Các giai đoạn của tư vấn, hỗ trợ học sinh

1. Khái niệm tư vấn, hỗ trợ sinh viên

Tư vấn là một hình thức hỗ trợ sinh viên thông qua quá trình giao tiếp, đồng cảm giữa người tư vấn và sinh viên được tư vấn nhằm giúp sinh viên giải đáp băn khoăn, thắc mắc, cung cấp thông tin, giúp đỡ sinh viên phát triển tiềm năng để tự tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề và tự tin hơn trong hành động theo quyết định mà sinh viên đã lựa chọn.

2. Chức năng tư vấn

Có 6 chức năng, gồm:

- Cung cấp thông tin: Cung cấp cho sinh viên cần tư vấn thông tin chính xác, rõ ràng làm thay đổi nhận thức và quan điểm lệch lạc không đúng của họ.

- Thể hiện sự hỗ trợ: Đa phần sinh viên sống xa gia đình nên họ phải tự lập. Vì vậy, tư vấn là quá trình thể hiện sự hỗ trợ, giúp đỡ về mặt tâm lý, tình cảm, hiểu và làm yên lòng sinh viên.

- Giải quyết mâu thuẫn: Giúp sinh viên cần tư vấn giải quyết những khác biệt và mâu thuẫn với những người khác và chính bản thân sinh viên.

- Giải quyết vấn đề: Giúp sinh viên cần tư vấn phân tích những khó khăn, tìm ra những giải pháp hành động và cuối cùng tìm được giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề.

- Ra quyết định: Giúp sinh viên cần tư vấn xác định các phương án, tự đưa ra quyết định cụ thể về cách giải quyết trong đời sống sinh hoạt, học tập và công tác.

- Thay đổi hành vi: Trang bị cho sinh viên kỹ năng trong cuộc sống, trong học tập, sinh hoạt phù hợp để họ có thể quyết định các thay đổi liên quan đến suy nghĩ, tình cảm, hành vi.

3. Một số nội dung tư vấn, hỗ trợ sinh viên

Sinh viên là thanh niên, là công dân nên hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên bao gồm các nội dung, các vấn đề từ vấn đề chung trong cộng đồng. Tuy nhiên, đối với tổ chức Hội Sinh viên cần nghiên cứu, quan tâm tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong một số nhóm nội dung sau:

* Tư vấn, hỗ trợ về tình cảm: Tư vấn tình bạn, tình yêu, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, thanh niên...

* Tư vấn, hỗ trợ về học tập, nghiên cứu khoa học: Tư vấn về phương pháp học bậc đại học, tư vấn về thi, về chọn đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài tốt nghiệp, tư vấn về học bổng, về du học...

* Tư vấn, hỗ trợ về ngành nghề, điều kiện sống: Tư vấn chọn nghề, chọn ngành, tư vấn việc làm, về nhà trọ...

* Tư vấn, hỗ trợ về rèn luyện, giải trí: Tư vấn về luyện tập thể thao, về tiếp cận dịch vụ Internet...

4. Các hình thức tư vấn, hỗ trợ sinh viên

Trong thực tế hiện nay có rất nhiều hình thức tư vấn, hỗ trợ sinh viên, như:

- Tư vấn trực tiếp: Là hình thức người tư vấn trực tiếp nói chuyện với sinh viên cần tư vấn.

- Tư vấn qua điện thoại: Là hình thức người tư vấn nói chuyện với sinh viên cần tư vấn qua điện thoại.

- Tư vấn cộng đồng: Là hình thức người tư vấn nói chuyện với tập thể sinh viên [chi hội, Câu lạc bộ...].

- Tư vấn qua thư: Là hình thức người tư vấn trao đổi với sinh viên cần tư vấn về một vấn đề nào đó bằng lá thư.

- Tư vấn trên phương tiện truyền thanh, bản tin, tập san của nhà trường, của Hội Sinh viên: Là hình thức trao đổi với sinh viên thông qua mục hỏi, đáp.

