào đối tượng nào.
Các chế độ lấy nét của Fujifilm
Tính năng Focus Peaking trên máy ảnh Fujifilm X-T2
Các chế độ lấy nét của Fujifilm
Hình ảnh được lấy nét bằng Focus peaking và không lấy nét bằng focus peaking
  • Digital Split Image Focusing: Là tính năng hỗ trợ lấy nét hiệu quả. Giúp hiển thị trực quan thông tin lấy nét theo pha của bức ảnh bằng một vùng màu xám hoặc trắng.
Các chế độ lấy nét của Fujifilm
Tính năng hỗ trợ lấy nét digital split image focus

Những tính năng hỗ trợ lấy nét bằng tay này thực sự rất hiệu quả trong trường hợp người dùng sử dụng máy ảnh X-T2 để chụp ảnh macro và ảnh chân dung. Hay những hình ảnh liên quan đến độ nông, sâu của trường ảnh và yêu cầu độ chính xác cao của khả năng lấy nét.

Sử dụng Focus Lever để thay đổi các điểm lấy nét

Các vùng, các điểm lấy nét có thể thay đổi theo 8 hướng. Người dùng sử dụng vòng Focus Lever trên Fujifilm X-T2 để thay đổi các vùng, điểm lấy nét lên, xuống, sang phải, sáng trái hay theo đường chéo. Tính năng này cho phép người dùng thay đổi ngay lập tức các vùng, điểm lấy nét để lấy nét chính xác vào đối tượng mà mình mong muốn.

Các chế độ lấy nét của Fujifilm

Tính năng Focus Lever không chỉ giúp người dùng nhanh chóng lựa chọn vùng mở rộng lấy nét trong chế độ lấy nét bằng tay MF. Mà còn giúp người dùng thay đổi nhanh các vùng, điểm lấy nét trong chế độ lấy nét tự động mà mình mong muốn.

Hệ thống Menu máy Fujifilm được hãng thiết kế tương tự nhau. Nếu bạn biết dùng máy A trong cùng phân khúc. Qua máy B, C sử dụng cũng ko khó khăn gì. Ở các đời máy nâng cấp sau, hãng cũng chỉ thêm một vài tính năng nhằm tạo ra sự khác biệt với đời cũ chứ ko thay đổi nhiều trong cách bố trí Menu. Vì vậy hãy yên tâm xem bài này mà ko phải lo lắng nếu máy bạn khác model nhé.

Các chế độ lấy nét của Fujifilm

Trong bài mình dùng X-T20 làm hướng dẫn. Con máy này khá phổ biến và được nhiều người chọn dùng. Vì vậy, mình làm con máy tiêu biểu để thị phạm cho mọi người.

Đầu tiên là về cách bố trí các phím bấm vật lý bên ngoài máy và chức năng của chúng.

Phía trước máy Fuji sẽ đặt phím chế độ lấy net. Trên hình bạn có thể thấy các chế độ là M, C, S

Các chế độ lấy nét của Fujifilm

  • M lấy net tay, nghĩa là xoay bánh xoay lấy net trên ống kính. Bạn sẽ phải xoay cho tới khi ảnh net (nhìn qua LCD để xoay). Anh em quay tay rất thích điều này.
  • S chế độ lấy nét đơn, lấy 1 lần. Thường sử dụng nhiều nhất.
  • C lấy net liên tục. Máy sẽ bắt net liên tục. Thường áp dụng chụp chuyển động như chụp thể thao, chụp động vật, trẻ con…

Các chế độ lấy nét của Fujifilm
Bánh xoay trước máy

Phía bên kia máy (phần trước máy) có một bánh xoay (như hình). Bánh này sẽ linh động nhiều tính năng tuỳ tình hình. Ví dụ: mình gắn ống XC 35 F2 ở đây. Bánh này trở thành bánh xoay chỉnh khẩu. Bánh này ngoài xoay được, nó còn có khả năng nhấn vào nữa. Nó cũng chức năng linh động như vậy. Và mình cũng nói thêm rằng, các bánh xoay ở những vị trí khác cũng sẽ có tính năng linh động tuỳ chế độ máy lúc đó đang ở mục nào. Ví dụ: nếu đang ở chế độ xem ảnh trên máy (nút Play là xem ảnh) thì bánh xoay trở thành tính năng chuyển ảnh qua lại. Các bạn hãy thử cũng một thao tác này trên bánh xoay nhưng ở nhiều màn hình Menu khác nhau sẽ nhận ra những tính năng linh hoạt của phím xoay này nhé.

