Các chỉ tiêu khám sức khỏe định kỳ là gì năm 2024

Khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp người lao động phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe mà còn giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình, sắp xếp nhân sự vào vị trí phù hợp. Sau đây là các thông tin quan trọng liên quan đến việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên mà doanh nghiệp không được bỏ qua.

1. Doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ bao lâu 1 lần?

Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Trong đó, điểm b khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 cũng quy định người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Cụ thể, khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định về việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động như sau:

1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

Theo đó, thời gian tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên tại doanh nghiệp được thực hiện như sau:

- Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi: Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng/lần.

- Người lao động còn lại: Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 năm/lần.

Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho người lao động sẽ do người sử dụng lao động chi trả. Số tiền này sẽ được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là khám những gì?

Căn cứ Thông tư 14/2013/TT-BYT, khi khám sức khỏe định kỳ, người lao động sẽ được khám các nội dung sau:

[1] Khám thể lực bao gồm đo chiều cao, cân nặng, huyết áp.

[2] Khám lâm sàng được diễn ra với các nội dung như sau:

- Khám nội khoa bao gồm: tuần hoàn, hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, thần kinh, cơ xương khớp, tâm thần.

- Khám mắt: Kiểm tra thị lực hai mắt, các bệnh về mắt.

- Khám tai - mũi - họng: Kiểm tra thính lực hai tai, thăm khám mũi, họng để phát hiện các bệnh lý liên quan.

- Khám răng - hàm - mặt: Giúp phát hiện sớm các bệnh về răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm nướu… và các bệnh vùng hàm, mặt.

- Khám da liễu: Phát hiện các rối loạn, bệnh lý về da như viêm da, dị ứng, nhiễm trùng da do vi-rút, vi khuẩn, nấm,... - Khám phụ khoa [áp dụng với lao động nữ]: Khám tầm soát các bệnh lý phụ khoa như ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, viêm nhiễm sinh dục,...

[3] Khám cận lâm sàng bao gồm xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu, kiểm tra tim phổi…

Ngoài những nội dung trên, doanh nghiệp có thể xem xét mở rộng chuyên khoa khám bệnh và xét nghiệm để kiểm tra kỹ sức khỏa cho người lao động.

3. Không tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên, doanh nghiệp có bị phạt?

Như đã đề cập, việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Nếu tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Theo quy định này, mức phạt đối với người sử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động sẽ phụ thuộc vào số lượng nhân viên không được khám sức khỏe định kỳ với phạt từ 01 - 03 triệu đồng/người lao động nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

Lưu ý, đây là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi với mức từ 02 - 06 triệu/người lao động bị vi phạm nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng [Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP].

Khám sức khỏe tổng quát là bài kiểm tra đánh giá sức khỏe toàn diện cần được thực hiện định kỳ. Khám sức khỏe tổng quát bao gồm nhiều hạng mục, nhiều chuyên khoa. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình và một số lưu ý khi khám sức khỏe tổng quát định kỳ.

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng đến 1 năm

2. Các bước chuẩn bị khi khám sức khoẻ tổng quát định kỳ tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1

+ Bước 0: Tham khảo gói khám tổng quát phù hợp

Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 triển khai rất nhiều gói kiểm tra sức khoẻ tổng quát phù hợp với từng độ tuổi và nhu cầu tầm soát từ cơ bản đến chuyên sâu, vì vậy bạn có thể tham khảo trước các gói khám để có sự lựa chọn phù hợp cho mình và gia đình.

- Gói khám sức khoẻ tổng quát cơ bản

- Gói khám sức khoẻ tổng quát nâng cao

- Gói khám sức khoẻ tổng quát chuyên sâu

- Gói khám sức khoẻ tổng quát VIP Gold

- Gói khám sức khoẻ tổng quát VIP Platinum

Bước 1: Chuẩn bị

Để khám sức khỏe tổng quát hiệu quả hơn, có một số điều bạn cần lưu ý trước khi thực hiện bài kiểm tra này là:

- Nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi đi khám, chỉ uống nước lọc để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Một số xét nghiệm như xét nghiệm đường huyết, cần nhịn ăn lâu hơn, tốt nhất là 8-10 tiếng. Vì vậy, thời gian đi khám thích hợp nhất là buổi sáng khi đã nhịn ăn qua một đêm.

- Không hút thuốc lá và uống rượu bia ít nhất là từ buổi tối trước ngày đi khám.