5. Các nguyên tắc của tư vấn sinh viên

Khi tiến hành tư vấn, hỗ trợ sinh viên cần nắm vững 5 nguyên tắc sau:

[1]. Tư vấn dựa vào những nguyên tắc để xác định sinh viên cần tư vấn đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi hành vi, trên cơ sở đó giúp đỡ, hỗ trợ sinh viên vượt qua rào cản của giai đoạn ấy đạt tới sự thay đổi cần thiết.

[2]. Biểu lộ sự thông cảm và chân thành.

[3]. Tỏ rõ sự tôn trọng sinh viên cần tư vấn: Lắng nghe, nhìn vào mắt, nhạy cảm và hiểu những gì sinh viên nói.

[4]. Tránh nói to, không phán quyết và đưa ra ý kiến cá nhân.

[5]. Sinh viên cần tư vấn là người đưa ra quyết định.

6. Tiến trình tư vấn

 Việc tư vấn, hỗ trợ giữa cán bộ, sinh viên tư vấn với sinh viên cần tư vấn, hỗ trợ thực hiện qua 6 bước, được tóm tắt bằng 6 chữ cái đầu của từ THÂN ÁI:

 [1]. Tiếp đón niềm nở, tập trung chú ý hoàn toàn đến sinh viên được tư vấn.

 [2].Hỏi thăm tình hình của sinh viên cần tư vấn bằng những câu hỏi ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu.

 [3]. Ân cần hướng dẫn đối tượng những điều mà bạn muốn sinh viên cần tư vấn thực hiện.

 [4]. Nhẫn nại giúp đỡ, giải thích cho sinh viên cần tư vấn để họ lựa chọn quyết định về vấn đề của họ.

 [5]. Áp lực căng thẳng của sinh viên cần tư vấn phải được giảm tối đa bằng cách nói rõ mọi điều, động viên sinh viên đưa ra câu hỏi và trả lời rõ mọi câu hỏi của sinh viên cần tư vấn để họ yên tâm thực hiện hành vi tích cực về vấn đề của họ.

 [6]. Ích lợi của việc trở lại gặp bạn phải được giải thích cặn kẽ và dặn sinh viên trở lại bất cứ lúc nào họ cần biết thêm thông tin hoặc tiếp tục cần sự trợ giúp.

7. Các kỹ năng cơ bản tư vấn, hỗ trợ sinh viên

Tuỳ thuộc vào từng hình thức tư vấn, hỗ trợ sinh viên để thực hiện tốt các kỹ năng sau trong quá trình tư vấn:

* Kỹ năng tìm hiểu:

Tìm hiểu như thế nào? Tìm hiểu qua ngôn ngữ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt của sinh viên cần tư vấn; tạo bầu không khí cởi mở, sử dụng từ ngữ đơn giản, dùng các câu hỏi mở, khuyến khích đối thoại, tránh ngắt quãng; hỏi nguyên nhân bằng các câu hỏi ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, dễ trả lời.

* Kỹ năng lắng nghe:

- Cần phải quan tâm và hứng thú với những điều sinh viên cần tư vấn trình bày.

- Không tranh luận hoặc có định kiến với những điều sinh viên cần tư vấn nói.

- Hỗ trợ để sinh viên cần tư vấn bày tỏ ý kiến của mình và đưa ra những gợi ý giúp sinh viên cần tư vấn giải quyết vấn đề.

- Lắng nghe và có thái độ đồng cảm, tự đặt mình vào vị trí của sinh viên cần tư vấn.

- Tránh tỏ ra chán chường [ví dụ ngáp vặt], không quan tâm, lơ đãng hoặc không nhìn vào sinh viên cần tư vấn [đọc hoặc viết cái gì đó].

 * Kỹ năng quan sát:

 - Quan sát sinh viên cần tư vấn: Tầm vóc, cử chỉ, gương mặt, cách ăn mặc, đi đứng, cách nói năng, tình cảm, thái độ của sinh viên.

 - Quan sát hoàn cảnh xung quanh: âm thanh, không khí, thời tiết, các điều kiện địa lý xung quanh.