Phần sau máy

Đây là khu vực chính mà ta tiếp xúc và sử dụng nhiều nhất.

Đầu tiên là màn LCD, thường nó chiếm tới 3/4 mặt sau do tầm quan trọng của nó. Mình thấy nay người ta dùng LCD chụp nhiều hơn là ngắm qua View Finder. Mặc dù nhiều anh em cho rằng nhắm qua EVF thì ta tập trung bố cục, tránh sao nhãng hơn. Tuy nhiên, do độ tiện lợi của LCD mà nó chiếm ưu thế hơn. Đại loại trong thực tế khi bắt được khoảnh khắc là cần bấm chụp ngay thấy cái là chụp ngay nếu lúc đó ngắm qua EVF thì khoảnh khắc có lẽ qua đi mất rồi.

Ở màn LCD sẽ hiển thị các thông số, chế độ, pin… chung qui là hiện thị thông tin và hình ảnh trước mặt. Thông thường màn LCD có cảm ứng. Cho nên, sẽ có một số tính năng được hãng trang bị để chỉnh trực tiếp trên màn như trượt xem ảnh trong chế độ xem ảnh. Chọn vị trí lấy net ngay trên màn hình. Bạn cứ vọc tí là hiểu ngay tính năng của nó. Chia sẻ cảm nhận cá nhân và quá trình chụp của mình. Mình dùng nó cho mỗi tính năng chọn vị trí lấy net trên khung hình. Phần còn lại mình chỉ dùng phím vật lý do thấy nó nhanh và tiện hơn. Bạn có thể dùng cảm ứng nếu thấy ổn.

Các chế độ lấy nét của Fujifilm
Phím xem ảnh và xoá ảnh

Tiếp theo là hai phím như trên hình. Thực chất nó ko quan trọng lắm. Một phím xem ảnh và một phím xoá ảnh. 2 phím này được hãng trang bị thêm để tạo nên sự khác biệt giữa các dòng máy thôi. Đơn giản nó phím xem lại ảnh và xoá ảnh. Hết.

Phần bên này quan trọng hơn. Mình sẽ nói chi tiết do các bạn sẽ dùng rất rất nhiều chúng đấy.

Các chế độ lấy nét của Fujifilm
Cụm phím điều hướng

Đầu tiên là cụm phím điều hướng. Ở một số máy thì được trang bị là Joystick nhỏ gọn hơn nhưng cũng cùng chức năng thôi. Lại một lần nữa nó là vấn đề về kinh doanh. Hãng cần tạo ra các phiên bản khác nhau đôi chút để phục vụ cho nhiều đối tượng. Bạn ko cần quan tâm nhiều. Bạn thích Joystick thì mua máy được trang bị Joystick như X-T30 chẳng hạn. Còn nhiều mẫu máy mà mình ko nhớ hết.

Quay trở lại phím điều hướng. Đây là một mớ phím có tính năng biến hoá theo chủ, tức là người sử dụng máy. Bạn có thể gán tính năng cho nó theo thói quen sử dụng. Đơn giản là hãy dí vào một phím bất kì trong 4 phím điều hướng. Nó sẽ hiện lên một loạt lựa chọn để bạn gán như chỉnh Iso, WB… hãy chọn các tính năng nào đó mà bạn cảm thấy cần truy xuất ngay trong quá trình chụp. Làm tương tự như vậy các phím còn lại.

