Nếu giá trị nghệ thuật của truyền cổ Tuyên Quang

Bởi Lưu Hiểu Ba

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Lưu Hiểu Ba

Giới thiệu về cuốn sách này

Bởi Daniel Grojnowski

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Daniel Grojnowski

Giới thiệu về cuốn sách này

Nghệ nhân ưu tú Ma Văn Đức đang thổi hồn, truyền lửa nghệ thuật Then, đàn Tính cho thế hệ trẻ.

Để tìm hiểu rõ hơn về giá trị Di sản Then, PV Báo Đại Đoàn Kết đã có buổi gặp gỡ, trò chuyện với nhà nghiên cứu, nghệ nhân Ma Văn Đức [phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang], nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Chủ tịch UBND huyện Nà Hang [Tuyên Quang]. Tiếp chúng tôi tại căn nhà riêng đơn sơ khiêm tốn, phòng khách giản đơn với bộ bàn ghế gỗ cũ kỹ là nơi ngồi uống nước, tiếp khách; một chiếc tivi để cả nhà xem tin tức, giải trí hàng ngày, tất cả chỉ có vậy. Có lẽ gia tài lớn nhất, quý giá nhất của nghệ nhân là kho tài liệu Then cổ đồ sộ mà cả đời ông đã tâm huyết dày công sưu tầm, biên dịch, lưu giữ cho thế hệ mai sau. Sau chén trà quý mời khách, ông vui vẻ nhận lời chia sẻ.

PV: Xin ông cho biết, Then của các dân tộc Tày, Thái, Nùng ở Việt Nam có những gì đặc sắc, tiêu biểu để được UNESCO vinh danh “Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”?

Nghệ nhân Ma Văn Đức: Then là loại hình nghệ thuật dân ca nghi lễ tín ngưỡng, là một bộ môn khoa học tổng hợp, vì trong Then có thơ, có hát múa, có nhạc họa, có các câu chuyện cổ tích. Then có ở các dân tộc Tày, Thái, Nùng của Việt Nam [tập trung ở 11 tỉnh phía Bắc]. Ở đâu có người Tày, Thái, Nùng là ở đó có Then, nghi lễ Then. Nghi lễ Then có giá trị nghệ thuật rất cao, rất nhân văn và đều hướng đến cuộc sống con người.

Người xưa giải thích về mối quan hệ sâu sắc giữa con người với với con người; con người với thiên nhiên, vạn vật cũng như bày tỏ khát vọng, lòng tin, chỗ dựa tinh thần [tín ngưỡng tâm linh] để vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống thời bấy giờ khi chưa có khoa học làm nền tảng.

Gần như tất cả các sự việc hiện tượng đều được phản ánh, diễn đạt trong Then, chính đặc tính riêng có này càng khẳng định Then là loại hình nghệ thuật đặc sắc, phong phú bậc nhất. Then chứa đựng nhiều nội dung: thứ nhất, tính nhân văn rất cao; thứ hai, phản ánh khả năng sáng tạo tuyệt vời về đời sống văn hóa tinh thần của tổ tiên xa xưa; thứ ba, thể hiện tình yêu giữa con người với con người, con người với thiên nhiên vạn vật cỏ cây, tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc,...

UNESCO vinh danh dựa trên những minh chứng rất rõ nét, cụ thể: “Then là di sản trí tuệ được con người cổ xưa sáng tạo ra, phản ánh phong tục tập quán, đời sống tinh thần phong phú giàu chất nhân văn của con người - thế giới - vũ trụ. Then hàm chứa tính nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc, đặc trưng riêng có của đồng bào Tày, Thái, Nùng ở Việt Nam. Then thể hiện tính cộng đồng, bác ái, tình đoàn kết giữa các tộc người, tôn trọng thế giới quan tộc người đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO”.

Từ ngày 3 - 10/9/2022, Lễ đón nhận vinh danh Then là “Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” do tổ chức UNESCO trao tặng; Lễ hội “Lung linh sắc màu thành Tuyên”; Chung kết “Người đẹp xứ Tuyên” cùng nhiều chương trình nghệ thuật độc đáo sẽ được VTV1 truyền hình trực tiếp tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Tuyên Quang. Sự kiện được gắn với Lễ hội Trung Thu được xem là độc đáo, lớn nhất khu vực Đông Nam Á quả là rất xứng đáng.

