Các dạng bài tập toán số 10 chương 3 năm 2024

Trong chương trình môn Toán lớp 10, mở đầu chương III, các em học sinh sẽ được ôn tập và bổ sung các khái niệm cơ bản về hàm số – cụ thể là hàm số bậc nhất và hàm số bậc hai. Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn tuyển chọn các dạng bài tập hàm số lớp 10: hàm số bậc nhất và bậc hai. Tài liệu này sẽ cung cấp những dạng toán từ cơ bản đến nâng cao xoay quanh khái niệm hàm số như: hàm số, tập xác định, đồ thị của hàm số, khái niệm hàm số chẵn, hàm số lẻ, xét chiều biến thiên và vẽ đồ thị các hàm số đã học.

Các dạng bài tập được sắp xếp từ cơ bản đến nâng cao, bao gồm các bài tập bám sát chương trình đã học trên lớp. Đây là tài liệu được thầy Nguyễn Thế Bình biên soạn có chứa các dạng toán cơ bản và nâng cao chắc chắn nằm trong các đề kiểm tra một tiết và kiểm tra học kì I. Hy vọng, tài liệu này sẽ giúp ích các bạn học sinh trong việc củng cố các kiến thức của chương III: hàm số và giúp các em tự học ở nhà thật hiệu quả, đạt điểm tốt trong các bài kiểm tra sắp tới.

Bạn tải về MIỄN PHÍ bên dưới bản PDF – Nếu muốn lấy file đầy đủ liên hệ zalo thầy Nguyễn Thế Bình: 0989488557

Trên đây là các dạng bài tập hàm số lớp 10 mà chúng tôi đã phân loại và sắp xếp theo các đơn vị kiến thức trong sách giáo khoa mà các em đã học. Trong đó, các em cần lưu ý hai dạng toán quan trọng nhất là : tìm tập xác định của hàm số và vẽ đồ thị hàm số bậc hai. Bên cạnh đó, để làm tốt các bài tập của chương II, các em phải học thuộc các định nghĩa về hàm số, hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai để việc tiếp thu các phương pháp giải nhanh chóng hơn.Tài liệu gồm hệ thống các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận phù hợp để các em khắc sâu kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Hy vọng đây sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em tiến bộ trong học tập.

Sách gồm 272 trang tuyển tập các dạng toán phương pháp giải Đại số 10 [Tự luận và trắc nghiệm] được biên soạn theo chương trình Toán 10 cơ bản và nâng cao, sách do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành. Nội dung sách gồm các phần sau:

Chương 1. Mệnh đề – Tập hợp Bài 1. Mệnh đề + Dạng 1. Định giá trị của một mệnh đề + Dạng 2. Phát biểu định lý dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ + Dạng 3. Phủ định mệnh đề + Dạng 4. Phương pháp chứng minh bằng phản chứng Bài 2. Tập hợp + Dạng 1. Xác định tập hợp + Dạng 2. Tập hợp con + Dạng 3. Tập hợp bằng nhau + Dạng 4. Các phép toán: giao, hợp, hiệu Chương 2. Hàm số bậc nhất và bậc hai + Dạng 1. Xác định hàm số bậc nhất + Dạng 2. Vẽ đồ thị hàm số bậc nhất y = |ax + b| + Dạng 3. Xác định hàm số bậc hai + Dạng 4. Vẽ hàm số bậc hai có chứa dấu giá trị tuyệt đối + Dạng 5. Phương trình f[x] = 0 có nghiệm x ∈ D + Dạng 6. Tìm giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất mộ hàm số nhờ Parabol Chương 3. Phương trình và hệ phương trình Bài 1. Phương trình bậc nhất + Dạng 1. Giải và biện luận phương trình ax + b = 0 + Dạng 2. Xác định điều kiện để phương trình có nghiệm thỏa điều kiện cho trước + Dạng 3. Phương trình có chứa dấu giá trị tuyệt đối + Dạng 4. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Bài 2. Phương trình bậc hai + Dạng 1. Giải và biện luận phương trình ax^2 + bx + c = 0 + Dạng 2. Xác định tham số để nghiệm phương trình thỏa mãn điều kiện cho trước + Dạng 3. Dấu các nghiệm của phương trình bậc hai + Dạng 4. Các phương trình quy về phương trình bậc hai + Dạng 5. Giải hệ phương trình bậc hai chứa hai ẩn [ads] Chương 4. Bất đẳng thức và bất phương trình Bài 1. Bất đẳng thức + Dạng 1. Chứng minh bất đẳng thức nhờ định nghĩa + Dạng 2. Sử dụng bất đẳng thức Cô-si + Dạng 3. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một đại lượng nhờ bất đẳng thức Bài 2. Bất phương trình + Dạng 1. Giải và biện luận bất phương trình bậc nhất + Dạng 2. Giải bất phương trình bậc nhất quy về việc xét dấu một tích hoặc một thương + Dạng 3. Bất phương trình có chứa dấu giá trị tuyệt đối + Dạng 4. Xét dấu một biểu thức + Dạng 5. Giải và biện luận bất phương trình bậc hai + Dạng 6. Tam thức có dấu nhất định trên R + Dạng 7. Bất phương trình vô nghiệm, có nghiệm + Dạng 8. Bất phương trình có chứa căn thức Chương V. Thống kê Chương VI. Góc lượng giác và công thức lượng giác Bài 1. Góc và cung lượng giác – Giá trị lượng giác của góc [cung] lượng giác + Dạng 1. Tính các giá trị lượng giác còn lại khi đã cho trước một giá trị + Dạng 2. Chứng minh một đẳng thức giữa các giá trị lượng giác + Dạng 3. Thu gọn một biểu thức lượng giác Bài 2. Công thức lượng giác + Dạng 1. Tính giá trị lượng giác của góc đặc biệt + Dạng 2. Chứng minh đẳng thức lượng giác + Dạng 3. Thu gọn biểu thức lượng giác + Dạng 4. Chứng minh biểu thức độc lập đối với α + Dạng 5. Tính giá trị của biểu thức

Xem thêm: Các dạng toán và phương pháp giải Hình học 10 – Nguyễn Hữu Ngọc

  • Toán 10

Ghi chú: Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên TOANMATH.com bằng cách gửi về: Facebook: TOÁN MATH Email: [email protected]

Chủ Đề