- Nếu bạn đang sử dụng thuốc huyết áp và tim mạch, bạn có thể tiếp tục sử dụng. Nhưng nếu bạn đang sử dụng thuốc cho bệnh đái tháo đường, ngày đi khám cần ngưng sử dụng thuốc.

- Phụ nữ nếu có khám phụ khoa thì chỉ nên đi khám sau 3-5 ngày kể từ khi đã sạch kinh. Trước 2 ngày không sử dụng thuốc đặt âm đạo, thụt rửa âm đạo hay quan hệ tình dục.

- Khi đi khám, nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Nên mặc áo tay ngắn hoặc có thể kéo lên được để đo huyết áp và lấy máu dễ hơn.

- Nếu bạn có tật khúc xạ, bạn nên đem theo mắt kính, không đeo kính áp tròng.

- Nếu bạn có nội soi dạ dày hoặc đại trực tràng, một ngày trước khi đi khám, chỉ nên sử dụng các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa; hạn chế thực phẩm cứng, nhiều chất xơ; không ăn hay uống nước trái cây có màu đỏ, tím hoặc cam.

- Nên đem theo kết quả khám bệnh lần gần đây nhất và đơn thuốc đang sử dụng.

- Bạn không cần căng thẳng hay sợ hãi, hãy giữ tinh thần thoải mái.

Chuẩn bị xong những điều trên, bạn đã sẵn sàng để bắt đầu tiến hành bài kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ. Dưới đây là quy trình khám sức khỏe tổng quát:

Bước 2: Đo chiều cao và cân nặng

Chiều cao và cân nặng được sử dụng để tính chỉ số khối cơ thể BMI. Chỉ số BMI đánh giá bạn có đang bị thiếu cân, bình thường hay thừa cân béo phì hay không. Khi đo chiều cao, cần cởi giày dép, không đội mũ hay cột tóc cao quá đỉnh đầu. Khi đo cân nặng, cần cởi giày dép, không cầm túi xách hay điện thoại lên cân, tốt nhất là hãy cởi áo khoác.

Bước 3: Đo huyết áp và nhịp tim

Sau khi đo chiều cao và cân nặng, bạn sẽ được đo huyết áp. Huyết áp bình thường là huyết áp tâm thu trong khoảng 120-129 mmHg và huyết áp tâm trương trong khoảng 80-84 mmHg. Bạn nên kiểm tra huyết áp ít nhất 2 năm 1 lần. Nếu được chẩn đoán tăng huyết áp, bạn cần sử dụng thuốc hạ huyết áp và đo huyết áp thường xuyên hơn.

Bước 4: Làm xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là một phần của khám sức khỏe tổng quát

Bước tiếp theo là thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Tùy thuộc vào nhu cầu của bản thân, bạn có thể chọn các gói khám sức khỏe tổng quát khác nhau với các hạng mục khác nhau.

Trong đó, xét nghiệm máu có thể được thực hiện để:

- Đánh giá bất thường trong công thức máu toàn phần.

- Các xét nghiệm trên chỉ cần thực hiện bằng 1 lần lấy máu. Số lượng máu cần lấy sẽ tăng lên cùng số lượng xét nghiệm mà bạn yêu cầu.

- Các xét nghiệm thường có trong gói khám sức khoẻ tổng quát: Tầm soát đái tháo đường, Tầm soát rối loạn chuyển hóa lipid, Tầm soát chức năng gan, tầm soát chức năng thận, Kiểm tra chức năng tuyến giáp, Tầm soát bệnh khớp và tình trạng viêm, Đo một số thành phần dinh dưỡng, Phát hiện rối loạn điện giải, Phát hiện nhiễm virus hay ký sinh trùng, Tầm soát các loại ung thư.

Bước 5: Lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm

Sau khi lấy máu, bạn sẽ nhận được một chiếc lọ nhựa nhỏ có nắp đậy để đựng nước tiểu. Mẫu nước tiểu sẽ được phân tích để đánh giá chức năng đường tiết niệu, gan, thận, đái tháo đường…

Xét nghiệm máu và nước tiểu cần thời gian để có kết quả. Một số xét nghiệm sẽ có kết quả ngay, trong khi các xét nghiệm khác cần ít nhất 2 tiếng hoặc hơn. Trong thời gian này, bạn sẽ tiếp tục tiến hành các hạng mục kiểm tra khác.

