Các ngân hàng thương mại chuyên doanh

Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng. Vậy đặc điểm của ngân hàng thương mại là gì?

Căn cứ pháp lý:

– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017

1. Ngân hàng thương mại là gì?

– Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng chuyên kinh doanh tiền tệ và các hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận.

– Căn cứ theo quy định pháp luật: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần.

– Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

2. Đặc điểm của ngân hàng thương mại

– Là một định chế tài chính trung gian.

– Hoạt động đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ, dịch vụ.

– Thu hút nguồn vốn trước hết bằng huy động tiền gửi, phát hành kì phiếu, trái phiếu, sau đó sử dụng nguồn vốn này thực hiện cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng. Ngoài ra còn có các dịch vụ khác: Thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh, ủy thác,…

– Thông qua hoạt động cho vay và thanh toán, hệ thống các ngân hàng thương mại có thể tạo ra lượng bút tệ, là bộ phận quan trọng trong khối cung tiền tệ của nền kinh tế, có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.

–  Ngoài ra, tổng tài sản của ngân hàng thương mại luôn là khối lượng tài sản lớn nhất trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại.

3. Chức năng của ngân hàng thương mại

Chức năng thủ quĩ:

+ Với chức năng này, ngân hàng thương mại nhận tiền gửi, giữ tiền, bảo quản tiên, thực hiện yêu cầu rút tiền, chi tiền cho khách hàng của mình là các chủ thể trong nền kinh tế. 

+ Chức năng thủ quĩ góp phần tạo ra lợi ích cho các chủ thể khác nhau: 

Đối với khách hàng, chức năng thủ quĩ giúp cho khách hàng ngoài việc đảm bảo an toàn tài sản của mình thì còn giúp sinh lời được đồng vốn tạm thời thừa. 

Đối với ngân hàng, có được nguồn vốn để ngân hàng thực hiện chức năng tín dụng và là cơ sở để ngân hàng thực hiện được chức năng trung gian thanh toán. 

Đối với nền kinh tế, chức năng thủ quĩ khuyến khích tích luĩ trong xã hội đồng thời tập trung nguồn vốn tạm thời thừa để phục vụ phát triển kinh tế.

Chức năng trung gian thanh toán

+ Chức năng này, ngân hàng thương mại thay mặt khách hàng trích tiền trên tài khoản trả cho người thụ hưởng hoặc nhận tiền vào tài khoản.

+ Chức năng này đem lại lợi ích: 

Đối với khách hàng hàng,  thanh toán một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.

Đối với ngân hàng, tạo điều kiện thu hút nguồn vốn tiền gửi thông qua cung ứng một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có chất lượng cao. 

Đối với nền kinh tế, chức năng này lưu thông hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả quá trình tái sản xuất xã hội, đồng thời nó cũng giúp làm giảm khối lượng tiền mặt dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt.

Chức năng trung gian tín dụng

+ Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn.

+ Chức năng này đem lại lợi ích cho các chủ thể như sau: 

Đối với khách hàng, là người gửi tiền, họ sẽ thu lợi từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình dưới hình thức tiền lãi, an toàn tiền gửi, tiện ích. Với người đi vay, giúp cho các chủ thể trong nền kinh tế thoả mãn cầu vốn tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời tiết kiệm chi phí, thời gian, tiện lợi, an toàn và hợp pháp. 

Đối với ngân hàng, chức năng này là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển ngân hàng thông qua lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, đồng thời nó là cơ sở để ngân hàng thương mại tạo bút tệ góp phần tăng qui mô tín dụng cho nền kinh tế. 

Đối với nền kinh tế, chức năng này giúp điều hoà vốn tiền tệ từ nơi tạm thời dư thừa đến nơi tạm thời thiếu hụt góp phần phát triển sản xuất kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

>>>Xem thêm Hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động ngoại hối của ngân hàng thương mại

Để có thể phát triển hơn trong lĩnh vực ngân hàng, bạn sẽ cần có các nghiệp vụ ngân hàng tốt. Vậy, nghiệp vụ ngân hàng là gì? Bạn cần nắm rõ những nghiệp vụ ngân hàng nào? Hãy cùng tham khảo ngay 6 nghiệp vụ ngân hàng bạn cần biết được TopCV tổng hợp ngay sau đây.

Bạn có biết nghiệp vụ ngân hàng là gì?

Nghiệp vụ ngân hàng là các kỹ năng liên quan đến trình độ chuyên môn để thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động của ngân hàng.

Đối với các nhân viên ngân hàng, nghiệp vụ ngân hàng là điều quan trọng mà mỗi nhân sự cần có. Nghiệp vụ này sẽ xoay quanh các hoạt động như kinh doanh, giao dịch, đầu tư tiền tệ, chi phí, tài chính,… của ngân hàng.

Nghiệp vụ ngân hàng là các kỹ năng chuyên môn liên quan đến hoạt động của ngân hàng

Những nghiệp vụ ngân hàng thương mại bạn cần nắm rõ

Đối với các ngân hàng thương mại, hoạt động chính của họ là kinh doanh tiền tệ. Vì vậy, về cơ bản ngân hàng thương mại cũng giống như các doanh nghiệp kinh doanh thương mại.

Để làm việc trong các ngân hàng thương mại, bạn sẽ cần nắm 6 nghiệp vụ ngân hàng sau đây.