Các chế độ lấy nét của Fujifilm

Tiếp theo là AE-L và AF-L ở bài này mình ko nói tính năng và chức năng chính của 2 phím này do cần giải thích chuyên sâu sẽ làm loãng chủ đề. Mình sẽ viết một bài riêng sau nhé. Cùng chung tính năng với cụm phím điều hướng mà mình nói ở trên. Tức là bạn có thể dí vô và gán cho tụi nó các truy xuất nhanh mà bạn muốn. Mình thường gán cho nó là WB do mình hay dùng Film Simulation. Trong quá chỉnh chuyển qua các FS cài đặt sẵn. Mình cần chỉnh lại WB nên gán luôn nó cho tiện. Nếu các bạn dí vô mà ko thấy có thay đổi thì nghĩa là 2 nút đó đang ở trạng thái mặc định. Bạn cần vào Menu>Set-up>Button/Dial Setting>Fn/AE-L… để cài đặt lần đầu cho chúng, sau đó thì chỉ việc dí là chỉnh được.

Các chế độ lấy nét của Fujifilm
Bánh xoay lớn

Kế đến lại là một bánh xoay nữa. Nó cũng vừa xoay và vừa nhấn được. Nó cũng có nhiều tính năng linh động theo chế độ hoạt động của máy. Ví dụ: khi truy xuất vô Q (Quick Menu), nút truy xuất nhanh. Ở một ô bất kì bạn xoay bánh này để chuyển đổi chức năng của nó. Như ở FS thì khi xoay nó chuyển qua các bộ lọc. Tương tự như vậy ở nhiều trường hợp khác nhau nó sẽ có chức năng khác nhau.

Các chế độ lấy nét của Fujifilm
Phím Q (Quick Menu), nhấn giữ Q để thay đổi các mục trong đó

Phím truy cập nhanh Q (Quick Menu). Dĩ nhiên là truy cập vô các chức năng nhanh để chỉnh trong quá trình sử dụng. Các bạn hiểu đại loại gán cho từng phím các tính năng nào đó rồi bấm mỗi phím đó để truy cập nhanh. Còn Q thì gom cả đống thứ vô một màn hình để nhìn tổng quan cho rõ. Khi bấm Q thì màn hình hiện ra các thông số đang ở hiện tại. Tuy vậy bạn có thể di chuyển, đổi các hiển thị trên Q bằng cách khi đang ở màn hình ngoài, bạn bấm dí phím Q đó. Lại một lần nữa, nó sẽ tuỳ thuộc vào mong muốn và thói quen của bạn. Nếu ko quan trọng bạn cứ để mặc định từ hãng.

Các chế độ lấy nét của Fujifilm
Phím DISP/BACK

Kế đến là Display/Back. Phím này chủ yếu điều chỉnh trong phần Menu cũng đồng thời là nút Back đúng nghĩa. Tức là ở mọi khu vực màn hình. Nút này là Back lại. Ko có nhiều thứ để nói về nút này. Mình xin phép pass qua để đến phần đỉnh máy.

Phần đỉnh máy

Ở đây là vòng xoay lớn điều chỉnh các mode chụp ảnh, mình sẽ liệt kê dưới đây:

Các chế độ lấy nét của Fujifilm
  1. Chụp ảnh Panorama, thường cần lấy góc rộng nhưng do ống kính ko đủ thì dùng tính năng này. Yêu cầu thẻ nhớ phải có tốc độ ghi (write) cao chút. Lưu ý là tốc độ GHI (Write) nhé. Ko phải tốc độ đọc. Thông thường người bán ít ghi rõ phần này. Họ chủ yếu đưa ra tốc độ đọc thôi. Bạn hãy hỏi kĩ người bán. Nhưng nếu ko rành thì bạn cứ mua Sandisk Extreme Pro là okay.
  2. Chụp chồng hình. Hiệu ứng là chụp 2 tấm. Tấm đầu chụp bình thường. Sau đó tấm thứ 2 nó mờ kiểu xuyên qua nhau. Bạn tự thử nhé.
  3. Adv 1 & Adv 2: đây là hai mode chỉnh nhanh hiệu ứng. Bạn có thể tuỳ chỉnh các hiệu ứngn chụp mà mình thích để gán cho 2 mode này. Phần gán như thế nào mình sẽ làm một bài riêng hướng dẫn chi tiết.
  4. Mode S là chụp đơn (Single). Chụp một tấm.
  5. CL là mode chụp liên tục chậm. Nghĩa là khi dí cò, máy chụp liên tục. Chụp bao nhiêu tấm trong 1s bạn có thể điều chỉ trong Menu cài đặt.
  6. CH là mode chụp liên tục với tốc độ cao. Nghĩa là máy sẽ chụp liên tục và nhanh hơn CL. Thường là chúng ta sẽ chụp chủ thể chuyển động nhanh như cầu thủ đá bóng, chụp con ong đang bay hút mật, các anh chị nhiếp ảnh bên báo chí nhá liên tục để bắt khoảnh khắc… sau đó về lựa ra tấm ưng ý nhất.
  7. BKT1 & BKT2: đây là 2 nút chụp bù trừ. Bạn có thể gán cho chúng chụp bù trừ gì mà mình muốn. Mình thường gán chụp bù trừ sáng để xử lí HDR. Các nhiếp ảnh gia cũng hay sử dụng tính năng này để chụp HDR. Còn HDR là sao thì mình sẽ có bài giới thiệu riêng.
  8. Cuối cùng là mode quay film thì đơn giản rồi. Chuyển qua mode rồi bấm quay thôi. Ko có gì phải nói nhiều hen.