 - Quan sát môi trường, xã hội: Ai là bạn của sinh viên cần tư vấn? Ai là người có ảnh hưởng tới sinh viên cần tư vấn?

 * Kỹ năng diễn đạt:

 - Sử dụng từ ngữ rõ ràng, đơn giản, cụ thể.

 - Tạo cho cuộc nói chuyện trở nên dễ chịu, vui vẻ, thoải mái.

 - Đưa ra những ví dụ cụ thể gần với hoàn cảnh của sinh viên cần tư vấn.

 - Hỗ trợ lời nói bằng các cử chỉ, dáng điệu, nét mặt, ánh mắt ...

 - Duy trì giọng nói hấp dẫn.

 * Kỹ năng động viên:

 - Động viên khuyến khích sinh viên cần tư vấn để họ mạnh dạn trao đổi những suy nghĩ tình cảm.

 - Động viên khuyến khích để sinh viên cần tư vấn tin tưởng thực hiện các hành vi có lợi.

 - Động viên khuyến khích sinh viên cần tư vấn bằng cử chỉ, dáng điệu, nét mặt, ánh mắt.

 8. Một số điều kiện đảm bảo cho tư vấn, hỗ trợ có hiệu quả

 * Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực:

 - Bố trí văn phòng tư vấn, kinh phí hoạt động thường xuyên.

 - Trang bị đủ tài liệu nghiên cứu và tài liệu hỗ trợ sinh viên được tư vấn.

 - Tuyển chọn, bố trí, tập huấn thường xuyên cho cán bộ, sinh viên làm nhiệm vụ tư vấn.

 * Tạo môi trường tư vấn, hỗ trợ thuận lợi:

 - Trong tư vấn trực tiếp thì môi trường thuận tiện là điều kiện quan trọng giúp cho tư vấn đạt hiệu quả, do đó cần có khu vực riêng để gặp mặt, trao đổi, nơi tư vấn phải kín đáo .

 * Thực hiện bảo mật trong tư vấn, hỗ trợ cá nhân:

 - Sự tin tưởng là nền tảng cho mối quan hệ giữa sinh viên cần tư vấn với cán bộ, sinh viên tư vấn.

 - Một khi sinh viên cần tư vấn tin rằng cán bộ, sinh viên tư vấn sẽ giữ bí mật mọi thông tin về họ thì họ sẽ trao đổi những mối quan tâm, lo lắng và các vấn đề của mình một cách thoải mái mà không sợ rằng những người khác có thể biết những thông tin mà họ nói ra. Ví dụ như vấn đề tình yêu, tình dục...

 - Để bảo mật cần tuân thủ những quy ước sau:

 + Kín đáo: Cuộc tư vấn cần bố trí ở những vị trí thích hợp để người khác không nghe thấy, không bị quấy rầy;

 +Lưu trữ thẻ sinh viên cần tư vấn ở nơi an toàn, sử dụng mã số để không dùng tên của sinh viên cần tư vấn.

 + Giải thích ngay từ đầu cuộc tư vấn về bảo mật cho sinh viên cần tư vấn.

 + Xác định không có bất kỳ ngoại lệ nào liên quan đến bảo mật.

 + Xây dựng những quy định của tổ chức một cách rõ ràng, cụ thể nhằm củng cố tính bảo mật.

 + Đảm bảo khách hàng có đầy đủ thông tin để họ đưa ra quyết định phù hợp.

 * Rèn luyện kỹ năng và nâng cao trình độ hiểu biết của người tư vấn:

 - Xuất phát từ yêu cầu phát triển mọi mặt của xã hội và yêu cầu phát triển của công tác tư vấn đòi hỏi người tư vấn phải nâng cao trình độ của mình về mọi mặt để đáp ứng nhu cầu tư vấn của sinh viên.

 - Các phương tiện thông tin ngày càng nhiều, sinh viên nắm bắt rất nhanh nên người tư vấn phải luôn cập nhật thông tin và không thể lạc hậu hơn so với sinh viên.

 - Sinh viên tin tưởng và dành thời gian [thậm chí cả vật chất] để được tư vấn, vì vậy chuyên gia tư vấn phải làm việc để xứng với niềm tin của sinh viên.