Đêm hội Thành Tuyên đã trở thành đặc sản Du lịch nổi tiếng của Tuyên Quang, được coi là Lễ hội Trung Thu lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Cả một chặng đường dài gian nan đi tìm các nghệ nhân già sưu tầm Then, biên dịch sang tiếng phổ thông, làm phim tư liệu, đóng góp xây dựng hồ sơ đưa nghệ thuật Then lên tầm cao là Di sản của nhân loại, mong ông chia sẻ về những trải nghiệm thực tế?

- Là người con của dân tộc Tày, tuổi thơ tôi thường đi xem thâu đêm các ông Then đàn hát mỗi khi thôn, bản có đám cúng lễ, có lẽ vì thế lời Then cùng giai điệu Then đã ngấm chặt vào tôi từ đó. Cuối năm 2002, Sở VHTT Tuyên Quang thực hiện đề tài khoa học “Then Tày Tuyên Quang” trong đó có chuyên đề điều tra, thống kê số nghệ nhân Then cổ thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng. Kết quả danh sách nghệ nhân thống kê được chủ yếu ở hai huyện Chiêm Hóa và Nà Hang [Tuyên Quang] nơi có đông người Tày, Nùng cư trú, họ đều đã cao tuổi.

Hiểu được giá trị vô cùng quý báu của loại hình nghệ thuật cổ xưa này, nếu không khẩn trương tiếp xúc tìm hiểu, sưu tầm thì chắc chẳng còn cơ hội nào nữa, nhân loại sẽ vĩnh viễn mất Then. Thật may, tôi còn được tiếp xúc với các Then: Ma Văn Tăng ở xã Tân An; Hà Ngọc Vịnh, Hà Ngọc Cao, Hà Phúc Sông ở xã Xuân Quang; Ma Văn Thái ở xã Hùng Mỹ; Ma Thanh Cao ở xã Tri Phú [huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang].

Gặp được các nghệ nhân ấy tôi như nhặt được vàng, ngồi bên bếp lửa nhà sàn có cụ thức cả đêm kể về các câu truyện cổ trong các cung Then, đàn hát cho tôi nghe những khúc hát Then sâu nặng, đằm thắm, quyến rũ. Những chuyến đi điền dã như thế, chỉ “có một”, thật ấn tượng khó phai, giờ đây trong số đó, nhiều cụ đã khuất bóng.

Có lần trong chuyến ghi hình, Then trẻ Hoàng Văn Sơn say sưa diễn tới sáng, khi đó bản Nhùng, xã Năng Khả [Nà Hang] chưa có điện lưới, gia đình anh của Then Sơn đã cho dâng nước đầy bốn cái ao để chạy máy phát điện mini, điện sáng choang cả nhà xé tan màn đêm tĩnh mịch một góc bản xa xôi, Then Sơn say sưa hát để chúng tôi ghi hình, đến lúc cả bốn ao nước đều cạn trơ đáy, cá lớn thiếu nước chỉ vùng vẫy không thể bơi, đàn gà đã ra khỏi chuồng, cái đêm đầy ký ức đó làm sao có thể quên.

Sau nhiều năm đi thực tế, tiếp xúc với các nghệ nhân, chúng tôi đã có nhiều cuốn sách Then cổ được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh, trong đó có bốn bộ [tứ bách]: Bách Cốc, Bách Thú, Bách Hoa và Bách Điểu đã được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam in và xuất bản.

Tôi là người viết nội dung kịch bản cho bộ phim ca nhạc “Then Tày Tuyên Quang”. Sau đó, Trung Tâm nghe nhìn Đài PTTH Hà Nội đưa phim này tham gia Liên hoan phim toàn quốc tại TP Hồ Chí Minh [12/2002] với tên phim “Cầu thời gian” và đoạt Huy chương vàng. Hồ sơ về Then của Tuyên Quang trình Bộ Văn hóa được đánh giá rất cao, đầy đủ nhất, đáp ứng được nhiều tiêu trí về di sản văn hóa và được sử dụng rất nhiều trong tài liệu Chính phủ trình tổ chức UNESCO.