Nghiệp vụ tài sản nợ, huy động vốn

Đây là nghiệp vụ phổ biến trong hoạt động ngân hàng thương mại. Nghiệp vụ này phản ánh qua nguồn vốn. Được thể hiện chi tiết qua nguồn vốn của ngân hàng. Nguồn vốn sẽ bao gồm vốn tự có và nguồn vốn được coi là tự có. Cụ thể như sau:

  • Vốn tự có: Bao gồm vốn điều lệ của ngân hàng hay là nguồn vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, có khi ngân hàng được hình thành, thành lập. Nguồn vốn điều lệ sẽ được ngân hàng sử dụng để mua thiết bị, tài sản cùng một số hoạt động khác. Ngoài ra, vốn tự có sẽ có thêm nguồn quỹ dự trữ, là nguồn vốn do hoạt động phát sinh lợi nhuận ròng hàng tháng của ngân hàng.
  • Vốn được coi là tự có: Là khoản vốn nhàn rỗi tạm thời của ngân hàng, được sử dụng để chi tiêu cho các khoản mục tạm thời.

Nghiệp vụ nhận tiền gửi

Nhận tiền gửi cũng là một nghiệp vụ ngân hàng cơ bản bạn nên biết. Hiện nay có khá nhiều ngân hàng đang quan tâm đến nghiệp vụ này của nhân viên. Ngân hàng thường sẽ nhận tiền gửi từ doanh nghiệp, cá nhân hoặc các tổ chức khác, sau đó sẽ trả lãi, gốc khi những khoản tiền gửi này được yêu cầu rút tiền.

Nhận tiền gửi cũng là một nghiệp vụ ngân hàng cơ bản bạn nên biết

Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng

Hầu hết, các ngân hàng hiện nay đều có nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động này sẽ được sử dụng vào mục đích cho vay để tăng lợi nhuận. Hay là hình thức tín dụng của ngân hàng. Do đó, nhân viên sẽ cần có nghiệp vụ ngân hàng về tín dụng để thực hiện, làm việc liên quan đến mảng này.

Các nghiệp vụ tín dụng sẽ liên quan đến các tính chất, hình thức của khoản vay, được chia thành:

Căn cứ vào mục đích

Căn cứ vào mục đích sẽ bao gồm:

  • Cho vay thương mại, công nghiệp: Các khoản vay ngắn hạn, bổ sung vốn cho doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ hoặc công nghiệp.
  • Cho vay thuê mua.
  • Cho vay nông nghiệp.
  • Cho vay liên quan đến bất động sản.

Căn cứ vào thời điểm

  • Cho vay ngắn hạn dưới 12 tháng: Thường được cho vay với mục đích hỗ trợ thiếu hụt vốn lưu động cho doanh nghiệp.
  • Cho vay trung hạn từ 1 đến 3 năm: Thường được sử dụng cho vay với mục đích đầu tư, mua sắm các loại tài sản cố định.
  • Cho vay dài hạn tối thiểu 3 năm: Cho vay với mục đích xây nhà, đầu tư lớn.

Căn cứ vào hình thái giá trị

  • Cho vay bằng tiền: Là hình thái cho vay bằng tiền mặt.
  • Cho vay bằng tài sản: Cho vay bằng hình thái là một tài sản cố định.

Căn cứ vào mức độ uy tín của người vay

  • Cho vay thế chấp: Là hình thức khách hàng cầm cố tài sản, nhà cửa,… có giá trị để nhận khoản vay.
  • Cho vay tín chấp: Vay dựa vào uy tín cá nhân, thủ tục khá đơn giản.

Căn cứ vào phương pháp hoàn trả

  • Vay trả góp: Khách hàng sẽ lựa chọn trả góp khoản vay theo thời gian nhất định.
  • Vay trả một lần: Khách hàng hoàn trả khoản vay và lãi suất với cuối thời gian vay.

Nghiệp vụ đầu tư

Ngoài các nghiệp vụ trên, ngân hàng cũng sẽ thực hiện đầu tư như mua bán chứng khoán. Nghiệp vụ ngân hàng liên quan đến đầu tư sẽ giúp bạn có thể hiểu và giúp ngân hàng có lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư.

Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại

Nghiệp vụ ngân hàng kinh doanh đối ngoại là nghiệp vụ liên quan đến các hoạt động mua bán ngoại tệ, huy động các nguồn vốn ngoại tệ để giúp ngân hàng có thể đầu tư và cho vay để thu về lợi nhuận.

Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại có liên quan đến hoạt động tài chính tiền tệ

Một số nghiệp vụ khác

Ngoài những nghiệp vụ trên, sẽ có một số nghiệp vụ ngân hàng khác liên các đến các hoạt động như:

  • Dịch vụ chuyển tiền: Ngân hàng thực hiện các lệnh chuyển tiền cho khách hàng theo yêu cầu.
  • Dịch vụ thu, chi của ngân hàng: Thực hiện ủy nhiệm chi hoặc ủy nhiệm thu.
  • Dịch vụ ủy thác: Thực hiện các ủy thác như chuyển giao tài sản, bảo quản vàng bạc, bảo quản giấy tờ.
  • Dịch vụ mua bán hộ: Thực hiện mua bán trái phiếu, chứng khoán theo ủy nhiệm của khách hàng.

Tạm kết

Hy vọng với các nghiệp vụ ngân hàng được TopCV chia sẻ, bạn sẽ hiểu hơn về lĩnh vực này và lựa chọn được hướng phát triển phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các việc làm liên quan đến lĩnh vực ngân hàng trên TopCV với mức lương hấp dẫn nhé.

>> Tạo CV chuẩn, độc, lạ để ứng tuyển vào những việc làm lương cao

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Bản quyền nội dung thuộc về TopCV.vn, được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA.
Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.

Video liên quan

Chủ Đề