Bước 6: Khám các chuyên khoa

Để việc thăm khám diễn ra nhanh và thuận lợi hơn, bạn có thể hỏi nhân viên hướng dẫn bạn có thể khám chuyên khoa nào trước. Dưới đây là các chuyên khoa mà bạn cần khám:

a. Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng

Chụp CT trong khám sức khỏe tổng quát định kỳ

Bạn sẽ cần làm một số xét nghiệm hình ảnh học là siêu âm bụng tổng quát, chụp X-quang và đo điện tim [ECG]. Đây là những xét nghiệm cơ bản để đánh giá hình ảnh của các tạng trong ổ bụng như gan, mật, tụy, lách, thận; phổi; chức năng tim.

Một xét nghiệm hình ảnh học bổ sung là: siêu âm tuyến giáp, siêu âm tuyến vú, siêu âm doppler tim và mạch máu, đo mật độ xương, chụp cắt lớp vi tính [CT], chụp cộng hưởng từ [MRI].

Một số kỹ thuật thăm dò chức năng là: nội soi đường tiêu hóa trên [thực quản – dạ dày – tá tràng], nội soi đường tiêu hóa dưới [đại tràng – trực tràng], đo hô hấp ký, đo gắng sức tim mạch – hô hấp…

Tùy vào nhu cầu, bạn có thể thực hiện những hạng mục cơ bản hoặc nhiều hơn. Một số bài kiểm tra không thể tiến hành gần nhau, do đó thời gian khám có thể phải kéo dài hơn.

Lưu ý, nếu bạn đang mang thai, hãy thông báo cho bác sĩ vì một số bài kiểm tra chống chỉ định với phụ nữ mang thai.

b. Khoa mắt

Tại khoa mắt, bạn sẽ được kiểm tra độ mắt, soi đáy mắt hoặc đo nhãn áp.

c. Khoa tai mũi họng

Bạn sẽ được kiểm tra chức năng tai mãi họng tại đây. Một số bài kiểm tra nâng cao là đo thính lực, đo phản xạ cơ bàn đạp hay nội soi tai mũi họng.

d. Khoa răng hàm mặt

Bạn sẽ được kiểm tra răng miệng xem có bị các bệnh răng miệng không, ví dụ như viêm nướu hay sâu răng.

e. Phụ khoa

Phụ khoa là chuyên khoa dành cho nữ để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa và tầm soát ung thư cổ tử cung. Thường thì phụ nữ đã có gia đình [hoặc đã quan hệ tình dục] mới thực hiện các bài kiểm tra như: Liqui-prep, soi cổ tử cung, HPV genotype PCR.

Bước 7: Bác sĩ đọc kết quả, chẩn đoán và tư vấn

Sau khi đã làm xong hết các bước, bạn quay trở lại gặp bác sĩ Nội tổng quát để được đọc kết quả, chẩn đoán và tư vấn.

Nếu tất cả kết quả bình thường, bạn có một sức khỏe tốt, bác sĩ sẽ không yêu cầu gì thêm. Bạn có thể hỏi bác sĩ xem bao lâu sau bạn cần khám sức khỏe lại.

Nếu bạn bị thừa cân béo phì, bạn cần giảm cân để hạn chế nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư. Nếu một số chỉ số như huyết áp, đường huyết, cholesterol cao hơn bình thường, tùy vào trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu bạn thay đổi lối sống và quay lại tái khám, hoặc kê đơn thuốc điều chỉnh.

Nếu một kết quả nào bất thường nhưng chưa thể kết luận ngay, bác sĩ có thể hỏi thăm tiền sử bệnh lý, tiền sử gia đình, một số triệu chứng và chỉ định làm thêm các xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán. Ví dụ, nếu kết quả đo điện tim cho thấy bạn bị rối loạn nhịp tim, bác sĩ có thể chỉ định thực xét nghiệm chức năng tuyến giáp để xem nguyên nhân có phải do tuyến giáp không. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện đo Hotler điện tâm đồ 24h để xác định bước điều trị tiếp theo.

Trên đây là quy trình khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Tùy vào số lượng hạng mục khám mà thời gian khám của bạn có thể diễn ra trong một buổi, 1 ngày cho đến 3 ngày.

Lưu ý, trong suốt quá trình khám bệnh tại các chuyên khoa, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy trao đổi thẳng thắn với bác sĩ. Kể cả những dấu hiệu, hoặc bạn cảm thấy sức khỏe của mình ra sao, vì một số triệu chứng cơ năng chỉ bản thân bạn mới cảm nhận được.

Một lưu ý nữa là nếu bạn đang bị một số triệu chứng bệnh lý cụ thể thì bạn nên đăng ký khám chuyên khoa hoặc khoa Nội tổng quát để được chẩn đoán và điều trị ngay.

Chủ Đề