Các chế độ lấy nét của Fujifilm
Thẻ Sandisk Extreme Pro mình xài nè

Bây giờ qua góc bên này. Góc này có 2 nút xoay và một nút nguồn. Nút nguồn mình khỏi nói nha. Nút đó quá dễ rồi.

Các chế độ lấy nét của Fujifilm
Phím Fn

Nó cái nút Fn trước. Fn nó là phím gán, đơn giản như mấy cái phím ở trên mình nói. Khi bạn dí vào nó. Nó sẽ hiện lên các truy cập nhanh mà bạn muốn gán. Chỉ có vậy thôi. Còn nếu bạn đang ở chế độ xem ảnh (Play) khi bấm nút Fn thì nó là kết nối wifi để bắn ảnh qua điện thoại. Bạn cần có app riêng của Fuji để có thể truy cập ảnh trên máy thông qua wifi nhen.

Vòng xoay chỉnh tốc độ

Các chế độ lấy nét của Fujifilm
Vòng xoay chỉnh tốc

Bạn để ý tí bên cạnh vòng xoay có cái nấc gạt qua Auto. Đây là nấc gạt qua chế độ Full Auto tức là tự động hoàn toàn. Tính năng này hỗ trợ người mới. Bạn chỉ cần canh chỉnh bố cục. Còn lại máy lo.

Vòng xoay tốc thì bạn thấy có số trên đó rồi đó. Xoay nhiêu thì tốc nó nhiêu. Nhưng bạn có thể chỉnh tí chênh lệch ở 250 nếu xoay cái bánh xoay giữa nút AE-L và AF-L, khi đó tốc sẽ thay đổi nhưng ko quá các chỉ số trước và sau 250 trên bánh xoáy tốc. Bạn cứ thử để hiểu rõ hơn nhé. Mình giải thích từ ngữ có thể làm bạn rối tí nhưng thử và nhìn vào màn hình thấy con số nó chạy là hiểu ngay à.

Ở cái vòng xoay này còn có các chế độ là A, T và B. Mình sẽ giải thích cụ thể từng mode

  • Mode A là để tốc độ tự động. Máy sẽ tư tính tốc độ. Ở chúng ta hay gọi là ưu tiên khẩu tại vì khi đó ta chỉnh khẩu thôi. Còn tốc độ để máy lo. Còn khi ngược lại thì gọi là ưu tiên tốc.
  • T là mode phơi sáng tối đa tới 30 giây.
  • B = Bulb là chế độ phơi sáng hơn 30 giây. Nói cho dễ là bạn muốn để tốc bao nhiêu là do bạn. Khi để qua B, bạn bấm và dí nút chụp. Cứ dí vậy cho tới khi nào bạn muốn ngưng thì nhả nút ra thôi. Nút này cho dân phơi sáng có nhu cầu cao. Cần thời gian phơi lâu theo chủ ý.

Tạm thời cơ bản bài này mình đã hướng dẫn các bạn chức năng của từng phím có trên con máy ảnh rồi nhé. Trong phần tiếp theo sẽ là cách điều chỉnh Menu trên máy.