 - Đội ngũ tư vấn phải không ngừng học hỏi về phương pháp tư duy khoa học, phân tích, tổng hợp, nhanh chóng tìm ra bản chất để luyện cho việc tư vấn ngày càng tốt hơn.

[sưu tầm]

Trắc nghiệm: Quy trình phân tích trường hợp thực tiễn về tư vấn hỗ trợ học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học?

A. Xác định vấn đề của học sinh.

B. Thu thập thông tin của học sinh.

C. Liệt kê các vấn đề/khó khăn của học sinh.

D. Tìm hiểu nguồn lực bên ngoài

Lời giải: 

Đáp án đúng: D. Tìm hiểu nguồn lực bên ngoài

Hãy cùng Top Tài Liệu tìm hiểu về quy trình phân tích này nhé!

Mô đun 5 “Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học” là một trong hệ thống 9 mô đun được thiết kế dành cho giáo viên cốt cán với mục đích phát triển năng lực nghề nghiệp để triển khai các hoạt động tiếp theo cho giáo viên đại trà nhằm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Hướng đến mục đích cung cấp kiến thức, hình thành và phát triển các kĩ năng cho giáo viên để tư vấn, hỗ trợ học sinh trong giáo dục và dạy học. Từ đó giúp học sinh học tập hiệu quả, phát triển tâm lí lành mạnh và góp phần xây dựng môi trường học đường thân thiện, tích cực.

Đồng thời được xây dựng trên các cơ sở sau:

Cơ sở pháp lí: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông; Điều lệ Trường Tiểu học; Các mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018; Các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp Tiểu học.

Cơ sở khoa học: Tâm lí học phát triển, tâm lí học giáo dục, giáo dục học…

Cơ sở thực tiễn: Các khó khăn của học sinh trong quá trình học tập, giao tiếp, phát triển bản thân; các vấn đề giáo viên cần giải quyết trong hoạt động sư phạm.

Mô đun này được thiết kế dành cho giáo viên tiểu học cốt cán – những người sẽ triển khai các hoạt động tiếp theo cho giáo viên đại trà nhằm thực hiện Chương trình GDPT quốc gia.

+ Nội dung 1: Những vấn đề chung về tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học: Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học; Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học; Những khó khăn của học sinh tiểu học trong cuộc sống học đường; Nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ của học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học.

+ Nội dung 2: Xây dựng, lựa chọn, thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh tiểu học và phân tích trường hợp thực tiễn trong hoạt động giáo dục, dạy học.

+ Nội dung 3: Thiết lập kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học hoạt động giáo dục và dạy học

+ Nội dung 4: Xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp triển khai các hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học.

Gồm 6 bước chính:

Nội dung cụ thể của các bước trong quy trình trên được thể hiện như sau:

– Bước 1: Thu thập thông tin của học sinh: Giáo viên quan tâm tìm hiểu thông tin liên quan đến học sinh như: điểm mạnh, điểm yếu; mối quan hệ với thành viên trong gia đình, bạn bè; thói quen và lực học; tiền sử bệnh tật; sở thích … và vấn đề các em đang gặp phải, từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ: bản thân học sinh, cha mẹ/người chăm sóc, bạn thân, anh/chị em …

– Bước 2: Liệt kê các vấn đề/ khó khăn của học sinh: Sau khi thu thập thông tin từ nhiều nguồn, giáo viên cần có một danh sách các vấn đề mà học sinh đang gặp phải, trong đó xác định những vấn đề chính/nghiêm trọng và những vấn đề phụ/ít nghiêm trọng, có thể là hệ quả của vấn đề chính. Ngoài ra, giáo viên cũng cần phân loại đâu là vấn đề khách quan [do những người khác không phải học sinh nói ra] và đâu là vấn đề chủ quan [do học sinh tự nói ra]

– Bước 3: Xác định vấn đề của học sinh: Trên cơ sở danh sách các vấn đề được xác định từ bước 2, giáo viên tiến hành thảo luận với đồng nghiệp hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn để xác định vấn đề chính của học sinh, đồng thời lí giải nguyên nhân, điều kiện duy trì và phát triển vấn đề của các em.