Thưa ông, để bảo vệ, gìn giữ và phát triển Di sản văn hóa Then đặc sắc của nhân loại, chúng ta cần phải có những việc làm cụ thể như thế nào?

- Giá trị to lớn của một Di sản văn hóa nhân loại đã được khẳng định, 11 tỉnh có Then phải có trách nhiệm bảo tồn, phát triển và phát huy giá trị Di sản Then, phải đưa Then trở thành món ăn tinh thần của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nói riêng, sử dụng Then hiệu quả trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh miền núi phía Bắc và trên cả nước.

Hội nhập giao lưu văn hóa với thế giới là cơ hội để quảng bá và lan tỏa nghệ thuật Then đến khắp các dân tộc trên toàn thế giới. Các cấp các ngành, những nhà quản lý, mọi người phải nhận thức Then có tính giá trị rất cao, rất sâu sắc trong đời sống sinh hoạt văn hóa của nhân dân, nhất là các đồng bào dân tộc Tày, Thái, Nùng. Then là Di sản của cả nhân loại nên cần phải rất trân quý gìn giữ, bảo tồn và chung tay phát triển.

Then nên được biên soạn thành giáo trình phù hợp để đưa vào trường học phổ thông, sâu hơn là các trường Văn hóa nghệ thuật. Chú trọng dàn dựng nhiều tiết mục Then đặc sắc cho các đoàn nghệ thuật quần chúng tại các tỉnh thành trong cả nước biểu diễn, tuyên truyền lan tỏa Di sản Then. Định kỳ tổ chức liên hoan nghệ thuật Then tại nhiều khu vực trên cả nước để Then là món ăn tinh thần in đậm vào tâm trí mỗi người, là hồn cốt trường tồn cùng các dân tộc trên thế giới.

Xin cảm ơn nghệ nhân đã dành thời gian chia sẻ!

Xuân Trường

Ngày đăng: 27/10/2018

Đền Hạ Tuyên Quang là một công trình lâu đời, có kiến trúc đẹp với nghệ thuật chạm khắc gỗ tinh xảo, tọa lạc giữa không gian u tịch, lưng tựa núi, mặt hướng ra dòng sông Lô lịch sử. Đền là nơi thờ Mẫu Thượng ngàn, là nàng Phương Dung công chúa, con gái của vua Hùng.

Di tích Đền Hạ Tuyên Quang

Tên gọi của Đền Hạ Tuyên Quang: Trải qua các thời kỳ lịch sử, Đền có các tên gọi khác nhau như: vào đời Lý gọi là đền Tam Kỳ, đời Trần có tên là đền Hiệp Thuận. Các thời này, Đền thuộc thôn Hiệp Thuận, xã Ỷ La. Đến thời hậu Lê mới có tên là Đền Hạ như ngày nay, và giữ tên chữ là “Hiệp Thuận linh từ”.


 


Truyền thuyết Đền Hạ Tuyên Quang: Tương truyền, hai công chúa được nhà vua cử đi thị sát phong tục tập quán ở địa phương, đến bến Tam Cờ thì dừng chân, đêm xuống gặp một cơn giông tố, hai công chúa đã bay về trời. Mỗi khi có mưa to gió lớn, dân làng đến cầu nguyện và thấy linh nghiệm, từ đó lập nên đền thờ này.

Các mốc lịch sử Đền Hạ Tuyên Quang: Đền được xây dựng năm 1738. Đền trải qua đợt trùng tu lớn vào năm 1878. Đến năm 1991, đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Và năm 1994, Đền Hạ tiếp tục được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cổ.

Kiến trúc Đền Hạ Tuyên Quang

Đền Hạ có kiến trúc theo lối nội công ngoại quốc, hướng chính Đông nhìn thẳng ra sông Lô. Trước sân chầu là hệ thống cổng phụ gồm bốn trụ, trên mỗi đỉnh trụ là một con phượng đắp nổi. Cạnh sân chầu là hai miếu còn gọi là Lầu Cô. Tiếp đến là Lầu Tế, thờ Đệ nhị Thượng ngàn, sau là Tam phủ thờ Đệ nhất Thượng ngàn, gian chính bố trí hình chữ tam gồm ba cung. Trong cung, trên bệ thờ đặt một bộ đỉnh, cạnh bệ thờ treo chuông, khánh...Nghệ thuật kiến trúc cổ nổi bật của đền là chạm khắc gỗ công phu. Các cột, kèo, thượng lương, cửa võng, cửa xiếp đều được chạm trổ tinh xảo, với đề tài là tứ linh và tứ quý. Trên thân cột chạm hình Long Giáng thuỷ cung. Đặc biệt những hình cây, hoa trên cửa võng mềm mại như tranh vẽ.