– Bước 4: Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh

Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ cần có các nội dung sau:

1- Mục tiêu: Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ cần xác định mục tiêu dài hạn cần đạt được sau khi kết thúc tư vấn, hỗ trợ và mục tiêu theo từng giai đoạn ứng với các vấn đề ưu tiên. Lưu ý là khi xây dựng kế hoạch, giáo viên và cán bộ tâm lí học đường chuyên trách hay kiêm nhiệm nên hỏi ý kiến học sinh xem các em mong muốn điều gì nhất;

2- Hướng hỗ trợ/tư vấn: Nêu các hướng hỗ trợ với các giải pháp thay thế cụ thể để học sinh lựa chọn thực hiện. Lưu ý, khi đưa ra các hướng tư vấn, hỗ trợ cần chỉ rõ dựa trên các nguyên tắc hỗ trợ và tư vấn nào? Nguyên tắc bảo mật, nguyên tắc tôn trọng học sinh, nguyên tắc không phán xét, nguyên tắc giành quyền tự quyết cho học sinh, nguyên tắc trung thực và trách nhiệm;

3- Nguồn lực: Dự kiến các nguồn lực để thực hiện các phương án thay thế trên như mời chuyên gia, ban giám hiệu hay bố mẹ…

4- Sử dụng kênh thông tin, phối hợp với gia đình trong hỗ trợ, tư vấn cho học sinh: Dự kiến hoặc chỉ rõ những kênh thông tin nào có thể sử dụng và phối hợp với gia đình trong việc hỗ trợ, tư vấn cho từng trường hợp cụ th;

5- Lưu ý: Mỗi trường hợp thực tiễn khi tư vấn, hỗ trợ, cần được quản lí bằng hồ sơ với mã số riêng.

– Bước 5: Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh: Giáo viên trực tiếp tiến hành các hỗ trợ cần thiết như: quan tâm, động viên, chia sẻ, tạo điều kiện tốt nhất, kết nối nguồn lực và tư vấn cung cấp thông tin cũng như tư vấn tâm lí để giúp học sinh nhận diện, đối mặt với khó khăn của bản thân và chủ động thay đổi để giải quyết vấn đề từ đó nâng cao kĩ năng ứng phó với tình huống trong tương lai.

– Bước 6: Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh: Sau thời gian hỗ trợ, tư vấn học sinh theo mục tiêu đề ra, giáo viên nên tổng kết lại những kết quả đạt được và những điều chưa làm được, lí giải nguyên nhân và hướng khắc phục cũng như đề xuất cho những người liên quan.

*Lưu ý: Với những học sinh gặp khó khăn ở mức độ thấp, đơn giản thì quy trình phân tích trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ học sinh có thể được rút gọn thành 4 bước cơ bản, gồm:

+ Bước 1: Xác định khó khăn cơ bản mà học sinh đang gặp phải;

+ Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân hoặc những nguyên nhân dẫn đến khó khăn đó và xác định nguyên nhân chính;

+ Bước 3: Dự kiến các biện pháp có thể thực hiện. Lựa chọn biện pháp khả thi và huy động các lực lượng có liên quan cùng tham gia tư vấn, hỗ trợ học sinh.

+ Bước 4: Theo dõi sự tiến bộ của học sinh sau khi thực hiện biện pháp tư vấn,

hỗ trợ.

* Nhìn chung, vấn đề mấu chốt của việc phân tích trường hợp thực tiễn là:

xác định vấn đề chính – nguyên nhân – biện pháp tư vấn, hỗ trợ. Do đó, tùy vào mức độ khó khăn mà học sinh đang gặp phải và các nguồn lực hỗ trợ thực tế mà giáo viên có thể thực hiện việc phân tích trường hợp thực tiễn một cách linh hoạt, miễn là đảm bảo được vấn đề mấu chốt trên, mà không nhất thiết phải đi theo tất cả các bước trong quy trình.

Video liên quan

Chủ Đề