Giá trị nghệ thuật của các tượng thờ trong Đền Hạ Tuyên Quang cũng rất đáng chú ý. Nét mặt các pho tượng toát lên vẻ thanh tao mà uy nghiêm. Các tư thế của tay, các nếp khăn áo, các hình trang trí trên đồ thờ đều được bàn tay khéo léo của người thợ thể hiện rất sinh động.Trong Đền Hạ Tuyên Quang còn giữ được nhiều bảo vật lâu đời có giá trị nghệ thuật cao, nổi bật là quả chuông đồng, khánh cỡ lớn được đúc vào thời Lê, 3 pho tượng cổ cùng 20 đạo sắc phong của các triều Lê, Nguyễn. Nội dung các sắc phong vừa mang dấu ấn lịch sử vừa mang tính chất văn chương, ca ngợi phẩm chất cao quý và sự linh thiêng của các nương thần, phù trợ cho dân cho nước.

Lễ hội Đền Hạ Tuyên Quang

Từ ngày 11 đến 16 tháng 2 âm lịch hàng năm, lễ hội Đền Hạ ở Tuyên Quang được tổ chức uy nghi và sôi động, cầu cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt, mọi người được khoẻ mạnh. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân địa phương và khách du lịch đến tĩnh tâm, cầu mong cho một năm an lành, thuận lợi.Ngày 11 và 12 là ngày chính lễ. Từ 6 giờ sáng ngày 11, người dân và khách thập phương tập trung tại đền Ỷ La Tuyên Quang để rước bà Phương Dung công chúa ra Đền Hạ Tuyên Quang. Ngày 12, mọi người lại tề tựu đông đủ tại đền Thượng Tuyên Quang để rước bà Ngọc Lân công chúa về Đền Hạ. Hai bà sẽ gặp nhau tại Đền Hạ để cùng hợp tế.

Lễ rước Mẫu luôn có đoàn múa lân, cờ, trống, phường bát âm, tiếp đó là nhang án, kiệu bát cống kiệu võng, các bô lão cùng những người hành lễ hộ tống. Đoàn rước Mẫu đi đến đâu, người dân nô nức đến đó. Nhiều gia đình còn sắp mâm lễ, đinh tiền, nén nhang chờ đoàn rước đi qua để cầu Mẫu ban phước lộc cho gia đình.Trong đoàn người xem rước lễ, từ những cụ già 70-80, người trung niên đến các em bé cũng tự nguyện ngồi thành hàng dọc lối kiệu đi qua, để mong được chui qua kiệu Mẫu. Bởi theo người xưa quan niệm rằng, khi chui qua kiệu Mẫu, người già sẽ được sức khỏe, trẻ con hay ăn chóng lớn, người lớn ăn nên làm ra...

Sau phần lễ là phần hội với rất nhiều trò chơi dân gian như đánh tổ tôm, tam cúc, cờ tướng, ô ăn quan, chọi gà, kéo co, hát văn... kéo dài suốt ba ngày 13, 14, và 15. Đến ngày 16, mọi người cùng làm lễ hoàn cung đưa Mẫu trở về đền thờ riêng của mình, và kết thúc lễ hội Đền Hạ Tuyên Quang.


Vừa có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc vừa linh thiêng, Đền Hạ là nơi để người dân tìm về chiêm bái, một nét đẹp tâm linh của người Việt. Truyền thống của dân ta từ bao đời thờ Mẫu để nhớ về cội nguồn dân tộc, nương tựa khí thiêng sông núi, uy linh Tổ tiên, để tâm thái thêm bình yên và mạnh mẽ.

Video liên quan

Chủ Đề